Ai bánh khúc nóng nào…
Xôi khúc hay còn gọi là bánh khúc, từ lâu đã được coi là món ăn mang đậm hương vị quê hương. Có lẽ bởi nguyên liệu làm bánh đều rất thân quen với người Việt như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn…
Để có bánh khúc ngon, phải chọn nguyên liệu rất cẩn thận.
Gạo nếp được lựa chọn kỹ, từ loại ngon nhất, lá khúc sau khi rửa sạch sẽ được giã nhỏ, trộn cùng với bột nếp để làm vỏ bánh. Nhân bánh bao gồm đậu xanh được đồ lên, giã nhuyễn cùng với thịt lợn thái miếng, được tẩm ướp gia vị và hạt tiêu. Thịt lợn phải chọn loại thịt ba chỉ, không nạc quá mà cũng không mỡ quá ăn sẽ dễ ngán.
Phần bánh (gồm nhân đậu xanh-thịt và vỏ bột nếp) sẽ được rải một lớp gạo nếp bên ngoài và đồ lên, trong nồi luôn có rải lớp lá chuối xanh cho thơm. Khi xôi chín sẽ được đưa vào nồi đất lớn để giữ nhiệt trước khi được gói lại nóng hổi và thơm mùi lá dong, lá chuối. Bạn có thể ăn bánh kèm chút muối vừng cũng rất ngon.
Quán để bánh trong nồi đất to để giữ nhiệt.
Hàng xôi khúc cô Lan ở phố Nguyễn Công Trứ nổi danh là hàng ngon nhất nhì Hà Nội. Nhiều hàng bán trên phố đều trưng hiệu bánh khúc cô Lan chính hiệu, khẳng định mình lấy hàng từ đây, để thu hút thêm khách. Ban ngày, hàng được bán ở trong ngõ, buổi tối thì ở bày bán ngoài vỉa hè.
Video đang HOT
Nếu bạn đi từ phố Huế, bạn có thể rẽ vào phố Nguyễn Công Trứ, ngõ 67B, hàng xôi ở ngay cổng chợ và thường mở tới lúc 23h, hoặc vào mùa đông thì thường sẽ hết sớm hơn. Giá một gói xôi là 10.000 đồng.
Đối với nhiều người Hà Nội, tiếng rao: “Ai xôi bánh khúc này” dường như đã đi vào tâm trí, ký ức của mỗi con người khi nhớ về mùa đông. Một ngày nào đó khi bạn thưởng thức gói xôi ấm nóng qua từng ngón tay, bạn sẽ cảm nhận được món quà rất riêng của đất Hà Thành.
Thịt làm nhân không được nạc quá mà cũng không mỡ quá.
Đường tới quán.
Hưng Simpleman
Theo NS
Bánh khúc làng Diềm - Đượm tình quan họ
Trong bánh, ngoài xôi, lớp nếp óng dẻo bọc lấy lớp nhân đậu xanh bên trong, không phải là bánh, chẳng hẳn là xôi. Đó chính là bánh khúc - đặc sản làng Diềm, ven hữu ngạn sông Cầu, thuộc xã Hòa Long, huyện Tiên Phong tỉnh Bắc Ninh
Nguồn ảnh: blogspot
Bánh khúc tròn nhỏ như nắm xôi, từng hạt nếp căng tròn bóng mịn bao xung quanh lớp bột mầu xanh xanh và nhân đỗ vàng rộm. Sở dĩ có tên là bánh khúc là bởi vì khi làm bánh, người ta sẽ dùng rau khúc, thái rối, nấu lên, nhồi cả cái và nước với bột nếp thành khối dẻo rồi cho nhân đậu xanh vào. Lá khúc nhỏ, trên mặt lá xanh bạc như được bôi một lớp phấn trắng. Lá khúc tươi hay khô đều có thể dùng làm bánh. Mùa đông, rau khúc hiếm, nên mỗi độ Giêng, là mùa của khúc, lá khúc sẽ được phơi khô, nghiền bột và được để dành để làm bánh trong cả năm. Rau khúc có hai loại: khúc tẻ và khúc nếp. Lá khúc tẻ to hơn khúc nếp, nhưng khi làm bánh, người ta thường chọn lá khúc nếp, bởi lá khúc nếp thơm ngon hơn nhiều.
