Ai Cập: 50.000 người biểu tình chống chính phủ quân sự
Hơn 50.000 người Ai Cập hôm qua đã đổ về quảng trường Tahrir để đòi chính phủ quân sự trao quyền lực cho chính phủ dân sự, sau khi nội các đưa ra đề xuất hiến pháp trong đó cố gắng duy trì vai trò của quân đội.
Người biểu tình trên quảng trường Tahrir, nơi đã diễn ra cuộc nổi dậy lật đổ ông Mubarak hồi tháng 2.
Những người biểu tình, hầu hết là đàn ông để râu và phụ nữ che mạng, đã hát những khẩu hiệu tôn giáo trước lễ cầu nguyện ngày thứ sáu, trong khi những người khác giương cao các tấm biển ngữ yêu cầu rút lại đề xuất hiến pháp và yêu cầu tổ chức bầu cử tổng thống không muộn hơn 4/2012.
Người biểu tình đến từ nhiều đảng phái chính trị và nhóm khác nhau.
Video đang HOT
“Có phải chính phủ muốn làm bẽ mặt người dân? Người dân đã nổi dậy chống ông Mubarak và họ sẽ nổi dậy chống hiến pháp họ muốn áp đặt lên chúng tôi”, một thành viên của nhó Hồi giáo chính thống Salafi hô vang qua loa phóng thanh, với sự hưởng ứng, hò reo của hàng ngàn người biểu tình.
Cuộc biểu tình làm người ta nhớ lại những cuộc biểu tình ở chính quảng trường Tahrir này trong suốt 18 ngày để lật đổ ông Mubarak vào ngày 18/2.
Bầu cử quốc hội vào ngày 28/11 có thể bị đổ bể nếu các đảng phái chính trị và chính phủ không giải quyết được bất đồng liên quan đến các điều khoản đề xuất nhằm ngăn quân đội giám sát quốc hội, từ đó có khả năng cho phép họ chống lại một chính phủ được bầu.
Hơn 39 đảng phái chính trị và các nhóm đã cùng tuyên bố sẽ biểu tình “để bảo vệ nền dân chủ và công cuộc chuyển giao quyền lực” sau khi các cuộc đàm phán giữa các nhóm Hồi giáo và nội các đổ bể. Trong số này có các đảng Hồi giáo Salafi và tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo.
Một mục đích
Những người biểu tình dù dựng “vũ đài” biểu tình khác nhau, nhưng có một mục đích chung là chống các nhà lãnh đạo quân sự nắm quyền.
Phỏ Thủ tướng Ali al-Silmi đã vào đầu tháng này đưa ra cho các nhóm chính trị một bản thảo hiến pháp trong đó quân đội có đặc quyền trong các vấn đề nội bộ và ngân sách.
Bất chấp kêu gọi thống nhất là chống lại các tướng lĩnh đang nắm quyền, Quảng trường Tahrir vẫn có sự chia rẽ giữa các đối thủ của Đảng Tự do và Công lý của nhóm Huynh Đệ Hồi giáo và các đối thủ Salafi, đại diện cho rất nhiều đảng phái chính trị.
Những đối thủ Hồi giáo này dựng các bục đăng đàn riêng và tổ chức các bài phát biểu riêng, khẩu hiệu riêng và chỉ tập hợp chung khi cầu nguyện vào ngày thứ sáu.
“Mục đích của chúng tôi là một nhưng có sự khác biệt giữa chúng tôi và các nhóm Hồi giáo”, Abdullah Galil, một thanh niên Salafi cho hay.
Các đảng tự do và cánh tả cũng tuần hành về Quảng trường Tahrir để tham gia biểu tình.
“Không có lựa chọn nào khác ngoài trả lại yêu cầu của cuộc nổi dậy, đó là phải trở lại đúng đường, qua một tiếng nói chính trị hợp nhất”, Mohamed Anis , người sáng lập của Đảng Công lý xu hướng tự do cho hay.
