Ai Cập hậu đảo chính: Chia rẽ và bạo lực
Sau cuộc đảo chính do quân đội tiến hành tại Ai Cập, đất nước này lại chìm trong chia rẽ và bạo lực với những cuộc đụng độ các phe biểu tình.
Ít nhất 24 người thiệt mạng và 200 người bị thương trên khắp Ai Cập khi những người Hồi giáo phản đối cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Morsi đổ ra đường biểu tình và đụng độ dữ dội với những người phản đối ông Morsi, buộc quân đội phải điều xe thiết giáp đến can thiệp.
Tại thị trấn El Arish, 5 cảnh sát đã bị bắn hạ, và hiện chưa rõ vụ tấn công này có liên quan đến cuộc lật đổ ông Morsi hay không, trong khi những người Hồi giáo theo đường lối cứng rắn đe dọa sẽ phản công.
Đụng độ dữ dội giữa những người biểu tình tại thủ đô Cairo
Vị Tổng thống dân bầu đầu tiên của Ai Cập sau phong trào nổi dậy Mùa xuân Arab năm 2011 đã bị quân đội lật đổ hôm thứ Tư. Quân đội Ai Cập đã đưa Chánh án tòa án hiến pháp lên làm Tổng thống lâm thời và sẽ lựa chọn Thủ tướng mới vào ngày thứ Bảy.
Sau cuộc đảo chính, nhà chức trách Ai Cập đã mở cuộc điều tra đối với ông Morsi và 8 lãnh đạo cấp cao khác của phong trào Anh em Hồi giáo, đồng thời ra lệnh bắt 300 quan chức khác của phong trào này, trong đó có lãnh tụ tối cao Mohammed Badie với cáo buộc ra lệnh sát hại người biểu tình bên ngoài trụ sở Anh em Hồi giáo hôm Chủ nhật.
Cuộc đảo chính này được nhiều người dân Ai Cập hân hoan chào đón, tuy nhiên không ít người tỏ ra lo sợ về sự quay trở lại của chế độ đàn áp người Hồi giáo vốn kéo dài ở Ai Cập vốn bị giới quân sự thống trị chính trường trong thời gian dài.
Video đang HOT
Trực thăng quân sự tuần tra gần dinh Tổng thống
Điều này đã làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng ở Ai Cập. Phong trào Anh em Hồi giáo ủng hộ ông Morsi nói rằng họ không muốn dính dáng gì tới kế hoạch chuyển tiếp nhằm tổ chức bầu cử sớm của quân đội.
Tuy nhiên lộ trình này của quân đội không đề cập đến thời gian tổ chức bầu cử, khiến cho nền chính trị nước này càng thêm bất trắc trong bối cảnh người dân Ai Cập lo sợ tình trạng bạo lực sẽ chia rẽ đất nước ngày càng sâu sắc hơn.
Hàng chục ngàn người diễu hành trên khắp cả nước hưởng ứng lời kêu gọi “Ngày Thịnh nộ” của phong trào Anh em Hồi giáo phản đối cuộc đảo chính và chính phủ lâm thời do quân đội dựng lên nhằm chuẩn bị cho các cuộc bầu cử mới.
Đến đêm, những cuộc đụng độ nổ ra giữa người biểu tình chống Morsi và những người ủng hộ Anh em Hồi giáo nổ ra dữ dội tại khu vực giữa quảng trường Tahrir và đài truyền hình quốc gia. Hàng trăm thanh niên của hai bên lao vào ẩu đả với nhau trên chiếc cầu lớn bắc quan sông Nile.
Quân đội Ai Cập phải điều xe thiết giáp để dẹp bạo lực
Đã có những tiếng súng nổ và những màn ném đá qua lại giữa hai bên, người biểu tình dựng lá chắn để tiếp tục “chiến đấu”. Bạo lực chỉ kết thúc sau 3 giờ đồng hồ khi xe thiết giáp của quân đội được điều đến và án ngữ trên chiếc cầu ngăn chặn cả hai phe.
Theo Khampha
Ai Cập: Quân đội cho phép biểu tình hòa bình
Quân đội Ai Cập tuyên bố sẽ cho phép những người đối lập biểu tình hòa bình sau khi quân đội tổ chức đảo chính lật đổ Tổng thống Morsi.
Quân đội Ai Cập vừa thông báo sẽ đảm bảo quyền biểu tình hòa bình cho người dân trong bối cảnh những người ủng hộ phong trào Huynh đệ Hồi giáo dự định tổ chức một cuộc tuần hành vào ngày thứ Sáu (giờ địa phương) sau khi quân đội Ai Cập đảo chính lật đổ Tổng thống Morsi.
Nhà lãnh đạo lâm thời Adly Mahmud Mansour, Chánh án Tòa án Hiến pháp Ai Cập đã cam kết sẽ tổ chức bầu cử thuận theo "ý nguyện thật sự của người dân".
Binh lính và xe thiết giáp canh gác trên các đường phố Ai Cập
Hiện ông Morsi cùng các nhân vật cấp cao của Huynh đệ Hồi giáo đang bị quân đội giam giữ, đồng thời quân đội cũng đã phát lệnh bắt khoảng 300 thành viên khác của Huynh đệ Hồi giáo. Tổ chức này tuyên bố không hợp tác với chế độ mới do quân đội dựng lên và yêu cầu phải trả tự do ngay lập tức cho ông Morsi cùng những người khác.
Trong một tuyên bố trên Facebook, Tư lệnh quân đội Ai Cập tuyên bố quân đội sẽ không áp dụng "các biện pháp chuyên chế chống lại bất cứ phe phái chính trị nào" và sẽ đảm bỏ quyền biểu tình miễn là không đe dọa đến an ninh quốc gia.
Tuyên bố này cho biết: "Biểu tình hòa bình và tự do ngôn luận là những quyền được đảm bảo cho mọi người, đó là một trong những điều quan trọng nhất mà người dân Ai Cập đạt được trong cuộc cách mạng vinh quang này."
Quân đội cho phép Huynh đệ Hồi giáo biểu tình hòa bình
Quân đội Ai Cập cho biết họ lật đổ Tổng thống Morsi, vị Tổng thống dân cử đầu tiên của đất nước này, vì ông "không đáp ứng được các yêu cầu của người dân", tuy nhiên họ không nêu rõ các yêu cầu đó là gì.
Sau cuộc đảo chính này, liên minh các đảng Hồi giáo đã kêu gọi tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn để phản đối hành động đảo chính của quân đội.
Đã có một số thông tin rằng người ủng hộ ông Morsi ở một thị trấn phía bắc Cairo đã bị đánh đập dã man, một dấu hiệu cho thấy nguy cơ đối đầu tiềm tàng đầy nguy hiểm ở đất nước này.
Theo Khampha
Quân đội Ai Cập không nắm quyền sau đảo chính Quân đội Ai Cập tuyên bố đứng ngoài chính trị và sẽ không nắm quyền sau khi đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi. Ngày 3/7, Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự, và các lực lượng an ninh đã cấm ông ra nước ngoài, bắt giữ một loạt các quan chức...