Ai Cập kêu gọi thiết lập cơ chế trao đổi lúa mì và phân bón giữa các nước châu Phi
Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mohamed Maait ngày 13/10 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thiết lập một cơ chế linh hoạt cho hoạt động trao đổi các hàng hóa cơ bản giữa các quốc gia châu Phi, đặc biệt là lúa mì và phân bón, nhằm tối đa hóa năng lực của các nền kinh tế châu Phi.
Theo truyền thông Ai Cập, ông Maait đã đưa ra phát biểu trên tại cuộc họp với các bộ trưởng tài chính châu Phi, với sự tham dự của đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Phi, bên lề các cuộc họp của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington (Mỹ). Ông Maait cho rằng việc tăng cường trao đổi thương mại nội khối và nâng cao khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế ở châu Phi sẽ đảm bảo sự gắn kết và khả năng phục hồi của các nền kinh tế trong khu vực trước các cuộc khủng hoảng khác nhau.
Bộ trưởng Tài chính Ai Cập nói thêm việc thiết lập một cơ chế cho các chuỗi cung ứng của châu Phi là cần thiết để đưa châu lục trở thành một trung tâm lương thực, cho phép các quốc gia châu Phi xuất khẩu các sản phẩm của mình sang tất cả các nước trên thế giới. Ông Maait cũng nêu bật sự cần thiết phải đạt được an ninh lương thực ở châu Phi, coi đây là một ưu tiên cấp bách của châu lục. Theo ông, điều này đòi hỏi tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên sẵn có của châu lục và mở rộng các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
Video đang HOT
Người đứng đầu Bộ Tài chính Ai Cập cho rằng các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc xung đột hiện nay ở châu Âu, đồng thời lưu ý hậu quả của nó là rất phức tạp. Ông Maait nói thêm các cuộc khủng hoảng liên tiếp, bắt đầu từ đại dịch COVID-19 đến cuộc khủng hoảng Ukraine, đã gây ra làn sóng lạm phát toàn cầu tồi tệ, dẫn đến sự leo thang giá cả của các mặt hàng cơ bản và nhiên liệu, do gián đoạn chuỗi cung ứng và chi phí tăng vọt. Các quốc gia châu Phi cần phải trao đổi ý tưởng, tầm nhìn và kinh nghiệm để đạt được các giải pháp linh hoạt nhằm đa dạng hóa các nguồn tài chính và thu hút nhiều vốn đầu tư hơn để thúc đẩy sản xuất và đạt các mục tiêu kinh tế và phát triển ở các nước châu Phi.
Ông Maait cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc tế để giúp các nước đang phát triển, các quốc gia châu Phi và các nền kinh tế mới nổi giảm gánh nặng nợ nần, cũng như cung cấp các cơ hội tài chính thích hợp cho họ.
Nỗ lực mới của IMF nhằm giúp thế giới ứng phó với khủng hoảng lương thực
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 30/9 đã cảnh báo cuộc chiến tại Ukraine đã làm gián đoạn dòng chảy ngũ cốc và phân bón, dẫn đến cuộc khủng hoảng an ninh lương thực tồi tệ nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 với khoảng 345 triệu người đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đói tới mức đe dọa tính mạng của họ.
Người tị nạn nhận lương thực cứu trợ tại Gondar, Ethiopia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cùng ngày, IMF cũng đã thông qua một cơ chế cho vay khẩn cấp mới nhằm hỗ trợ các nước đang đối mặt với tình trạng "mất an ninh lương thực nghiêm trọng", khi giá cả tăng cao trên toàn cầu.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva nhấn mạnh những cú sốc khí hậu, xung đột và đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất và phân phối lương thực, khiến giá mặt hàng này tăng cao. Song cuộc xung đột tại Ukraine còn đẩy giá lương thực và phân bón tăng cao hơn nữa. Hệ quả là một cuộc khủng hoảng lương thực đang lan rộng trên toàn cầu, khiến cuộc sống và sinh kế của 345 triệu người bị đe dọa do tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng.
Một tài liệu nghiên cứu mới công bố của IMF ước tính rằng 48 quốc gia dễ tổn thương nhất do tình trạng thiếu lương thực phải đối mặt với việc các hóa đơn nhập khẩu của họ tăng tổng cộng thêm 9 tỷ USD vào năm 2022 và 2023, do giá thực phẩm và phân bón tăng đột ngột. Điều này sẽ làm xói mòn nguồn dự trữ ở nhiều quốc gia gặp nhiều khó khăn, vốn đã phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về cán cân thanh toán do đại dịch COVID-19 và chi phí năng lượng tăng cao.
IMF cũng kêu gọi các nước loại bỏ các lệnh cấm xuất khẩu lương thực và các biện pháp bảo hộ khác. Tổ chức tài chính trích dẫn nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) rằng những biện pháp này góp phần tới 9% vào mức tăng giá lúa mì thế giới.
Theo IMF, sự cải thiện trong sản xuất và phân phối cây trồng, bao gồm cả việc tăng cường tài trợ cho các hoạt động thương mại trong ngành nông nghiệp cũng là yếu tố quan trọng để giải quyết cú sốc giá lương thực hiện nay. Tổ chức này nói thêm những khoản đầu tư nhằm giúp ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao khả năng quản lý nước và bảo về cây trồng cũng cần thiết để các nước đối phó với hạn hán và các hiện tượng khí hậu khó lường khác.
Về Cơ chế chống sốc lương thực (Food Shock Window) mới ra mắt, bà Georgieva nêu rõ cơ chế cho vay trên sẽ nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tài chính khẩn cấp, giúp người dân tại các quốc gia dễ tổn thương ứng phó với một trong những cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất.
Cơ chế cho vay mới nêu trên là một phần thuộc hai chương trình viện trợ khẩn cấp do IMF thiết lập, nhằm giúp các quốc gia ứng phó với những tác động của đại dịch COVID-19. Chúng bao gồm Công cụ tín dụng nhanh (Rapid Credit Facility) cho các quốc gia nghèo nhất vay không lãi suất với kỳ hạn lên tới 10 năm, bên cạnh Công cụ Hỗ trợ tài chính nhanh (Rapid Financing Instrument) cho các nước giàu hơn vay và phải hoàn trả trong thời gian tối đa 5 năm.
Tổng Giám đốc Georgieva cho hay cơ chế cho vay mới có thể được sử dụng tại những nơi mà các khoản tài trợ và những khoản cho vay ưu đãi của các đối tác không đủ, hoặc không thể thực hiện được chương trình do IMF hỗ trợ.
Ai Cập nêu các ưu tiên tại COP27 Phát biểu tại Khóa họp 77 Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ), ngày 24/9, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry đã nêu bật các ưu tiên của nước này với tư cách là nước chủ nhà và Chủ tịch của Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về về biến đổi khí hậu (COP27),...