Ai Cập đặt hội Huynh đệ Hồi giáo ra ngoài vòng pháp luật
Một tòa án Ai Cập hôm 23.9 đã cấm hội Huynh đệ Hồi giáo của cựu Tổng thống Mohamed Morsi hoạt động, ra lệnh tịch thu ngân quỹ và đóng băng tài sản của tổ chức này.
Các thành viên của Huynh đệ Hồi giáo – Ảnh: Reuters
Theo Reuters, phán quyết được đưa ra sau khi một luật sư thuộc đảng cánh tả Tagammu đệ đơn yêu cầu đặt Huynh đệ Hồi giáo ra ngoài vòng pháp luật trên cơ sở bảo vệ người dân Ai Cập khỏi bạo lực.
Thẩm phán Mohammed al-Sayed cũng ra lệnh cho chính quyền tịch thu các nguồn quỹ của Huynh đệ Hồi giáo và quản lý các tài sản bị đóng băng.
Phán quyết không đề cập cụ thể đến hoạt động của đảng Tự do và Công lý, cánh chính trị của Huynh đệ Hồi giáo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, người phát ngôn của đảng Tự do và Công lý Hamza Zawbaa nói đảng này sẽ bác bỏ phán quyết và kháng cáo.
“Những gì xảy ra với Huynh đệ Hồi giáo thể hiện sự quay trở lại của nhà nước cảnh sát sau khi nhà nước này bị lật đổ trong cuộc cách mạng ngày 25.1″, ông Zawbaa đề cập đến cuộc cách mạng lật đổ chế độ của cựu Tổng thống Hosni Mubarak vào năm 2011.
Tại Washington, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói hiện không rõ phán quyết sẽ được thực thi như thế nào và chính quyền Mỹ vẫn đang tìm hiểu thông tin.
Người phát ngôn Jen Psaki khẳng định Mỹ muốn chứng kiến tiến trình chính trị toàn diện với sự tham gia của mọi người dân Ai Cập.
“Mọi đảng phái nên tránh các động thái làm xói mòn tiến trình này”, bà Psaki nói.
Hàng trăm thành viên của Huynh đệ Hồi giáo đã thiệt mạng và hàng ngàn người bị bắt từ khi quân đội Ai Cập phế truất ông Morsi vào tháng 7.
Theo Reuters, phán quyết trên có thể buộc Huynh đệ Hồi giáo phải quay trở lại hoạt động ngầm, đặc biệt khi sự ủng hộ của công chúng với tổ chức này đã suy giảm.
Quyết định cũng mở ra khả năng một số thành viên của Huynh đệ Hồi giáo mất niềm tin vào hoạt động phản kháng ôn hòa và quyết định vũ trang để chống lại chính phủ, theo Reuters.
Theo TNO
Nga chấp thuận đưa việc sử dụng vũ lực vào nghị quyết về Syria
Một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA) về Syria có thể đề cập đến Chương 7 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, vốn cho phép sử dụng vũ lực hoặc các biện pháp trừng phạt cứng rắn, theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov (trái) gặp Tổng thống Syria Bashar al-Assad ở Damascus hôm 18.9 - Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, ông Ryabkov khẳng định Chương 7 chỉ được đề cập đến như một biện pháp có thể viện đến nếu thỏa thuận về vũ khí hóa học Syria bị vi phạm.
"Chương 7 chỉ có thể được đề cập như là một yếu tố trong các biện pháp chống lại những bên vi phạm... nếu có việc từ chối hợp tác và thực hiện nghĩa vụ hoặc nếu có ai đó, bất luận là bên nào, sử dụng vũ khí hóa học", hãng Interfax trích phát biểu của ông Ryabkov.
Ông Ryabkov cũng bày tỏ sự hài lòng trước việc các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc sẽ trở lại Damascus vào ngày mai, 25.9, để điều tra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở gần Damascus trong tháng 8.
Sơn Duân
Theo TNO
Hiểm họa tin tặc đánh thuê Sẵn sàng tấn công bất cứ mục tiêu nào cho mọi đối tượng khách hàng, những tay "sát thủ ảo" đang là mối nguy mới trong thế giới số. Nhiều nhóm tin tặc, từ "cò con" đến có tổ chức, chuyên nhận tiền để đánh phá mọi mục tiêu - Nguồn: Reurters Hồi năm 2010, tỉ phú người Kuwait Bassam Alghanim tá hỏa...