Ai bảo Việt Nam ‘remake’ thứ gì đều thành bom xịt? Làng giải trí chứng kiến không ít siêu phẩm mang mác tái chế nhưng vẫn thành công
Dẫu chỉ là một vài trường hợp nhưng cũng đủ khiến người hâm mộ nuôi hi vọng về một tương lai khởi sắc của trào lưu remake đang rất thịnh hành ở Việt Nam.
Từ đầu năm 2017 đến nay, chưa khi nào làng điện ảnh Việt lại chứng kiến sự nở rộ của “cơn sốt remake” đến vậy! Từ “Tháng năm rực rỡ”, “She Was Pretty”, “Cô nàng ngổ ngáo”, “Sắc đẹp ngàn cân”, “Hậu duệ mặt trời”, đến “Vì sao đưa anh tới”, lần lượt các bộ phim kinh điển của Hàn đều được các đạo diễn trong nước nuôi ý định Việt hóa. Thậm chí, gần đây còn có tin đồn “Tam sinh tam thế thập lý đào hoa” rồi “Diên Hy công lược” của điện ảnh Trung cũng chuẩn bị được mua bản quyền.
Remake đang trở thành trào lưu làm phim mới của Việt Nam
Vấn đề nằm ở chỗ, khán giả đã quá ngán ngẩm với cách làm mới của đạo diễn Việt. Không chỉ làm mất đi cái hay ở bản gốc, khó tìm dàn cast lột tả được hết thần thái của nam nữ chính nguyên bản mà ngay cả khoản đầu tư bối cảnh, trang phục giữa 2 phiên bản đã khác nhau “một trời một vực”, nhất là khi Việt Nam có xu hướng lựa chọn các bộ phim “phá đảo phòng vé” nên việc bị đem lên bàn cân so sánh về diễn xuất là điều không thể tránh khỏi. Thế nên, cứ nghe đến cụm từ remake là cư dân mạng đã mặc định: điện ảnh trong nước có thêm một “bom xịt”, may mắn hơn thì không phá nát bản gốc.
Tuy nhiên, bất cứ chuyện gì cũng có trường hợp ngoại lệ. Remake cũng vậy. Ngoài những lần làm mới thất bại của “Glee”, “Sắc đẹp ngàn cân”, “Yêu đi đừng sợ”,… hay một vài gameshow như “Vì yêu mà đến”, “Giọng ải giọng ai”,… thì làng giải trí cũng chứng kiến không ít siêu phẩm mang mác tái chế nhưng vẫn cực kì thành công, điển hình như:
Âm nhạc
Hiểu nôm na, remake là làm lại từ một sản phẩm đã có sẵn trên thị trường. Remake không hoàn toàn là phải sao chép nguyên vẹn 100% mà còn có sự cải biên để phù hợp với văn hóa từng đất nước, vùng miền. Đơn giản hóa, remake trong âm nhạc chính là viết lại lời Việt từ một bản hit quốc tế hoặc dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ sau đó lưu hành rộng rãi.
Điển hình cho trào lưu này có thể kể đến “nữ hoàng teen pop” một thời Bảo Thy. Hầu hết các bản hit đầu tay của cô đều gán mác nhạc ngoại lời Việt, ví dụ như: “Sorry”, “ Please Tell My Why”, “ 10 Minutes”, “Vẫn ngỡ như là”… Tuy nhiên, xu hướng mượn nhạc nước ngoài này lại khiến “công chúa bong bóng” bị tố cáo “đạo nhạc” do vi phạm tác quyền, chưa xin phép tác giả.
Hầu hết những bản hit đầu đời của Bảo Thy đều không do nhạc sĩ trong nước sáng tác
Không lâu sau, Vpop lại phát cuồng với “ Xe đạp” – bản hit làm nên tên tuổi của Thùy Chi. Ít ai biết, bản gốc của ca khúc này có tên “Sakurairo Mau Koro” vốn được ca sĩ người Nhật Mika Nakashima thể hiện. Từng có tranh cãi, Thùy Chi đi theo “vết xe đổ” của Bảo Thy là “mượn beat” không xin phép, thế nhưng sau tất cả, khán giả Việt vẫn dành cho “Xe đạp” sự trân trọng và yêu thương hết mực.
Đây mới là bản gốc của “Xe đạp” – Thùy Chi
Điện ảnh
Ở lĩnh vực điện ảnh, không khó để tìm một tác phẩm remake được đánh giá thang điểm 7,8/10, ví dụ như: “Em là bà nội của anh” hay “Tháng năm rực rỡ” – 2 bộ phim từng làm mưa làm gió phòng vé Việt thời gian gần đây.
