Ai bao bọc cho đại gia Trịnh Sướng?
Hàng năm trời, tung ra thị trường hàng triệu lít xăng giả, sở hữu khối bất động sản “khủng” ở những vị trí đắc địa…, hành vi vi phạm pháp luật không những không bị phát hiện.
doanh nghiệp của đại gia Trịnh Sướng còn được cho là “làm tốt công tác an sinh xã hội”, “hoàn thành tốt nghĩa vụ tài chính”, thậm chí được tỉnh Sóc Trăng tặng bằng khen…
Kho nhiên liệu Phú Mỹ Hưng của đại gia xăng dầu miền Tây
Nếu biết thì đã không đi…
Trả lời báo chí về việc có nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đi du lịch Nhật Bản do đại gia Trịnh Sướng tổ chức và “bao trọn gói”, ông Lê Văn Hiểu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết khi đó thấy doanh nghiệp (DN) của ông Sướng làm tốt công tác an sinh xã hội, tặng nhiều xe cứu thương cho các bệnh viện của tỉnh, việc tổ chức đi nước ngoài nhằm cho cán bộ hưu trí đi “tham quan học tập” (?). Theo ông Hiểu, nhận thấy lý do hợp lý nên tỉnh đồng ý, thành lập đoàn và phân công Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đi “học tập” nước ngoài. Thời điểm đó do Tỉnh ủy chưa phát hiện DN của ông Sướng vi phạm pháp luật, nếu biết thì đã không đi…
Tuy nhiên, một số lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đã phủ nhận phát biểu trên của ông Phó Chủ tịch tỉnh. Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 12/6, ông Triệu Công Tính – Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết thông tin trên là không chính xác. Ông Huỳnh Văn Sum – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đi nước ngoài là tự túc kinh phí, đồng thời cung cấp phiếu thu của công ty lữ hành về số tiền của ông Sum đóng là 37,9 triệu đồng. Theo ông Tính, ông Sum được đi du lịch theo dạng một chuyến nghỉ phép và thủ tục quy trình đúng theo quy định. Ông Sum có gửi đơn đến Chi bộ Phòng Tài chính – Quản trị và Đảng ủy Văn phòng Tỉnh ủy cho phép đi tham quan du lịch tại Nhật Bản từ ngày 29/3/2019 đến ngày 3/4/2019, toàn bộ kinh phí chuyến đi tự túc.
Lý giải về việc lãnh đạo chụp ảnh chung với ông Trịnh Sướng tại Nhật Bản, ông Tính cho biết đó là một sự “trùng hợp ngẫu nhiên”, gặp nhau nên chụp ảnh lưu niệm chung chứ không phải ông Sum dẫn đoàn trong chuyến đi đó. Còn ông Huỳnh Văn Sum – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng cũng xác nhận thông tin ông đi nước ngoài do Trịnh Sướng tài trợ là không chính xác. Ông đi nước ngoài bằng tiền tự túc, có giấy xác nhận của Cty lữ hành.
Cùng đi trong chuyến này còn có ông Trương Hoài Phong – Giám đốc Sở Y tế Sóc Trăng. Theo ông Phong, trước đó ông có quen biết với ông Sướng do ông này từng hỗ trợ cho ngành y tế tỉnh 4 chiếc xe cứu thương. “Tuy nhiên, việc đi nước ngoài do tiền tôi tự bỏ ra và cũng xin phép lãnh đạo đúng quy trình” – ông Phong nói.
Một cán bộ hưu trí cho rằng: “Nếu quả thực chuyến đi do Trịnh Sướng tài trợ thì đoàn cán bộ của tỉnh Sóc Trăng đã vi phạm Chỉ thị của Ban Bí thư “Lãnh đạo chủ chốt của bộ, ngành, địa phương không được tham gia đoàn của các doanh nghiệp đi nước ngoài hoặc do các DN nước ngoài mời đích danh”.
Liên quan đến việc Cty của ông Trịnh Sướng nhiều lần được UBND tỉnh Sóc Trăng tặng bằng khen, ông Hiểu cho biết thời điểm đó vì thấy DN này làm ăn đàng hoàng, nghĩa vụ tài chính tốt, không phát hiện vi phạm gì nên UBND tỉnh có xét tặng bằng khen. Sắp tới tỉnh sẽ xem xét và có hướng xử lý vấn đề này.
Cho cán bộ mượn tiền làm ăn?