Theo Dân Trí
Kinh tế Syria bị ảnh hưởng bởi biểu tình, trừng phạt
Các tổ chức quốc tế ngày 10/11 cảnh báo, nền kinh tế Syria đang bị ảnh hưởng nặng nề do các cuộc biểu tình chống chính phủ và các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.
Những người ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad ở Sweida, phía nam thủ đô Damascus hồi tháng Mười. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo Giám đốc Viện nghiên cứu Carnegie về Trung Đông, ông Paul Salem, các cuộc biểu tình gây bạo lực, khiến hơn 3.500 thiệt mạng kể từ tháng Ba vừa qua, đã ảnh hưởng đến ngành du lịch của Syria, lĩnh vực tạo việc làm cho 11% số lao động và đóng góp tới 12% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho nước này - cụ thể là hơn 7,6 tỷ USD trong năm 2010.
Tình hình bất ổn cũng khiến ngoại thương của Syria giảm hơn 50% và đầu tư nước ngoài ngừng lại.
Theo các chuyên gia kinh tế và giới doanh nghiệp Syria, hơn 4 tỷ USD đã rơi khỏi "hầu bao" của Damacus kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu lan rộng hồi tháng Ba vừa qua, trong khi đồng bảng Syria bị rớt giá mạnh so với đồng USD.
Thêm vào đó, Chính phủ Syria cũng đang chịu sức ép bởi các lệnh trừng phạt từ Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, nhằm buộc Damacus sớm chấm dứt tình trạng bao lực và cải cách chính trị. Trong đó, lệnh cấm vận của EU đối với ngành dầu mỏ Syria, được áp đặt từ đầu tháng Chín vừa qua, khiến nước này bị thất thu gần 450 triệu USD mỗi tháng.
EU là đối tác tiêu thụ tới 95% lượng dầu mỏ xuất khẩu của Syria và cung cấp tới 1/3 nguồn thu ngoại tệ của quốc gia này.
Hiện EU đang xem xét trừng phạt bổ sung Syria, trong đó có việc phong tỏa các khoản tín dụng của Ngân hàng Đầu tư châu Âu dành cho nước này.
Bộ Tài chính Syria trước đó dự đoán, mức tăng trưởng kinh tế nước này trong năm nay sẽ bị giảm khoảng 1%. Trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo việc phương Tây thắt chặt các biện pháp trừng phạt sẽ khiến kinh tế Syria năm nay giảm 2% so với mức tăng trưởng 3,2% năm ngoái.
Ngày 10/11, trong bức điện gửi Tổng Thư ký Liên đoàn Arập (AL) Nabil al-Arabi, Ngoại trưởng Syria Walid el-Mouallem đã chỉ trích việc Mỹ kêu gọi các nước Arập trừng phạt Syria về mặt chính trị và kinh tế.
Ông cho rằng, đây là một bằng chứng chứng tỏ sự can thiệp của nước ngoài, đồng thời cảnh báo về mối nguy hiểm với những quan điểm như vậy cho sự hợp tác với Arập.
Ông Mouallem đồng thời tái khẳng định cam kết của Syria thực hiện kế hoạch giải quyết khủng hoảng do AL đề xuất, theo đó Damacus chấm dứt hoàn toàn bạo lực, rút quân đội khỏi các thành phố và các khu vực dân cư, đồng thời trả tự do cho những người biểu tình bị bắt giữ.
Ông Mouallem cho biết, đại diện của Syria tại AL sẽ thông báo cho các ngoại trưởng Arập về tiến trình thực hiện kế hoạch này. Theo kế hoạch, AL sẽ triệu tập cuộc họp khẩn cấp vào ngày 12/11 để thảo luận về tình hình Syria./.
Theo TTXVN
Mỹ bắt điệp viên Syria Một công dân Mỹ sinh ra ở Syria vừa bị bắt giữ ở bang Virginia vì thu thập thông tin về những người biểu tình chống chính phủ Assad và chuyển các thông tin này cho Damascus. Ông Mohamad Anas Haitham Soueid, công dân Mỹ, 47 tuổi vừa bị kết tội làm gián điệp cho cơ quan tình báo Syria khi thu thập...