Ai Cập: Bị ung thư, 2.000 năm sau mới được phát hiện
Phát hiện này mang lại một cái nhìn sâu sắc hơn về căn bệnh vẫn ảnh hưởng đến chúng ta ngày nay.
Các bác sĩ kiểm tra một xác ướp Ai Cập vừa phát hiện người đàn ông này mắc bệnh ung thư vào lúc qua đời.
Theo The Sun, các bác sĩ Mỹ phát hiện điều này khi đang chụp cắt lớp toàn xác ướp để tìm hiểu nguyên nhân tử vong.
Mặc dù các bác sĩ không thể biết chắc người đàn ông chết chỉ vì ung thư, phát hiện này vẫn mang lại một cái nhìn sâu sắc hơn về căn bệnh vẫn ảnh hưởng đến chúng ta ngày nay.
Xác ướp được đem chụp cắt lớp
Bác sĩ Mark Levinsohn của Bệnh viện Crouse ở New York, giải thích: “Ông ấy có một khối u ở bắp chân.
Video đang HOT
“Khi xem xét, chúng tôi thấy khối u có tất cả đặc điểm của một khối u ác tính và một đặc điểm khá hiếm thấy. Vì vậy, phát hiện này khiến chúng tôi thực sự quan tâm”.
Đây không phải là lần đầu tiên xác ướp của người đàn ông Ai Cập có biệt danh Hen, được các bác sĩ kiểm tra. Xác ướp từng được xem xét cách đây hơn một thập kỷ Từ đó đến nay, các thiết bị y tế đã được cải thiện đáng kể.
Phát hiện này phần lớn là nhờ công nghệ hiện đại tiên tiến hơn rất nhiều
Levinsohn nói thêm: “Lúc đó, thiết bị của bệnh viện là một máy chụp cắt lớp 16 lát nhưng giờ đây là máy 320 lát. Tất cả những thông tin này được phát hiện khi chúng tôi dùng thiết bị mới để quét xác ướp”.
Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau với xác ướp trong 2-3 tháng tới để xem có thể tìm hiểu thêm điều gì.
Theo Danviet
Nga "bao sân" Trung Đông?
Sau khi tuyên bố "chiến thắng" ở Syria trong chuyến đi bất ngờ hôm 11-12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ để củng cố quan hệ song phương với các nước quan trọng tại khu vực.
Chuyến đi lần này nêu bật ảnh hưởng ngày càng tăng ở Trung Đông nói riêng và thế giới nói chung của ông Putin, người vừa tuyên bố ra tái tranh cử tổng thống Nga vào năm tới.
Đáng chú ý, ông chủ Điện Kremlin đến Trung Đông giữa lúc các nhà lãnh đạo tại khu vực này đang chỉ trích mạnh mẽ quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra mới đây.
Tại cuộc họp báo ở thủ đô Ankara hôm 11-12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và ông Putin cảnh báo quyết định trên có nguy cơ làm leo thang căng thẳng tại khu vực vốn đã không yên ổn cũng như đe dọa khép lại triển vọng của tiến trình hòa bình Palestine - Israel.
Là người chỉ trích mạnh mẽ bước đi của ông Donald Trump, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách huy động sự phản đối của cả thế giới Hồi giáo khi kêu gọi một cuộc họp khẩn của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo tại TP Istanbul ngày 13-12.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Ankara hôm 11-12 Ảnh: REUTERS
Bên cạnh vấn đề nóng Jerusalem, cuộc gặp thứ 8 giữa hai ông Erdogan và Putin từ đầu năm đến giờ còn bàn về những diễn biến ở Syria và mối quan hệ song phương từng căng thẳng sau vụ chiến đấu cơ Nga bị bắn hạ tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria hồi tháng 11-2015. Đáng chú ý, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết thương vụ mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga sẽ được hoàn tất trong tuần này.
Trước khi đến Ankara, ông Putin đã ghé Ai Cập, quốc gia đã mua nhiều tỉ USD vũ khí của Nga trong 3 năm qua và ủng hộ hành động can thiệp quân sự vào Syria của Moscow. Nhân chuyến thăm, các quan chức 2 nước ký thỏa thuận xây dựng một lò phản ứng hạt nhân tại bờ biển Địa Trung Hải. Ảnh hưởng của Nga không chỉ mở rộng ở Ai Cập và Syria. Hồi tháng 10, Quốc vương Ả Rập Saudi Salman có chuyến thăm lịch sử đến Moscow sau nhiều thập kỷ thù địch và nghi ngờ.
Tờ The Washington Post nhận định ông Putin đang cao tay hơn ông chủ Nhà Trắng tại Trung Đông, nơi nhà lãnh đạo Nga đóng vai trò của một đối tác tỉnh táo và đáng tin cậy giữa lúc làn sóng chống Mỹ leo thang.
Học giả người Thổ Nhĩ Kỳ Talha Kose viết trên tờ Daily Sabah rằng những động thái của chính quyền ông Donald Trump, như quyết định về Jerusalem, sẽ chỉ khiến ảnh hưởng của Mỹ sụt giảm nhanh chóng và mở đường cho Moscow củng cố vị thế tại khu vực này.
Nhận định này không phải không có cơ sở khi một cuộc khảo sát mới của Trung tâm Nghiên cứu Pew tại một số nước Trung Đông cho thấy 64% người được hỏi đánh giá ảnh hưởng của Nga đối với các vấn đề khu vực đã gia tăng so với 10 năm trước.
"Moscow có chiến lược và đang thực hiện nó thông qua những chính sách được thực hiện đúng lúc, có sự cân nhắc kỹ lưỡng, giúp nước này có sức nặng không chỉ với Iran mà cả với những đồng minh của Mỹ ở khắp Trung Đông" - ông Stephen Blank, chuyên gia của Hội đồng Chính sách đối ngoại Mỹ, nhận định.
Theo Hoàng Phương
Người lao động
Jerusalem - vùng đất thiêng âm ỉ xung đột giữa "chảo lửa" Trung Đông (Kỳ I) Jerusalem là điểm giao nhau của ba lục địa Á - Âu - Phi, cũng là nơi hành hương quan trọng của 3 tôn giáo: Do thái, Thiên chúa và đạo Hồi. Ngọn lửa mâu thuẫn và xung đột âm ỉ suốt nhiều thế kỷ qua đã bùng lên sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố công nhận thành phố này...