Theo ông Võ Văn Chiêu – Giám đốc Sở Công Thương Sóc Trăng, Phó Giám đốc sở này là ông Nguyễn Việt Trung từng bị kiểm điểm rút kinh nghiệm vì gia đình mượn tiền của đại gia Trịnh Sướng. Thời điểm đó (năm 2017), ông Trung là Phó Giám đốc Sở Công Thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng.
Trả lời câu hỏi xoay quanh việc ông Nguyễn Việt Trung mượn trên nửa tỷ đồng của ông Trịnh Sướng có liên quan gì đến việc kiểm tra, thanh tra chất lượng xăng dầu của Mỹ Hưng hay không, ông Võ Văn Chiêu cho biết: “Vụ ông Trung mượn tiền Trịnh Sướng là có, Ủy Ban kiểm tra Tỉnh ủy đã làm việc và kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với ông Trung. Việc mượn tiền là quan hệ gia đình. Bên vợ ông Trung là bà con với bên vợ ông Sướng”.
Một cán bộ Cục Quản lý thị trường Sóc Trăng xin giấu tên cho Tiền Phong biết: “Ông Nguyễn Việt Trung 2 lần “mượn” tiền của ông Sướng tổng cộng 600 triệu đồng, được thực hiện vào tháng 3 và tháng 5/2015.
Trong khi đó đối chiếu với báo cáo của Sở KH&CN, từ năm 2017 đến tháng 6/2019, Thanh tra Sở này phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Phòng Cảnh sát kinh tế tiến hành thanh tra 103 cơ sở kinh doanh xăng dầu, phát hiện 27 cơ sở vi phạm.Trong số 27 cơ sở này, có 1 cơ sở của Công ty TNHH Gia Thành có liên quan đến ông Trịnh Sướng vi phạm về đo lường. Thậm chí, cuối năm 2018, kiểm tra kho xăng dầu Phú Mỹ Hưng của đại gia Trịnh Sướng cũng không phát hiện vi phạm, mặc dù các vi phạm của Phú Mỹ Hưng đã nằm trong tầm ngắm của Công an Đắk Nông và Bộ Công an. Hơn nữa, ông Nguyễn Việt Trung là người phụ trách về đo lường chất lượng hàng hóa”.
Chiều tối ngày 12/6, Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng phát đi thông cáo báo chí về việc thông tin một số lãnh đạo tỉnh được đại gia Trịnh Sướng mời đi tham quan du lịch nước ngoài là chưa chính xác.
Văn phòng UBND tỉnh thông tin chính thức như sau:
Qua rà soát, tỉnh Sóc Trăng tuân thủ thực hiện Kế hoạch Đoàn ra, Đoàn vào năm 2019 đã được Thủ tướng phê duyệt. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng không tổ chức đoàn cũng như phân công lãnh đạo tỉnh làm trưởng đoàn tham gia bất kỳ đoàn đi nước ngoài theo lời mời của các doanh nghiệp.
Việc ông Huỳnh Văn Sum – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đi nước ngoài ngày 29/3/2019 đến ngày 3/4/2019 là có đơn xin nghỉ phép đi tham quan du lịch tại Nhật Bản. Kinh phí chuyến đi do cá nhân ông Sum tự chi trả. Hồ sơ, thủ tục xin đi Nhật Bản được thực hiện đúng theo quy định hiện hành.
NHẬT HUY
C. KỲ – N.HUY – X.LƯƠNG
THeo PLO
Bất ngờ đường đi xăng giả của đại gia Trịnh Sướng ở các tỉnh phía Bắc
Theo lời khai của bị can trong đường dây xăng giả của đại gia Trịnh Sướng, các doanh nghiệp này đã xuất bán số lượng xăng lớn ra các tỉnh phía Bắc.
Đại gia Trịnh Sướng khai cách chế xăng giả thu lợi tiền tỷ
Khi bị bắt, đại gia xăng dầu Trịnh Sướng khai nhận hành vi mua bán, sản xuất xăng giả trong thời gian dài để thu lợi bất chính tiền tỷ.
Liên quan đến đường dây sản xuất, mua bán xăng giả của đại gia Trịnh Sướng(ngụ Sóc Trăng) và đồng bọn vừa bị Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Đắk Nông triệt phá, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông cho biết thường xuyên kiểm tra nhưng không phát hiện xăng giả.
Xăng giả bán ra đến các tỉnh phía Bắc
Theo đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông, công an đang làm rõ gần 10 cửa hàng ở Đắk Nông có liên quan đến đường dây sản xuất, bán xăng giả.
