Ai bị “vòi” tiền làm sổ đỏ hãy báo cho tôi
“Nếu người dân, doanh nghiệp thấy trường hợp nào nhũng nhiễu, “vòi” tiền trong quá trình làm giấy chứng nhận đề nghị phản ánh về Bộ Tài nguyên Môi trường để xử lý, đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển trao đổi với phóng viên bên lề buổi giao lưu trực tuyến giữa Bộ Tài nguyên Môi trường với nhân dân và doanh nghiệp về vụ việc “phí bôi trơn” làm sổ đỏ được đại biểu quốc hội phản ánh mới đây.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển: Nếu chủ đầu tư nào đòi hỏi người dân phải nộp những khoản tiền vô lý thì cung cấp danh sách cho tôi.
“Nếu người dân, doanh nghiệp thấy trường hợp nào nhũng nhiễu, “vòi” tiền trong quá trình làm giấy chứng nhận đề nghị phản ánh về Bộ Tài nguyên Môi trường để xử lý, đừng để “con sâu làm rầu nồi canh.
Nếu chủ đầu tư nào đòi hỏi người dân phải nộp những khoản tiền vô lý thì cung cấp danh sách cho tôi, chúng tôi sẽ gửi tới UBND TP để xử lý, bởi lẽ đó là việc làm sai, vi phạm pháp luật”.
- Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển
Thưa Thứ trưởng, xung quanh việc “phí bôi trơn” làm sổ đỏ, Bộ đã thanh tra đến đâu rồi?
UBND TP Hà Nội, Thành ủy cũng đã có chỉ đạo ráo riết và đã thành lập đoàn thanh tra, theo kế hoạch, đầu tháng 11 sẽ có kết luận thanh tra.
Bộ cũng đã có văn bản đôn đốc TP Hà Nội thanh tra và báo cáo kết quả, khi có kết quả thanh tra Bộ sẽ thông báo tới các cơ quan.
Nếu không chịu mất phí làm sổ đỏ qua dịch vụ thì có người dân còn bị chủ đầu tư gây khó khi không cung cấp đủ giấy tờ để họ tự làm giấy chứng nhận thì Bộ sẽ xử lý thế nào?
Video đang HOT
Việc cấp sổ đỏ cho người dân ở các dự án xây dựng nhà ở chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm cấp sổ đỏ chính là do sai phạm của chủ đầu tư như không thực hiện đúng theo thiết kế khi thực hiện dự án nên đến khi ra cơ quan tài nguyên môi trường thì từ giữa thực tế với thiết kế có sự khác nhau. Vì thế, cần phải thanh tra, kiểm tra, trên cơ sở đó mới cấp giấy chứng nhận cho người dân.
Vấn đề này Bộ cũng đã báo cáo Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã có ý kiến chỉ đạo, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng làm tích cực vấn đề này, kết quả hiện nay cũng khá tốt.
Theo tinh thần chỉ đạo, những người mua nhà mà không vi phạm pháp luật, không cơi nới, đã nộp tiền cho chủ đầu tư, hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì sẽ được xem xét cấp giấy chứng nhận.
Việc chủ đầu tư thu thêm tiền của người dân là vi phạm pháp luật. Hà Nội cũng đang chỉ đạo thanh tra việc này và Bộ Tài nguyên môi trường cũng tiếp tục thanh tra một số dự án, nếu vi phạm sẽ bị xử lý đúng theo quy định.
Theo như Thứ trưởng nói thì việc chậm cấp sổ đỏ chính là do sai phạm của chủ đầu tư dự án, vậy liệu có sự tiêu cực, “câu giờ” của cán bộ trong ngành không, thưa ông?
Hiện nay, quá trình xây dựng các văn bản pháp luật, Bộ Tài nguyên và môi trường rất chú ý đến việc cải cách thủ tục hành chính, trước đây là 71 thủ tục thì này chỉ còn 41 thủ tục. Thời gian cấp giấy chứng nhận trước đây là 55 ngày nhưng nay được rút ngắn chỉ còn 30 ngày.
Bộ đã chủ trương, chỉ đạo các địa phương phải công khai thủ tục hành chính, tôi cho rằng các địa phương đang thực hiện tốt vấn đề này.
Quá trình thực thi nhiệm vụ thì cũng có thể có những công chức chưa hoàn thành trách nhiệm của mình, nhất là năng lực phẩm chất. Cái này phải qua kiểm tra công vụ mới có thể phát hiện ra.
Người dân và doanh nghiệp nếu thấy trường hợp nào nhũng nhiễu, vòi tiền trong quá trình làm giấy chứng nhận đề nghị phản ánh về Bộ Tài nguyên môi trường cũng như phản ánh về UBND các cấp, để xử lý kịp thời, đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”.
Tuy nhiên, việc người dân tìm được nguồn phản ánh là chuyện không đơn giản, thưa Thứ trưởng?
