Ai Cập: Biểu tình đòi quân đội chuyển giao quyền lực
Tại Ai Cập, làn sóng biểu tình đòi chính phủ tiến hành các cải cách dân chủ tiếp tục gia tăng khi những người phản đối đổ về Quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo.
Những người biểu tình tại thủ đô Cairo. (Nguồn: Getty)
Biểu tình dự kiến cũng sẽ nổ ra tại nhiều thành phố khác của Ai Cập, trong đó có Alexandria và Suez.
Theo kế hoạch, những người biểu tình sẽ rời khỏi các ngôi đền ở thủ đô Cairo sau lễ cầu nguyện chiều 27/1 và tiến về Quảng trường Tahrir, nhập vào làn sóng biểu tình đang diễn ra tại đây.
Video đang HOT
Trong những ngày qua, hàng trăm người đã tụ tập tại Tahrir để kỷ niệm một năm cuộc cách mạng lật đổ chế độ của cựu Tổng thống Hosni Mubarak, đồng thời đòi Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang Ai Cập (SCAF), hiện đang nắm quyền điều hành đất nước, chuyển giao quyền lực cho một chính phủ dân sự.
Trước đó, SCAF đã cam kết chuyển giao quyền lực cho một chính phủ dân sự vào tháng Sáu sau khi kết thúc bầu cử tổng thống. Tuy nhiên, những người biểu tình chỉ trích quân đội đang tìm cách duy trì quyền kiểm soát đất nước kể cả sau khi một tổng thống mới được bầu lên./.
Theo TTXVN
Tấm áo 'Mùa xuân Arab' đang rách toạc
Trong năm qua, sự hồ hởi ban đầu do các cuộc "Cách mạng Hoa Nhài" và các cuộc biểu tình ở quảng trường Tahrir tạo ra đã dần lắng xuống.
Những mong đợi thiếu thực tế, sự say sưa chủ yếu do các chính phủ phương Tây phác họa nay đã nhường chỗ cho nghi ngờ, thất vọng và thậm chí là tuyệt vọng đối với các cuộc cách mạng trong "Mùa Xuân Arab".
Mối lo ngại của hầu như toàn bộ các nhà quan sát khu vực trong cộng đồng quốc tế giờ đây tập trung vào phương hướng phát triển của các "phong trào quần chúng" ở những nước này và về những thiệt hại về sinh mạng ở Libya, Yemen và, trong một mức độ nào đó, là ở Ai Cập, và những gì đang và sẽ xảy ra ở Syria, Iran cũng như những gì có khả năng xảy ra ở một số nước khác trong khu vực trong vài tháng tới.
Một số chuyên gia nhận định rằng trong tình hình hiện nay những ngôn từ như "Mùa Xuân Arab" hay "Arab thức tỉnh" có lẽ không phù hợp để miêu tả bản chất mang tính lịch sử của các sự kiện đang diễn ra tại các nước ở Trung Đông và Bắc Phi.
Một sự thật khá rõ ràng là các cường quốc ngoài khu vực đã hỗ trợ các chính quyền độc tài vũ khí và công nghệ giết người để đàn áp dân chúng.
Tuy nhiên một số xu hướng chính dưới đây ở khu vực được giới nghiên cứu quan hệ quốc tế đặc biệt chú ý:
Vòng xoáy Sunni - Shite và các nhóm Hồi giáo được tăng cường
Có một số muốn người Ai Cập tin rằng cuộc cách mạng của họ có lẽ đã không xảy ra nếu không có bài phát biểu của Tổng thống Obama ở thủ đô Cairo cách đây 2 năm.
Sự thật là dân chúng ở Tunisia, sau đó là ở Ai Cập chính là những người làm nên các cuộc cách mạng ở nước họ. Họ chính là chủ nhân của các cuộc cách mạng đó. Có chăng thì sự can thiệp của nước ngoài, như đối với trường hợp ở Lybia, chỉ làm phức tạp thêm tình hình, tạo thêm cơ hội cho tư tưởng Hồi giáo cực đoan phát triển, và có lẽ vô tình thổi bùng lên căng thẳng giữa hai tộc người Shite và người Sunni.
Tuy nhiên còn quá sớm để đưa ra một kết luận nào về giai đoạn kết cho sự nổi dậy ở khu vực. Tình hình còn lâu mới đến hồi kết, trừ một số ít vấn đề ở Tunisia nơi bắt đầu cho cuộc cách mạng cách đây một năm.