Ngoài ra, quá trình điều tra vụ án, công an xác định một lượng xăng dầu lớn đã được xuất bán cho các địa phương như: Đắk Lắk, Cần Thơ, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Hậu Giang, rồi ra đến cả Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng...
Theo lời khai của Trịnh Sướng và đồng bọn, xăng giả được các công ty bán trực tiếp cho cửa hàng nên không cần hóa đơn. Mỗi lần nhập hàng, các đơn vị này lấy một xe bồn khoảng 26 m3 rồi bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Liên quan đến việc cả nước liên tục xảy ra tình trạng cháy xe, có phải do liên quan đến xăng giả hay không, đại tá Quy cho biết đã báo cáo Bộ Công an rà soát.
"Bộ Công an đã thông báo cho công an các địa phương rà soát xem những phương tiện cháy nổ trong 3 năm gần đây có phải do xăng giả hay không", đại tá Quy nói.
Theo một lãnh đạo VKSND tỉnh Đắk Nông, cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ việc các doanh nghiệp chi tới 3.000 tỷ đồng để mua dung môi sản xuất xăng giả được hợp thức hóa như thế nào. Bởi đây là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nên việc cấp giấy phép, kiểm tra rất chặt chẽ.
Lấy hơn 30 mẫu nhưng chỉ một mẫu kém chất lượng
Tháng 4/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh thành kiểm tra chất lượng xăng dầu tại địa phương. Việc thanh tra chất lượng xăng dầu xuất phát từ việc buôn lậu xăng dầu ở một số tỉnh, đặc biệt là khu vực miền Trung.
Thực hiện kế hoạch trên, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông đã tiến hành 2 đợt thanh tra về Chuyên ngành ghi nhãn hàng hóa, chất lượng xăng dầu (tháng 6/2018) và Việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng xăng dầu (tháng 9/2018), đối với 28 cơ sở kinh doanh tại địa phương.
Tháng 6/2018, đoàn thanh tra đã làm việc với 4 cơ sở kinh doanh xăng dầu tại thị xã Gia Nghĩa, huyện Đắk Mil và Đắk Song. Đoàn lấy 5 mẫu xăng, dầu để xét nghiệm thì phát hiện một mẫu xăng vi phạm về chất lượng.
Một mẫu xăng (RON 95) không đạt chất lượng của Công ty TNHH Thương mại, dịch vụ Hiệp Thu (huyện Đắk Song). Công ty này sau đó bị phạt gần 36 triệu đồng và tước giấy phép kinh doanh 2 tháng.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông lấy hơn 30 mẫu xăng dầu kiểm tra nhưng không phát hiện xăng giả. Ảnh: Minh Lộc.
Đến tháng 9/2018, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông lấy 30 mẫu xăng, dầu để kiểm tra đợt hai nhưng tất cả đều đảm bảo chất lượng.
Theo ông Phạm Ngọc Danh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông, hàng năm sở đều tiến hành thanh tra chất lượng xăng dầu. Tuy nhiên, việc thanh tra được thực hiện theo kế hoạch và phải thông báo cho các cơ sở kinh doanh biết.
"Do đó, các đơn vị này có biện pháp đối phó. Thậm chí trong một bồn xăng có nhiều ngăn, khi bị kiểm tra thì các đơn vị đưa kiểm tra xăng đạt chất lượng. Chỉ khi nào phát hiện dấu hiệu vi phạm, cơ quan chức năng thanh tra đột xuất thì mới có bằng chứng để xử phạt các cơ sở kinh doanh này", ông Danh nói.
Còn theo Giám đốc Sở Công Thương Đắk Nông Bùi Huy Thành đơn vị chỉ kiểm tra điều kiện kinh doanh của các cửa hàng xăng dầu.
"3 công ty nằm trong đường dây sản xuất, mua bán xăng giả không phải đối tác bán xăng cho các cửa hàng theo giấy phép kinh doanh được cấp. Các cửa hàng xăng ở Đắk Nông trực tiếp lấy xăng giả từ 3 công ty trên về bán cho người dân", ông Thành nói.
Vị giám đốc cho biết thêm, Sở Công Thương đang đợi kết luận điều tra để đưa ra hướng xử lý đối với những cửa hàng bán xăng giả.
Theo Tây Nguyên (Zing)
CLIP : "Đạo chích" bẻ khóa cuỗm xe SH trong chớp mắt Tên trộm bẻ khóa xe SH đang dựng bên đường trong 2 giây rồi tẩu thoát nhanh chóng cùng đồng bọn. Theo Tú Anh Nguyễn (Zing)