Thực ra, việc cấp giấy chứng nhận chủ yếu đối với trường hợp người dân có giấy tờ không rõ ràng, mua bán giấy trao tay nên mới sinh ra chuyện “phí”. Giấy tờ rõ ràng thì không có chuyện đó.
Có một thời gian giao dịch ngầm khá phổ biến, mua bán thường bằng giấy trao tay nên khi áp dụng pháp luật mới có vấn đề này vấn đề kia, chính chỗ đó có thể để người thực thi công vụ lợi dụng.
Thực ra, pháp luật của Việt Nam hết sức nghiêm minh, quá trình thực hiện có thanh tra, kiểm tra để xử lý kịp thời, đến nay đã cấp giấy chứng nhận đến 90% rồi, chỉ còn lại một số dự án nhà ở thôi. Mà lỗi không phải tại cơ quan tài nguyên môi trường mà lỗi chính là chủ đầu tư, họ xây dựng không đúng, cơi nới chỉ cho xây 12 tầng nhưng làm tới 14 tầng, cho xây 50m2/căn thì làm tới 60m2/căn… thì cấp giấy chứng nhận kiểu gì?
Thứ trưởng cho biết việc chủ đầu tư chậm cấp sổ đỏ cho người dân thì bị xử lý thế nào?
Chủ đầu tư nào mà chậm cấp sổ đỏ cho người dân thì sẽ được công khai trên website của Bộ Tài nguyên Môi trường, UBND các tỉnh. Hiện cũng đang đôn đốc các địa phương tất cả các doanh nghiệp nào sử dụng đất vi phạm pháp luật đều phải đưa lên website, khi giao đất, lập dự án nếu trường hợp đó vi phạm là không được giao đất nữa.
Nếu chủ đầu tư nào đòi hỏi người dân phải nộp những khoản tiền vô lý thì cung cấp danh sách cho tôi, chúng tôi sẽ gửi tới UBND TP để xử lý, bởi lẽ đó là việc làm sai, vi phạm pháp luật.
Người dân ở quận nào mà bị nhõng nhẽo thì lên thẳng Sở Tài nguyên môi trường cấp giấy chứng nhận.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển: “Người dân ở quận nào mà bị nhõng nhẽo thì lên thẳng Sở Tài nguyên môi trường cấp giấy chứng nhận”.
Theo_Vietbao
Hà Nội thông xe cây cầu rộng nhất nước
Sáng 9/10, Hà Nội chính thức thông xe đường 5 kéo dài và cầu Đông Trù. Cầu Đông Trù bắc qua sông Đuống, dài hơn 1.100m, rộng 55m, được áp dụng công nghệ mới là cầu vòm ống thép nhồi bê tông. Đây là cây cầu có chiều rộng lớn nhất nước ta hiện nay.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đến dự lễ thông xe kỹ thuật dự án đường 5 kéo dài và gắn biển Công trình chào mừng kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô.
Hà Nội thông xe kỹ thuật dự án đường 5 kéo dài
Dự án xây dựng đường 5 kéo dài là tuyến đường đô thị chính cấp I, được nối từ khu đô thị Bắc Thăng Long Vân Trì tới Quốc lộ 5 với tổng chiều dài 13,32km, mặt cắt ngang nền đường 68,5m.
Trên tuyến xây dựng 3 cầu gồm cầu Đông Hội, cầu Phương Trạch và cầu Đông Trù. Cầu Đông Trù bắc qua sông Đuống có chiều dài 1139m, rộng 55m, được áp dụng công nghệ mới là cầu vòm ống thép nhồi bê tông. Đây là cây cầu có chiều rộng lớn nhất nước hiện nay.
Việc thông xe tuyến đường này sẽ tạo nên trục giao thông chính nhằm phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp phía bắc sông Hồng, phục vụ đi lại nhu cầu của nhân dân, từng bước hoàn thiện hệ thống tuyến đường vành đai II. Điều đó góp phần giải quyết giao thông liên tỉnh theo hướng từ Hải Phòng đi Sân bay quốc tế Nội bài và các tỉnh phía Tây, Tây Bắc và thúc đẩy phát triển giao lưu kinh tế giữa Hà Nội với các địa phương khác...
Cầu Đông Trù có chiều rộng lớn nhất nước hiện nay
Phát biểu tại lễ thông xe kỹ thuật, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - khẳng định, những năm qua thành phố luôn chú trọng huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, trong đó trọng tâm là các công trình giao thông và coi đây là khâu đột phá chiến lược trong sự nhiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô.
Tại đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá đây là dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quy hoạch phát triển Thủ đô. Công trình là thành quả của sự nỗ lực không ngừng của cán bộ, nhân dân Thủ đô và càng có ý nghĩa hơn khi hoàn thành vào đúng dịp kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô.
Quang Phong
Theo Dantri
Bàn cách ứng phó với bão mạnh và siêu bão Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo sớm với mỗi cơn bão, mỗi đợt triều cường ở mỗi vùng. Sáng 7/10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì hội nghị trực tuyến về công tác ứng phó bão mạnh, siêu bão với các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc...