Ai Cập cảnh giác cao độ khi mực nước biển ở Địa Trung Hải rút nhanh
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, chính quyền Ai Cập ngày 23/7 đã đặt 6 tỉnh lớn dọc bờ Địa Trung Hải trong tình trạng báo động cao sau khi mực nước ở vùng biển này suy giảm mạnh, giữa lúc các thông tin về một trận động đất mạnh có thể xảy ra trong khu vực được lan truyền trên mạng xã hội, làm dấy lên mối lo ngại trong dân chúng.
Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Phát triển Địa phương Ai Cập Manal Awad ngày 23/7, thống đốc các tỉnh Alexandria, Port Said, Dakahlia, Kafr El-Sheikh, Damietta và Beheira đã nhận được chỉ thị từ chính phủ thành lập một ban điều hành để theo dõi các thông tin cập nhật và điều phối các biện pháp cần thiết. Sáu tỉnh này cũng được hướng dẫn phối hợp với các đơn vị cứu hộ ở địa phương và thực hiện các hành động thích hợp trong trường hợp nước biển giảm mạnh.
Ông Frank Hoogerbeets, nhà địa chấn học nổi tiếng người Hà Lan đồng thời là Chủ tịch Cơ quan Khảo sát Hình học Hệ Mặt trời (SSGEOS) tại Hà Lan, lần đầu tiên nói về khả năng sắp xảy ra một trận động đất ở khu vực Đông Địa Trung Hải. Trong thông báo đăng tải trên Facebook cá nhân, ông Hoogerbeets cảnh báo về khả năng xảy ra “rung lắc mạnh hơn” ở Địa Trung Hải. Cảnh báo của ông được đưa ra sau một số trận động đất mạnh hơn 4 độ tấn công các quốc gia Địa Trung Hải gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Gruzia, Iran và Hy Lạp vào tuần trước. Không có thương vong hoặc thiệt hại đáng kể nào được báo cáo trong các trận động đất này. Ông Hoogerbeets, người đã dự báo trận động đất kinh hoàng tấn công Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hồi tháng 2/2023, đã chia sẻ một bản đồ, trong đó nêu rõ Biển Crete là khu vực có khả năng ghi nhận hoạt động địa chấn đáng kể. Ông đã đề cập đến trận động đất lịch sử có cường độ 8,6 và gây ra sóng thần hủy diệt vào năm 365 sau Công Nguyên. Trận động đất này đã ảnh hưởng đến toàn bộ lưu vực Đông Địa Trung Hải của Ai Cập, bao gồm tỉnh Alexandria, đồng bằng sông Nile và các vùng ven biển khác, khiến hàng nghìn người thiệt mạng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đáp lại những thông tin nói trên, Viện Nghiên cứu Thiên văn và Địa vật lý Quốc gia Ai Cập (NRIAG) ngày 23/7 đưa ra tuyên bố bác bỏ mọi hoạt động địa chấn bất thường ở Địa Trung Hải. NRIAG cho biết các trạm giám sát của cơ quan này trên khắp Ai Cập, bao gồm cả khu vực ven Địa Trung Hải, không ghi nhận bất kỳ hoạt động địa chấn bất thường nào. NRIAG kêu gọi người dân không tin vào các tin đồn, đồng thời cam kết sẽ cung cấp các thông tin cập nhật trong trường hợp có bất kỳ thay đổi nào về hoạt động địa chấn ở Ai Cập và Địa Trung Hải.
Hoạt động địa chấn, bao gồm động đất và sóng thần, thường xuyên xảy ra ở khu vực Địa Trung Hải, nhưng Ai Cập hiếm khi ghi nhận các hiện tượng này.