Rau khúc. Nguồn ảnh: phunuonlime
Để làm được một chiếc bánh khúc ngon không khó, nhưng quy trình đòi hỏi sự tỷ mỷ và mất khá nhiều thời gian. Chỉ riêng khâu chọn nguyên liệu cũng phải thật có kinh nghiệm. Bột làm bánh khúc không phải 100% là gạo nếp, mà với tỉ lệ 8 phần nếp, 2 phần gạo tẻ. Gạo tẻ là loại gạo được lựa chọn kỹ càng, ngon, trắng đều, trong, dài hạt. Gạo nếp dẻo, thơm. Gạo tẻ sau khi ngâm vài tiếng đồng hồ được vo, đãi thật sạch đem giã nhuyễn cùng với lá khúc. Tỷ lệ gạo và lá để làm bánh khúc cũng là một bí quyết để có được món bánh như ý, bởi nhiều gạo quá, bánh khúc sẽ không có vị đặc trưng của loại lá này, còn nếu lượng gạo không đủ, bánh sẽ thiếu độ kết dính.
Có thể thưởng thức bánh khúc làng Diềm với hai loại nhân: nhân hành và nhân đỗ. Bánh khúc nhân đỗ có vị bùi của đỗ, vị béo của thịt mỡ và vị thơm của hạt tiêu. Đậu xanh bỏ vỏ, ngâm nước cho bở, đồ chín tới, giã thật mịn, xào với ít hành băm nhỏ và thịt nạc dăm xay nhuyễn, trộn vào nhau để làm nhân. Tuy nhiên, ngon nhất vẫn là thịt ba chỉ thái nhỏ, để khi ăn, cảm nhận được vị béo của mỡ, thêm chút tiêu cho dậy mùi và cay cay.
Bánh khúc nhân hành có khác hơn đôi chút. Hành được dùng làm nhân bánh khúc nhất thiết phải là hành khô, cộng thêm mộc nhĩ, hạt tiêu, răm, thịt ba chỉ băm nhỏ trộn lẫn với nhau. Bánh khúc thường được người dân làng Diềm nặn với 2 hình thức: tròn như bánh rán hoặc hình tai voi, nhưng dù với hình thức nào, vỏ bánh cũng phải dát mỏng mà không để lộ nhân.
Sau khi dàn mỏng lớp vỏ bao kín nhân bánh, xếp từng lượt bánh vào nồi hấp như đồ xôi, mỗi lớp bánh lại rắc một lượt gạo nếp ngon đã ngâm kỹ làm áo.
Nguồn ảnh: xinhxinh
Ngon nhất vẫn là thưởng thức chiếc bánh khúc khi còn nóng hổi. Những hạt nếp trong, căng tròn, bóng mọng quyện với mùi thơm, bùi, đặc trưng của lá khúc, vị ngậy béo của nhân đỗ thịt, tất cả hoà quyện tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn riêng.
Nguồn ảnh: wordpress
Người làng Diềm chỉ làm bánh khi có khách quý đến chơi nhà và các dịp rằm tháng giêng, lễ hội Đền Vua bà 6 - 2 và Hội
Tát giếng 3 - 3 âm lịch. Đó cũng chính là mùa của cây khúc.
Nguồn ảnh: go2vietnam.edu
Dường như mỗi làn điệu quan họ thắm tình, mượt mà đã hòa quyện trong từng chiếc bánh khúc, nên chiếc bánh làng Diềm cũng đậm đà, thủy chung, như níu chân, "người ơi, người ở, đừng về"....
Về Bắc Ninh thưởng thức nem Bùi Nói đến vùng quê Kinh Bắc, người ta thường nghĩ ngay đến những làn điệu quan họ, nhưng ở vùng quê này còn có những món ăn dân dã mang đậm chất quê hương, ăn một lần thì ắt hẳn khó quên như: Bánh tẻ làng Chờ, bánh khúc làng Diềm, bánh phu thê Đình Bảng... Ngoài các loại bánh nghe tên đã...