Ai Cập cấm mọi hoạt động của phong trào Anh em Hồi giáo
Một tòa án tại Ai Cập ngày 23/9 đã ra lệnh cấm mọi hoạt động của phong trào Anh em Hồi giáo và tịch thu các tài sản của tổ chức này. Đây được xem như một tổn thất nữa với phong trào Hồi giáo của Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi.
Người ủng hộ Anh em Hồi giáo cầm ảnh ông Morsi trong một cuộc biểu tình
Thông tin được hãng thông tấn nhà nước Ai Cập MENA đăng tải. Theo đó, ngoài lệnh cấm trên, “bất kỳ tổ chức nào xuất phát từ Anh em Hồi giáo hoặc thuộc về tổ chức này” đều bị cấm. Điều đó có nghĩa là cánh chính trị của Anh em Hồi giáo là đảng Tự do và công lý cũng bị đặt ngoài vòng pháp luật.
Phán quyết này đã siết chặt hơn nữa chiến dịch truy quét của chính phủ lâm thời đối với Anh em Hồi giáo, sau khi Tổng thống Morsi bị lật đổ hôm 3/7.
Tháng trước, các lực lượng an ninh Ai Cập đã ập vào hai khu trại của người biểu tình tại Cairo, khiến bạo lực bùng phát làm hàng trăm người Hồi giáo thiệt mạng.
Một nguồn tin tư pháp khẳng định với hãng tin AFP rằng, một ủy ban chính phủ sẽ được thành lập để quản lý các tài sản bị tịch thu của Anh em Hồi giáo.
Tòa án tại Cairo “phán quyết cấm mọi hoạt động của tổ chức Anh em Hồi giáo, nhóm xuất thân từ tổ chức này và tổ chức phi chính phủ của nó”, MENA đưa tin.
Phán quyết này có thể được kháng cáo lên một tòa án cấp cao hơn.
Video đang HOT
Được thành lập năm 1928, Anh em Hồi giáo từng có nhiều thập niên bị cấm hoạt động trước khi cuộc nổi dậy năm 2011 lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Hosni Mubarak. Sau đó tổ chức này chiếm thế thượng phong trong các cuộc bầu cử quốc hội, và ông Morsi được bầu vào cương vị Tổng thống hồi năm ngoái.
Chính phủ mới do quân đội hậu thuẫn hiện đang cáo buộc Anh em Hồi giáo phạm tội “khủng bố”, và cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 2000 thành viên của họ, bao gồm gần như toàn bộ các lãnh đạo cao cấp nhất.
Trong 3 năm gần đây, phong trào này đã đặt tổng hành dinh tại một tòa nhà cao tầng tại Cairo và mở văn phòng tại khắp Ai Cập cho đảng Tự do và công lý của tổ chức này. Tất cả những tòa nhà này có khả năng sẽ bị tịch biên theo lệnh của tỏa. Nếu lệnh này được giữ nguyên, việc trở thành thành viên của Anh em Hồi giáo sẽ bị xem như hành vi tội phạm.
Anh em Hồi giáo “đã sử dụng một tín ngưỡng thuần khiết như đạo Hồi làm vỏ bọc cho những hành động đi ngược lại đạo Hồi và vi phạm pháp luật”, phán quyết của tòa khẳng định.
Quyết định này cũng làm giảm hơn nữa cơ hội vốn đã xa vời về khả năng hòa giải giữa chính quyền lâm thời và phong trào có tầm ảnh hưởng này. Rất nhiều người dân thường Ai Cập trung thành với Anh em Hồi giáo.
“Một lệnh cấm cho thấy một cách tiếp cận thô bạo, trong đó không có chỗ cho Anh em Hồi giáo trong đời sống chính trị và xã hội”, Michael Hanna, một chuyên gia về Ai Cập tại tổ chức nghiên cứu New Century, có trụ sở tại New York nhận định.
Các thành viên cấp cao của Anh em Hồi giáo từng tuyên bố sẵn sàng từ bỏ yêu cầu cốt lõi của họ là ông Morsi được phục chức, nhưng muốn được đảm bảo rằng các thành viên bị bắt giam được trả tự do, và các lạnh đạo của họ được hoạt động tự do.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng chính phủ lâm thời không thấy có động lực để đi đến một thỏa thuận với Anh em Hồi giáo, vốn có thể làm thay đổi lộ trình cho việc ra đời hiến pháp mới, và các cuộc bầu cử vào giữa năm 2014.
Theo Dantri
Nhiều nước sơ tán công dân khỏi Ai Cập
Lo ngại tình hình an ninh ngày càng xấu đi ở Ai Cập, nhiều nước đã đẩy mạnh hoạt động sơ tán công dân của mình. Điển hình trong số này là Philippines và Malaysia.