Trong tất cả các nước xảy ra biểu tình, các nhóm Hồi giáo đã hồi sinh mạnh mẽ. Ở Tunisia, một đảng Hồi giáo "ôn hòa" đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử. Ở Libya, nơi các lực lượng địa phương từ chối hạ vũ khí hoặc giải giáp, các nhân vật theo đường lối Hồi giáo cứng rắn, kể cả những phần tử trung thành với al-Qaeda, đã chiếm được những vị trí có thế lực trong chính quyền.
Ai Cập làm nhiều nhà quan sát và những người Ai Cập hiểu biết ngạc nhiên khi Nhóm Huynh đệ Hồi giáo được trao quyền tổ chức bầu cử to lớn, và đáng kinh ngạc hơn là cả cho những người Salafists.
Tổng cộng có tới 70% số ghế của quốc hội mới đã rơi vào tay hai nhóm Hồi giáo, gây thất vọng lớn cho các lực lượng "thế tục". Tương tự, ở Yemen, các lực lượng cực đoan đã chiếm ưu thế và sẽ nổi lên như là một lực lượng đầy thế lực một khi Tổng thống Saleh ra đi lưu vong.
Người biểu tình là "điểm sáng" của năm 2011 được Tạp chí Time bình chọn là "nhân vật của năm".
Những hiện tượng tương tự như vậy cũng xảy ra ở Syria nhưng còn rõ nét hơn. Bahrain có lẽ là một trường hợp ngoại lệ theo nghĩa cuộc xung đột ở đó là giữa một bên là bộ tộc người Sunni tiểu số nắm quyền và một bên là cộng đồng ngưới Shite chiếm đa số.
Thắng lợi của những người theo đạo Hồi trong khu vực không nhất thiết là một kết quả tiêu cực, trừ trường hợp ở Israel. Thắng lợi của họ là một dấu hiệu về sự vỡ mộng của dân chúng đối với các chế độ thế tục và độc tài, và cũng có thể được coi là một phần thưởng cho sự cống hiến của họ đối với xã hội như việc họ vận hành các bệnh viện và trường học trong thời gian qua.
Bất chấp tính chất của các chính phủ mới ra sao, người dân ở các nước này sẽ được hưởng tự do nhiều hơn trước và họ sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong việc điều hành đất nước.
Tạp chí Time hoàn toàn đúng khi chọn môt người không có thật là "người biểu tình" làm nhân vật của năm. Điều này có nghĩa là những người theo đạo Hồi, khi được giữ các vị trí quyền lực, sẽ không thể lèo lái người dân theo ý muốn của họ. Trong giai đoạn trung hạn, các chế độ do người Hồi giáo lãnh đạo sẽ ít nhất cũng khẳng định rằng tất cả các luật lệ phải phù hợp với luật chung khi đưa ra áp dụng trên thực tế.
Những chiến binh quân nổi dậy sau khi đứng cùng một chiến tuyến chống lại chế độ Tổng thống Gaddafi thì nay lại "tan rã" quay sang đấu đá lẫn nhau.
Các lực lượng an ninh, quân đội và cảnh sát sẽ tiếp tục có ảnh hưởng lớn, thậm chí mang tính quyết định trong việc duy trì ổn định của các chính phủ. Mô hình của cuộc cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không được triệt để áp dụng do rút được những bài học lịch sử gần đây.
Tuy nhiên, một số mặt của cuộc cách mạng đó dự kiến sẽ xuất hiện trong từng giai đoạn nhất định. Libya sẽ phải trải qua một số quá trình khó khăn để xây dựng lại quân đội từ các lực lượng dân quân vũ trang "hổ lốn" và sẽ cần nhiều thời gian để lập lại ổn định.
Tại Ai Cập, các lực lượng vũ trang, được sử dụng để tiếm quyền lực trong gần năm thập kỷ qua, sẽ tiếp tục duy trì vị thế của mình thêm một thời gian nữa, đặc biệt là vì họ cũng có những lợi ích quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.
Chú ý hơn vào Palestine
Vấn đề Palestin sẽ được các chính phủ mới ở khu vực tập trung, chú ý nhiều hơn. Điều này rất có thể là lực lượng Hamas sẽ nhận được ủng hộ nhiều hơn.
Israel, vốn đã cảm thấy bị đe dọa bởi chương trình hạt nhân của Iran, sẽ phải chịu thêm nhiều áp lực trong việc ngưng xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây. Lập trường của Israel sẽ cứng rắn hơn và họ sẽ tăng chi phí quân sự nhiều hơn.
