Ai Cập có thể hoãn trưng cầu dân ý về dự thảo hiến pháp
Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi có thể sẽ phải chấp nhận hoãn cuộc trưng cầu dân ý về dự thảo Hiến pháp mới, sau khi phe đối lập vẫn đẩy mạnh biểu tình và kiên quyết từ chối đối thoại với chính quyền.
Biển người biểu tình vẫn tiếp tục đổ về Phủ Tổng thống bất chấp sự hiện diện của xe tăng và xe bọc thép quân đội.
Phó Tổng thống Ai Cập Mahmud Mekki hôm qua cho biết cuộc trưng cầu dân ý có thể được hoãn lại nếu quyết định này không gây ra bất kỳ hậu quả pháp lý nào.
“Tổng thống Morsi có thể chấp nhận hoãn cuộc trưng cầu dân ý về dự thảo Hiến pháp mà phe đối lập còn đang tranh cãi nếu quyết định đó không để lại hậu quả pháp lý nào”, Phó Tổng thống Mekki thông báo.
Đây là lần đầu tiên chính phủ của Tổng thống Morsi để ngỏ khả năng hoãn tiến hành trưng cầu dân ý về bản dự thảo Hiến pháp được 85/100 thành viên Hội đồng Lập hiến thông qua đêm 29/11 và được trình lên tổng thống ngay sau đó.
Theo luật định, Ai Cập phải tiến thành trưng cầu dân ý về văn kiện này trong vòng 2 tuần kể từ khi chính thức được trình lên Tổng thống. Vì vậy, Tổng thống Morsi chỉ có thể cân nhắc hoãn trưng cầu dân ý một khi được phe đối lập chấp thuận.
Video đang HOT
“Tổng thống Morsi sẽ cân nhắc hoãn trưng cầu dân ý nếu phe đối lập bảo đảm không thách thức động thái này”, Phó Tổng thống Mekki nói.
Trước đó, bất chấp các cuộc biểu tình rầm rộ của phe đối lập và các nhân viên ngành tư pháp, Tổng thống Morsi vẫn kiên quyết yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 15/12, động thái có thể đem lại cho ông quyền lực sâu rộng vượt trên cả quyền phát xét của ngành tư pháp.
Tuy nhiên những diễn biến mới nhất trong vài ngày qua, đặc biệt là các cuộc đụng độ xảy ra ngay trước Phủ Tổng thống buộc quân đội phải điều xe tăng án ngữ và việc phe đối lập kiên quyết từ chối đối thoại với Tổng thống Moris, đã khiến vị Tổng thống dân cử đầu tiên của Ai Cập thời hậu Hosni Mubarack phải thay đổi quyết định.
Trong động thái mới nhất, tối qua, hơn 10.000 người biểu tình đã tập trung quanh Phủ Tổng thống tiếp tục đòi ông Morsi từ chức. Những người biểu tình còn vượt hàng rào thép gai và các xe tăng của quân đội để tìm cách vào bên trong tòa nhà nhưng bị hàng rào binh sĩ chặn lại.
Trong khi đó, Mặt trận Cứu quốc (NSF) Ai Cập – một liên minh đối lập mới thành lập gần đây gồm các nhân vật tự do và cánh tả – đã chính thức từ chối đề xuất đối thoại của Tổng thống Morsi, mà theo kế hoạch sẽ được tiến hành trong ngày hôm nay.
“NSF không chấp nhận đối thoại với Tổng thống Morsi. Những phát biểu của ông không đáp ứng đầy đủ nguyện vọng của người dân Ai Cập và chối bỏ sự thật về sự dính líu của tổ chức Anh em Hồi giáo trong các vụ tấn công mới đây nhằm vào người biểu tình trước Phủ Tổng thống”, hãng tin trực tuyến Ahram dẫn nguồn của phe đối lập cho biết.
Hôm 5/12, đụng độ đã xảy ra giữa những người biểu tình và ủng hộ Tổng thống Morsi ngay trước Phủ Tổng thống làm ít nhất 7 người thiệt mạng, hơn 640 người bị thương và buộc ông Morsi phải rời khỏi dinh thự.
Theo Dantri
Tổng thống Ai Cập cam kết từ bỏ đặc quyền
Tổng thống Mohamed Morsi tuyên bố sẽ từ bỏ các đặc quyền mới của mình ngay khi Ai Cập có một bản Hiến pháp mới.
Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi
Trả lời phỏng vấn Tạp chí Time của Mỹ, Tổng thống Morsi khẳng định, bản Tuyên bố Hiến pháp được ông ban hành hôm 22/11 sẽ ngay lập tức vô hiệu lực sau khi Ai Cập có Hiến pháp mới.
Ông cho biết, sẽ mất khoảng 2 tháng để soạn thảo và xem xét bản Hiến pháp mới trước khi đưa ra trưng cầu ý dân.
Tổng thống Morsi nhấn mạnh rằng, trọng trách của ông là chèo lái đất nước vượt qua thời kỳ quá độ hiện nay và bác bỏ những chỉ trích về việc ông thâu tóm quyền lực.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều tòa án cấp cao của Ai Cập đã đình công để chờ một phán quyết về tính hợp pháp của Tuyên bố Hiến pháp.
Trong khi đó, các cuộc biểu tình quy mô lớn trên toàn quốc phản đối Tuyên bố Hiến pháp của Tổng thống Morsi đã bước sang ngày thứ 6 mà chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Hai người đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương do xung đột trong các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp nước này từ tuần trước.
Theo Tuyên bố Hiến pháp, các cơ quan tư pháp không có quyền phủ quyết, bãi bỏ hoặc sửa đổi bất cứ điều luật, tuyên bố hay sắc lệnh nào do Tổng thống Morsi ban hành kể từ ngày 30/6.
Đến khi Hiến pháp mới được thông qua và Quốc hội mới được bầu ra, bản Tuyên bố Hiến pháp trên mới vô hiệu lực.
Theo hãng tin chính thức của Ai Cập MENA, ngày 28/11, Hội đồng Hiến pháp nước này đã hoàn tất các cuộc thảo luận về dự thảo Hiến pháp.
Tổng Thư ký Hội đồng Hiến pháp Amr Darrag cho biết, Hội đồng sẽ bỏ phiếu về bản dự thảo cuối cùng này vào cuối ngày 29/11 và trình bản dự thảo được thông qua lên Tổng thống Morsi.
Dự kiến, trong bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình ngày 29/11, Tổng thống Morsi sẽ giải thích lý do ban hành Tuyên bố Hiến pháp gây tranh cãi và kêu gọi sự thống nhất của quốc gia.
Theo Tinngan
Tổng thống Ai Cập xuống thang trong cuộc đối đầu với ngành tư pháp Áp lực từ làn sóng biểu tình rầm rộ toàn quốc đã buộc Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi và ngành tư pháp nước này chấp nhận thỏa hiệp nhằm chuyển hướng cuộc khủng hoảng chính trị toàn diện có thể xảy ra. Làn sóng biểu tình phản đối tổng thống tự cho ông quyền hạn gần như tuyệt đối đã bước sang...