Bạo loạn diễn biến nghiêm trọng tại Ai Cập đã buộc nhiều nước phải khẩn trương sơ tán công dân của mình.
Tối qua, Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak đã công bố chiến dịch sơ tán khoảng 3.300 sinh viên nước này ra khỏi Ai Cập khi tình hình ở thủ đô Cairo ngày càng xấu đi.
Cách đây 2 năm, Malaysia từng điều máy bay quân sự tới Ai Cập để sơ tán hàng nghìn công dân của mình trong cuộc đảo chính lật đổ cựu Tổng thống Hosni Mubarak. Nhưng lần này ông Najib cho biết sẽ sử dụng máy bay thương mại để chở những sinh viên muốn về nước, bắt đầu từ đêm 20/8.
"Chính phủ Malaysia sẽ không sử dụng máy bay quân sự vì sẽ liên quan đến vấn đề hậu cần và chi phí. Ngoài ra, việc huy động máy bay quân sự sẽ mất thời gian hơn vì phải chờ phép đặc biệt tại một số nước", Thủ tướng Najib giải thích với báo giới ở thủ đô hành chính Putrajaya.
Ông khẳng định sự an toàn của sinh viên là ưu tiên của chính phủ và việc đưa họ trở về không thể bị trì hoãn. Chính phủ Malaysia dự kiến sẽ đưa toàn bộ 3.000 sinh viên ra khỏi Ai Cập trong vòng 1-2 ngày tới.
Quyết định trên được chính phủ Malaysia đưa ra sau khi đánh giá tình hình bạo lực tiếp diễn tại Ai Cập sau vụ giải tán người biểu tình ủng hộ cựu Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi hôm 14/8 làm hơn 600 người chết và gần 4.000 người bị thương.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Philippines cũng đã nâng báo động khủng hoảng ở Ai Cập lên mức 4, mức cao nhất trong hệ thống cảnh báo khẩn cấp của nước này, đồng nghĩa với việc công dân Philippines ở Ai Cập sẽ được nhà nước tài trợ toàn bộ chi phí hồi hương.
"Tình hình an ninh và trật tự ở Ai Cập đang xấu đi trông thấy do bất ổn chính trị và những nguy cơ an ninh tiềm ẩn. Việc sinh sống và lao động ở quốc gia Bắc Phi này đang rất khó khăn và nguy hiểm", Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nhận định.
Ông Rosario đang ở thăm Cairo lần thứ 2 trong vòng hai tuần qua để đánh giá về mức độ nguy hiểm đối với người dân Philippines tại đây.
Ông nói ở Ai Cập hiện có khoảng 6.000 người Phippines đang sinh sống. Nhiều người trong số này là công nhân hay làm giúp việc gia đình ở Cairo và Alexandria. Để giúp những người này hồi hương, chính phủ Philippines đã điều một nhóm phản ứng nhanh tới Ai Cập.
Trong khi đó, tình hình Ai Cập tiếp tục có thêm các diễn biến mới.
Anh em Hồi giáo bầu thủ lĩnh lâm thời
Hãng thông tấn MENA của nước này đưa tin tổ chức Anh em Hồi giáo đã bầu chọn phó thủ lĩnh Mahmoud Ezzat làm thủ lĩnh lâm thời, sau khi người đứng đầu của tổ chức này là Mohamed Badie bị cảnh sát bắt giữ rạng sáng hôm qua.
Thông tin được công bố trên trang web của Đảng Tự do và Công lý thuộc tổ chức Anh em Hồi giáo.
Hiện Mohamed Badie đang bị giam giữ tại trại giam Mazraah thuộc khu liên hợp nhà tù Torah, nơi cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak và hai con trai cũng đang bị giam giữ.
Trước đó, hôm 19/8, cơ quan công tố Ai Cập cũng đã ra lệnh bắt giữ 255 thành viên Anh em Hồi giáo để điều tra về hàng loạt cáo buộc, trong đó có các tội giết người, âm mưu giết người, có hành vi côn đồ, phá hoại và cố ý gây hỏa hoạn.
Theo Dantri
Ai Cập bắt nhà lãnh đạo phong trào Anh em Hồi giáo Các quan chức an ninh Ai Cập xác nhận đã bắt giữ nhà lãnh đạo tối cao của phong trào Anh em Hồi giáo, ông Mohammed Badie tại Cairo. Trong khi đó, Mỹ và EU đang tiếp tục tìm cách gia tăng sức ép lên chính quyền Ai Cập nhằm chấm dứt đổ máu. Ông Mohammed Badie đã bị bắt. Hãng tin AP...