AH-1W- tìm hiểu “Siêu rắn hổ mang” của Thổ Nhĩ Kỳ vừa bị bắn hạ
Vừa qua, kênh truyền hình Gerilla TV, kênh thông tin có liên hệ chặt chẽ với lực lượng đảng Công nhân người Kurd (PKK), phát một video quay cảnh tay súng của nhóm này dùng tên lửa vác vai SA-18 MANPADS do Liên Xô sản xuất bắn rơi một trực thăng AH-1W Super Cobra của không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiếc trực thăng AH-1W Super Cobra của không quân Thổ Nhĩ Kỳ bị gãy đuôi và nổ tung rơi xuống đất ngay sau khi trúng tên lửa của một chiến binh người Kurd. Đây được cho là tổn thất mới nhất của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Dòng trực thăng AH-1W là thế hệ thứ hai của dòng trực thăng chiến đấu nổi tiếng AH-1 Cobra của Mỹ từng tham chiến lần đầu tiên ở Việt Nam. Khác với thế hệ đầu, những chiếc AH-1W Super Cobra được trang bị hai động cơ cho khả năng cơ động tốt hơn, cùng hệ thống điện tử tiên tiến hơn.
Chúng có thể mang nhiều loại vũ khí khác nhau để tấn công mặt đất. Dù ra đời đã lâu và hiện tại không quân Mỹ đang dần thay thế chúng bằng phiên bản mới hơn mang tên AH-1Z Viper, nhưng những chiếc AH-1W Super Cobra vẫn là nòng cốt của lực lượng trực thăng tấn công của nhiều nước trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng xem thông số của loại trực thăng tấn công này qua inforgraphic dưới đây.
Theo_An ninh thủ đô
Thêm chi tiết sốc về tên lửa BUK bắn hạ MH17
Công ty tình báo Stratfor mới đăng tải hình ảnh vệ tinh cho thấy tên lửa BUK di động xuất hiện ở Donetsk 5 giờ trước khi MH17 bị bắn hạ.
Video đang HOT
Daily Mail mới đây đăng tải hình ảnh vệ tinh mới được hãng phân tích và tư vấn an ninh Mỹ - Stratfor cung cấp cho thấy hệ thống tên lửa đất đối không BUK của Nga vốn bị cáo buộc là thủ phạm bắn rơi máy bay MH17, đã được đặt ở Donetsk vài giờ trước khi xảy ra sự cố.
Theo hình ảnh được công bố mới nhất, hệ thống tên lửa đất đối không BUK được lắp đặt trên đỉnh của một container ở Donetsk năm giờ trước khi máy bay MH17 bị bắn hạ.
Tuyên bố này do một blog điều tra độc lập của Anh có tên Bellingcat tiến hành. Bellingcat cho hay tên lửa BUK được chuyển đến khu vực do quân ly khai kiểm soát từ một căn cứ quân sự ở Nga.
Hình ảnh vệ tinh của Stratfor cho thấy tên lửa BUK được đặt trên đỉnh của một container ở Donetsk năm giờ trước khi máy bay MH17 bị bắn hạ. Ảnh: Daily Mail
Các điều tra viên của Bellingcat tin rằng tên lửa BUK chính là thủ phạm bắn rơi MH17 sau khi phân tích hình ảnh về BUK, vốn được nhìn thấy trong lãnh thổ Ukraine do quân nổi dậy kiểm soát vào ngày xảy ra sự việc thương tâm trên.
Bằng cách so sánh những đặc trưng như loại bánh máy bay, vết nứt gãy trên tấm panel, thậm chí cả những dấu vết của muội than do cháy để lại, báo cáo của Bellingcat tuyên bố đó chỉ có thể là tên lửa đất đối không BUK của Nga được đánh số 332, thuộc Lữ đoàn phòng không 53 đóng tại TP Kursk của Nga.
Tuy nhiên, theo Daily Mail, việc xác minh bằng chứng trên trở nên khó khăn hơn bởi một trong ba con số trên BUK bị thất lạc, buộc nhóm điều tra phải tạm "gọi tên" là BUK 3x2.