Làm lại từ bộ phim cùng tên đã quá đình đám của Hàn Quốc, “Em là bà nội của anh” không ít lần khiến khán giả nghi ngờ về tính khả thi do không phải ai cũng diễn xuất tự nhiên và hài hước được như Shim Eun Kyung. Tuy nhiên, Miu Lê đã chứng minh cho các mọt phim Hàn thấy khả năng nhập vai “thần sầu” của mình: vẫn tôn trọng bản gốc mà không quên sáng tạo nhiều cử chỉ, hành động cho phù hợp với văn hóa người Việt. Vì lẽ đó mà chỉ sau 2 tháng công chiếu, “Em là bà nội của anh” đã thu về hơn 102 tỷ đồng, chính thức trở thành phim Việt có doanh thu cao nhất lịch sử điện ảnh Việt Nam (cho đến khi “Em chưa 18″ ra mắt). Ngoài ra, ca khúc nhạc phim “Mình yêu từ bao giờ” cũng vươn lên thành hit đứng đầu bảng xếp hạng Vpop nhiều tháng liền.
“Em là bà nội của anh” chính là bước ngoặt cho phim remake ở Việt Nam
Sau thành công của “Em là bà nội của anh”, điện ảnh Việt lại bước sang trang mới nhờ cơn sốt “Tháng năm rực rỡ” của đạo diễn Dũng khùng. Vẫn là câu chuyện xuyên thời gian của một nhóm bạn nữ (về Việt Nam có tên nhóm Ngựa Hoang), “Tháng năm rực rỡ” đem đến cái nhìn rất ngọt ngào nhưng cũng thấm đẫm nước mắt về thứ gọi là tình bạn, tình tri kỉ. Mặc dù mạnh dạn cắt bỏ nhân vật cùng nhiều chi tiết ở bản gốc nhưng đã lâu lắm rồi, Việt Nam mới có một phim remake chỉn chu về bối cảnh, mốc thời gian, chi tiết lẫn diễn xuất của cả 6 nhân vật chính. Đáng mừng hơn cả là tính tới chiều ngày 6/4, bộ phim đã thu về 84 tỷ đồng tiền bán vé trên toàn quốc, vượt mặt “Tèo Em” (80 tỷ) để chiếm giữ ngôi vị thứ 5 trong bảng xếp hạng top 10 doanh thu cao nhất của điện ảnh Việt.
“Tháng năm rực rỡ” xứng đáng trở thành bộ phim remake xuất sắc nhất năm 2018
Phim truyền hình
Không riêng mảng điện ảnh mà truyền hình Việt từ lâu đã có xu hướng mua bản quyền ở nước ngoài về thực hiện lại. Đại diện tiêu biểu cho trường hợp này có thể kể đến: “Cầu vồng tình yêu”, “Lối sống sai lầm”, “Anh em nhà bác sĩ”, “Vòng xoáy tình yêu” – một vài bộ phim được đánh giá là có chất lượng tốt với lượng khán giả theo dõi ổn định.
Tuy nhiên, phải đến năm 2017 remake mới chính thức khiến màn ảnh nhỏ Việt Nam bùng nổ khi “Người phán xử” (mua kịch bản gốc từ Israel) tạo thành cơn sốt cả trên mạng xã hội lẫn ngoài đời, sau đó còn có nỗi ám ảnh mang tên “Sống chung với mẹ chồng” – phim truyền hình vốn dựa trên nguyên tác tiểu thuyết cùng tên của Trung Quốc, tác giả Giả Hiểu.
Cả “Sống chung với mẹ chồng” và “Người phán xử” đều tạo được hiệu ứng dữ dội dù không mang kịch bản thuần Việt
Gần đây nhất, khán giả Việt cũng háo hức không kém với “Gạo nếp gạo tẻ” (làm lại từ “Wang Family” của Hàn Quốc) khi chuyển thể rất ngọt từ “mùi vị kim chi sang cà pháo, mắm tôm rất đặc trưng của người Việt” (theo lời biên kịch Hoàng Anh của bộ phim) mà vẫn tôn trọng những mâu thuẫn diễn ra trong một gia đình nhiều thế hệ.