Theo trang Worlddata.info, Ai Cập chỉ ghi nhận ba trận sóng thần kể từ năm 365 sau Công nguyên. Đáng chú ý, một trận động đất lớn và nghiêm trọng đã xảy ra ở Vịnh Aqaba, thuộc phía Bắc Biển Đỏ, vào ngày 22/11/1995. Tuy nhiên, trận động đất chỉ gây ra một trận sóng thần nhỏ ảnh hưởng đến cảng Nuweiba cũng như các bãi biển Eilat và Aqaba của Ai Cập.
Một quan chức của Viện Hải dương học và Thủy sản Quốc gia Ai Cập giải thích sự suy thoái nước biển hiện nay ở một số thành phố ven biển của Ai Cập là hiện tượng bình thường liên quan đến hoạt động địa chấn gần đây ở bờ bên kia Địa Trung Hải. Quan chức này cũng lưu ý hiện tượng mực nước giảm 3-5m đã xảy ra ở các vùng ven biển này và một số bãi biển đã tạm thời bị đóng cửa như một biện pháp phòng ngừa cho đến khi tình hình được đánh giá kỹ lưỡng.
Ai Cập yều cầu Israel rút khỏi Hành lang Philadelphi
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, kênh truyền hình Al-Qahera News của Ai Cập ngày 21/7 dẫn một nguồn tin cấp cao khẳng định Cairo nhất quyết yêu cầu phía Israel rút quân hoàn toàn khỏi Hành lang Philadelphi, nằm trên biên giới Ai Cập - Dải Gaza.
Israel tuyên bố giành được quyền kiểm soát toàn diện ở hành lang Philadelphi. Ảnh: THX/TTXVN
Nguồn tin cũng phủ nhận thông tin mà báo giới Israel đăng tải về các thỏa thuận giữa Cairo và Tel Aviv liên quan đến Hành lang Philadelphi. Theo nguồn tin, mọi cáo buộc về Hành lang Philadelphi đều nằm trong khuôn khổ nỗ lực của Israel.
Hành lang Philadelphi dài 14 km, rộng 100 m, là vùng đệm ở biên giới Ai Cập - Dải Gaza được đảm bảo bởi Hiệp ước hòa bình Ai Cập - Israel năm 1979. Hành lang này kéo dài từ Địa Trung Hải ở phía Bắc đến cửa khẩu biên giới Karm Abu Salem ở phía Nam. Lực lượng an ninh Ai Cập đã tuần tra tại hành lang này sau khi Israel rút khỏi Gaza năm 2005.
Ngoài ra, Cairo còn nhấn mạnh sự cần thiết của việc rút lực lượng Israel khỏi cửa khẩu biên giới Rafah bên phía Palestine để có thể mở cửa trở lại tuyến đường bộ duy nhất nối Dải Gaza với thế giới bên ngoài, đồng thời cho rằng chỉ người Ai Cập và Palestine mới có quyền quản lý cửa khẩu này.
Trước đó, ngày 7/5, Israel đã phát động chiến dịch tấn công Rafah, lần đầu tiên kiểm soát khu vực biên giới của Palestine nằm giữa Gaza và Ai Cập, kể từ khi Tel Aviv rút binh lính và người định cư khỏi dải đất này vào năm 2005.
Kể từ khi lực lượng Israel tiến vào cửa khẩu Rafah bên phía Palestine, không một xe tải viện trợ nào đi vào Gaza qua cửa khẩu này.
Trong những tuần qua, Ai Cập đã phối hợp với Liên hợp quốc tạo điều kiện thuận lợi cho một số xe tải vào Dải Gaza thông qua cửa khẩu biên giới Karm Abu Salem.
Số người di cư bất hợp pháp đến quần đảo Canary tăng kỷ lục Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, chính quyền vùng Canary (Tây Ban Nha) ngày 5/11 cho biết từ đầu năm đến nay, có tổng cộng 31.933 người di cư bất hợp pháp từ Tây Phi đến quần đảo này trên những con thuyền đơn sơ, vượt qua kỷ lục trước đó (31.678 người) được ghi nhận vào năm 2006. Người di cư...