Ai Cập bắt lãnh đạo Tổ chức Anh em Hồi giáo
Cảnh sát Ai Cập đã bắt giữ Mohamed Ali Bishr, một trong những lãnh đạo của Tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) sau vụ lật đổ chính phủ hồi năm ngoái của Tổng thống Hồi giáo Mohamed Mursi, theo Reuters ngày 21.11.
Cuộc biểu tình được cho là do Tổ chức Anh em Hồi giáo kêu gọi – Ảnh: AFP
Truyền thông nhà nước Ai Cập cho biết Bishr, từng là chính trị gia kỳ cựu, nguyên là Thống đốc tỉnh Menoufia và Bộ trưởng Phát triển Địa phương dưới thời Tổng thống Hồi giáo Mohamed Mursi. Bishr bị buộc tội kích động bạo lực, khủng bố và kêu gọi biểu tình vào ngày 28.11.2013 để lật đổ chính phủ, theo Reuters.
Ông Bishr là thành viên duy nhất của Văn phòng Chỉ đạo Anh em Hồi giáo, cơ quan quyền lực cao nhất của Tổ chức Anh em Hồi giáo, ở lại Ai Cập mà không bị bắt giữ. Theo truyền thông nhà nước Ai Cập, Bishr bị bắt hôm qua, thứ Năm 20.11 và ông này sẽ bị tra hỏi trong 15 ngày.
Kể từ khi quân đội Ai Cập lật đổ Tổng thống Mursi hồi tháng 7.2013, Ai Cập đã cấm Tổ chức Anh em Hồi giáo. Đồng thời, Ai Cập cũng đã liệt Tổ chức Anh em Hồi giáo vào danh sách các tổ chức khủng bố. Sau đó 2 tháng, một tòa án đã ra phán quyết cấm các thành viên của tổ chức này tham gia tranh cử tổng thống và quốc hội, theo Reuters.
Video đang HOT
Các lãnh đạo cấp cao của Tổ chức Anh em Hồi giáo hiện đang bị xét xử, trong đó cựu Tổng thống Mursi đang ngồi tù. Bishr đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của tổ chức. Bishr cũng tham gia vào nhóm để thúc đẩy Mursi nắm quyền trở lại. Tuy nhiên, hoạt động này đã bị cấm hồi tháng 10, theo Reuters.
Abdel Fattah al-Sisi, chỉ huy lực lượng quân đội đằng sau vụ loại bỏ cựu Tổng thống Mursi, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống nước này vào tháng 5. Ông này khẳng định Tổ chức Anh em Hồi giáo sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình dưới thời cai trị của ông.
Với các vụ đánh bom và tấn công diễn ra tại Ai Cập sau khi Tổng thống Mursi bị lật đổ, chính quyền nước này đã cáo buộc Tổ chức Anh em Hồi giáo về những hành động đó. Tuy nhiên, tổ chức này luôn bác bỏ mọi cáo buộc.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Ai Cập kết án tù chung thân lãnh đạo tối cao của Anh em Hồi giáo
Một tòa án Ai Cập ngày 5/7 đã kết án lãnh đạo tối cao của Anh em Hồi giáo, Mohamed Badie, tù chung thân.
Cựu thủ lĩnh MB Mohamed Badie sau khi bị cảnh sát Ai Cập bắt giữ ngày 20/8/2013. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Bị giam trong từ một năm qua, ông Mohamed Badie đã bị kết án tử hình trong hai phiên tòa khác.
Ba mươi sáu người Hồi giáo khác cũng nhận án tù chung thân. Họ bị buộc tội kích động bạo lực và ngăn chặn đường cao tốc Qalyoub sau khi Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi, bị lật đổ ngày 3/7/2013.
Trong số những người bị kết án chung thân có nhà truyền giáo Safwat Hegazy và Mohamed al-Beltagui, một quan chức điều hành của Anh em Hồi giáo, cũng như hai cựu Bộ trưởng trong chính quyền của Tổng thống Mohamed Morsi.
Mười bị cáo bị kết án tử hình vắng mặt trong tháng Sáu, giờ đây phán quyết của họ được chuẩn y sau khi kháng cáo của họ được xem xét lại theo Luật pháp của Ai Cập.
Đây không phải là bản án tử hình hàng loạt đầu tiên đối với những người Hồi giáo ủng hộ ông Morsi, trong số hàng ngàn người bị bắt giam kể từ tháng Tám năm ngoái.
Trong tháng Ba, Tòa án Hình sự Minya ở vùng Thượng Ai Cập đã kết án tử hình 529 người ủng hộ Anh em Hồi giáo vì tội sát hại Phó cảnh sát huyện Matay trong cuộc bạo loạn nổ ra sau việc giải tán bắt buộc, trong ngày 14/ 8/ 2013, hai khu lều trại biểu tình ngồi của người Hồi giáo đòi phục chức cho ông Morsi tại Cairo và Giza khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Các cuộc tấn công quân sự nhằm vào lực lượng an ninh leo thang kể từ khi ông Morsi bị lật đổ, gây thương vong cho hơn 500 sỹ quan và binh sỹ.
Anh em Hồi giáo đã nhiều lần phủ nhận tham gia vào bạo lực. Tuy nhiên, tổ chức này đã bị chính quyền Ai Cập liệt vào danh sách khủng bố cuối tháng 12/2013./.
Theo Vietnam
Ai Cập kết án tử hình 529 thành viên "khủng bố" Tất cả bị cáo bị kết án tử hình đều là thành viên của phong trào Anh em Hồi giáo. Ngày 24/3, một tòa án Ai Cập đã tuyên án tử hình đối với 529 thành viên phong trào Anh em Hồi giáo với các cáo buộc giết người, một diễn biến thể hiện sự leo thang trong chiến dịch trấn áp phong...