Không khó để nhận thấy, hầu hết các gameshow hiện tại của Việt Nam đều được mua bản quyền từ nước ngoài, đặc biệt là các chương trình âm nhạc. Mặc dù sức hút ngày càng giảm dần theo thời gian, giá quảng cáo cũng giảm mạnh theo từng mùa nhưng không thể phủ nhận, giai đoạn đầu mới được remake, The Voice (2 mùa đầu), The Face (mùa 1), đặc biệt là Bố ơi, mình đi đâu thế và Ơn giời, cậu đây rồi!,… rất được khán giả trong nước ủng hộ.
Theo ghi nhận, mùa đầu tiên với chiến thắng thuộc về Hương Tràm (đội Thu Minh) là một trong những mùa thành công nhất của The Voice Việt Nam
Dẫu không tôn trọng bản gốc nhưng không thể phủ nhận, The Face mùa 1 rất có sức hút với truyền thông
hay Ơn giời, cậu đây rồi đã qua 5 mùa vẫn được khán giả yêu thích
Kết
Nhiều người cho rằng, remake quá nhiều đang khiến làng giải trí Việt “chết dần” sự sáng tạo. Tuy nhiên, ở khía cạnh nào đó, đây lại là thử nghiệm tương đối mạo hiểm của người làm nghệ thuật khi phải “khiêu chiến” với cái bóng quá lớn từ sản phẩm gốc. Ngoài ra, remake cũng là cách các làng giải trí giao lưu, tìm kiếm cơ hội hợp tác. Vấn đề quan trọng, đừng hiểu lầm rằng remake là “copy” lại hoàn toàn mà quên đi các yếu tố phù hợp với điều kiện văn hóa, bối cảnh, kinh phí,… bởi khi ấy, đạo diễn chẳng khác nào đang thực hiện một sản phẩm parody chứ không phải sáng tạo “con đẻ” của chính mình.
Theo tinnhac
Nếu bạn thấy cuộc sống quá nhạt nhẽo, hãy nhìn cách Khả Ngân uống rượu trong "Hậu Duệ Mặt Trời" và vui lên!
Cầm chai rượu và nhắm mắt uống đầy say đắm, Khả Ngân lại tiếp tục tạo nên một khoảnh khắc ấn tượng khó phai trong Hậu Duệ Mặt Trời phiên bản Việt.
Có một điều bạn phải công nhận rằng, mặc dù có nhiều sự chỉ trích về diễn xuất trong Hậu Duệ Mặt Trời bản Việt, nhưng Khả Ngân vẫn đang là cái tên hot nhất trên mạng xã hội hiện nay. Cả bộ phim Hậu Duệ Mặt Trời phiên bản Việt cũng chung số phận như vậy luôn. Vẫn hot, vẫn có người xem và người ta vẫn chê.
Càng xem lại càng thấy nhiều điểm trừ của Hậu Duệ Mặt Trời được Việt Nam remake. Nếu như ở phiên bản gốc, sau mỗi tập lại cho ra một phân đoạn kinh điển làm khán giả nổi da gà và nhớ mãi, thì ở bản Việt, khi mà phim đã chiếu đến tập 12 thì các phân đoạn kinh điển ấy lại làm người ta nổi da gà vì... dở.
Quả nhiên, cách làm phim của nước bạn sang đến nước ta vẫn còn là một khoảng cách mênh mông lắm.
Ở một cảnh mà nữ chính chỉ cần cầm chai rượu tu một hơi thật sexy để khiến nam chính mê đắm rồi trao một nụ hôn, thì vào tay diễn xuất của Khả Ngân cầm chai rượu siêu to và thô, chẳng tinh tế một chút nào thì chúng ta lại có thêm một chùm ảnh chế...
Nếu bạn thấy cuộc đời quá nhạt nhẽo, hãy tìm đến Khả Ngân và xin một chút rượu giải sầu nhé!
Điều kinh dị nhất trên đời: Thứ 2.
Khoảnh khắc bạn nhận ra mình chẳng khác gì một con lừa...
Ai khóc nỗi đau này? - Bảo Anh.
Cuộc sống mà!
Trên đời có những chuyện không bao giờ có thể lý giải được.
Con xin lỗi mẹ...
Đi làm kiếm tiền thế nào mà lại nợ ngược công ty??
Theo Trí Thức Trẻ
6 phim Hollywood được "remake" xuất sắc không thua gì bản gốc Không chỉ phim Việt, Trung hay Hàn mới có bản phim remake (làm lại) hay, màn ảnh Hollywood cũng có không ít tác phẩm làm lại xuất sắc không thua kém gì bản gốc. Nhắc đến trào lưu làm phim remake, nhiều khán giả chắc hẳn sẽ chau mày và thắc mắc rằng, có gì hay ho để khai thác lại một tựa...