Trong năm bầu cử, Mỹ sẽ không có nhiều khả năng gây áp lực với Israel, nhưng có lẽ Mỹ sẽ kêu gọi Israel biết điều hơn về vấn đề Palestin để đổi lấy việc xiết chặt vòng vây chống Iran.
Vấn đề Syria
Syria là một trường hợp phức tạp nhưng có thể khẳng định một số chiều hướng dưới đây:
- Đòi hỏi cải cách của quần chúng là xác thực;
- Chính phủ đã đàn áp và sử dụng bạo lực nhưng vẫn nhận được ủng hộ của lực lượng an ninh và một số thế lực ở trong nước;
- Có sự can thiệp công khai của các thế lực bên ngoài và các nhóm như Nhóm Huynh đệ và hệ tư tưởng al Qaeda;
- Nhiều nhóm bất đồng chính kiến được vũ trang và đã giết hại một số nhân viên an ninh;
- Các cường quốc phương Tây quyết tâm thay đổi chế độ;
- Israel rất quan tâm đến việc gạt bỏ quyền lực của Bashar al - Assad, thậm chí dù điều đó sẽ đem lại một chính phủ cực đoan. Ưu tiên hàng đầu của Israel là Iran nên bất cứ điều gì có thể làm suy yếu Iran ở khu vực cũng sẽ được coi là có lợi cho Israel. Việc gạt bỏ Bashar sẽ giảm thiểu rất lớn khả năng đe dọa Israel của lực lượng Hezbollah đồng thời hạn chế ảnh hưởng của lực lượng Hamas;
- Nếu không sớm tìm ra một giải pháp thì đất nước này sẽ rơi vào một cuộc nội chiến đẫm máu.
Binh lính đào ngũ khỏi Quân đội Syria đã thành lập lực lượng vũ trang chống lại chế độ của Tổng thống Assad. Syria ngấp nghé bên bờ vực "cuộc nội chiến đẫm máu" và không ai khác những bị tổn thương nặng nề nhất lại là dân thường.
Những căng thẳng giữa người Shite và Sunni và sự hận thù giữa Saudia và Iran sẽ gia tăng. Iraq là một ví dụ thất vọng nhất về lĩnh vực này, sau nhiều năm được Mỹ "chăm bẵm", xã hội ở Iraq vẫn bị chia rẽ sâu sắc về sắc tộc.
Thủ tướng Maliki, giờ đây được giải phóng khỏi cái bóng ảnh hưởng của Quân đội Mỹ, đang giải quyết vấn đề với các cộng đồng theo một cách hoàn toàn sai trái. Bạo lực mang tính sắc tộc dường như đang quay trở lại thời kỳ kinh hoàng của giai đoạn 2005 - 2007.
Các nước Sunni láng giềng của Iraq, đặc biệt là Saudi Arabia, chắc chắn sẽ can thiệp để bảo vệ những người anh em của mình ở bên kia biên giới. Không phải là điều ngẫu nhiên mà chính phủ người Shite ở Iraq lại bỏ phiếu chống lại các quyết định của Liên đoàn Arab đối với chính quyền Alawaite Shite ở Syria.
Sự thù hằn của Saudi đối với Damascus có đủ lý do liên quan đến sự chia rẽ giữa hai tộc người Shite và Sunni. Sự chống đối hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ với Syria có nhiều nguyên nhân và yếu tố Shite và Sunni là một nhân tố trong số đó.
Tam giác Thổ Nhĩ Kỳ - Syria - Iraq tạo nhiều nguy cơ cho xung đột, trong đó có vấn đề về nguồn nước, vấn đề người Kurd, sự thù hằn giữa người Shite và Sunni,...
Tóm lại, khu vực Trung Đông và Bắc Phi sẽ tiếp tục bất ổn trong một thời gian nữa. Tình hình sẽ trở nên bất ổn hơn nếu vấn đề hạt nhân của Iran dẫn đến những biện pháp trừng phạt cực kỳ khắc nghiệt mà quá trình này đã bắt đầu hoặc xấu hơn nữa là hành động quân sự của phương Tây nhằm thay đổi chế độ.
Theo Báo Đất Việt
Triều Tiên bị trục trặc trong chuyển giao quyền lực Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đang đối mặt với nhiều thách thức trong chuyển giao quyền lực cho con trai út, quan chức hàng đầu của Hàn Quốc về các vấn đề xuyên biên giới cho biết. Kim Jong-un, người kế nhiệm của ông Kim Jong Il "Tôi đoán rằng việc chuyển giao quyền lực đang diễn ra dù những điều kiện...