Nhóm Bellingcat cho hay họ đã phải rà soát lại những tư liệu cách đây hơn năm năm để xác định con số bí ẩn bị "thất lạc" kia trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Hai mặt trái, phải của bệ phóng Buk 3x2 được phát hiện tại gần nơi MH17 gặp nạn (trên) và bệ phóng Buk 332 thông thường.
Báo cáo cho biết: "Vào 17/7/2014, tên lửa BUK của Nga mang số hiệu 332 thuộc Lữ đoàn tên lửa phòng không 53 đóng tại Kursk (Nga) đã được quay phim và chụp hình lại ở miền đông Ukraine". "Cụ thể, đoạn băng cho thấy BUK, trước đó được nhận diện là BUK 3x2, đang di chuyển tới trung tâm khu vực phóng" - báo cáo viết.Cuộc điều tra trên của Bellingcat diễn ra sau khi có cáo báo hồi tháng 11/2014 rằng quân đội Nga cung cấp hệ thống phóng tên lửa BUK cho quân nổi dậy và quân nổi dậy nhiều khả năng đứng sau vụ bắn rơi máy bay này.
Trước đó, ngày 3/5 vừa qua, một đoạn video mới được đề cập tới sự cố hôm 17/7/2014 cho thấy về đoàn xe chở tên lửa đất đối không Buk tại nơi nghi ngờ là đã bắn rơi MH17.
Bellingcat cho rằng, chưa biết rõ nguồn gốc của video này là ai và được chỉnh sửa, cắt video từ một phần mềm chỉnh sửa mang tên CropiPic.
Tại 00:47, chiếc xe tải màu trắng được phủ lưới ngụy trang được cho là đã chở 4 tên lửa bên trên. Trước chiếc xe này là một chiếc Toyota RAV4, đi sau là 2 xe khác, một là Transporter UAZ-469AZ và một là VW.
Đoạn video được cho là ghi lại cảnh ở Makiivka, phía Đông Donest, các dấu hiệu rõ nhất là ở bùng binh ở phía cuối video này phù hợp với bùng binh phía tây của công viên Kapitalnaya, Bellingcat nhận định. Vị trí địa lý cho thấy đoàn xe đang hướng về phía Đông ở miền nam Makiivka.
Thời điểm đoạn video này được ghi lại là vào giữa tháng 7/2014. Giá nhiên liệu trong video tại một cây xăng phù hợp với trang lưu trữ hôm 18/7/2014 trên trang web của trạm nhiên liệu được đặt bên đường trong video.
Bellingcat so sánh giá nhiên liệu quảng cáo trên đường phù hợp với giá đăng tải trên website của công ty đó vào thời điểm 18/7/2014.
Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra bình luận gì. Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga mô tả Bellingcat là "công cụ để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi cuộc điều tra thảm kịch MH-17", và cáo buộc nhóm này hợp tác với chính quyền Ukraina để sử dụng bằng chứng giả nhằm mưu hại Nga bắn hạ máy bay.
Trước đó, theo Spunik, hãng tin BBC từng tuyên bố một giả thuyết mới gây sốc về tai nạn của máy bay mang số hiệu MH17.
Theo đó, máy bay này có thể đã bị một chiến đấu cơ của Ukraine bắn rơi, chứ không phải do tên lửa đất đối không Buk được chế tạo tại Nga do quân nổi dậy được Nga hậu thuẫn bắn rơi. Gần hai năm sau thảm họa MH17, thủ phạm cũng như động cơ của vụ bắn rơi máy bay này vẫn là một bí ẩn khi các bên tiếp tục cáo buộc lẫn nhau.
Vụ việc này khiến 298 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay MH17 từ Amsterdam đến Kuala Lumpur thiệt mạng.
Đông Phong (Theo Daily Mail, Bellingcat.com)
Theo Baodatviet
Cảnh sát bắn hạ kẻ mang bom giả đòi lên sóng truyền hình Một người đàn ông 25 tuổi mặc áo khoác hình con nhím đã mang theo nhiều thiết bị nổ giả vào trụ sở kênh truyền hình FOX45 và yêu cầu được lên sóng. Đối tượng đã bị cảnh sát bắn hạ nhanh chóng. Theo cảnh sát địa phương, người này mang theo dây và các thanh kẹo sô cô la quấn trong giấy...