Aguero đổi số áo vì bạn gái ghen
Tiền đạo Sergio Aguero là người đã ghi 1 bàn góp công giúp Argentina đánh bại Paraguay để giành vé đến World Cup 2014. Một điều khiến các nhà báo Argentina thắc mắc là chuyện Aguero đã chọn mặc áo số 20 trong trận đấu này.
Aguero đã chọn số áo 20 ở đội tuyển Argentina – Ảnh: Reuters
Hồi còn chơi ở Atletico Madrid, Aguero mặc áo số 10 nhưng khi sang Man City, anh không thèm chiếc áo số đẹp đó mà lại chọn áo số 16. Tại tuyển Argentina, Aguero cũng chọn chiếc áo số 16 chứ không chọn số áo nhỏ hơn cho “dễ nhìn”.
Theo tờ El Muy, người chọn áo số 16 cho Aguero trước đây là cô vợ cũ Giannina, con gái út Maradona. Sở dĩ Giannina lấy áo số 16 cho chồng là do con gái Maradona sinh ngày 16.5.1989. Giannina muốn khi Aguero thi đấu, anh sẽ mang luôn một phần tình cảm của vợ con trên áo.
Thế nhưng, Aguero và Giannina đã chia tay nhau và giờ tiền đạo của Man City đang hẹn hò với ca sĩ xinh đẹp Karina. Ban đầu Karina không thắc mắc gì về số áo của Aguero nhưng giờ nàng WAGs này đã biết được bí mật của số 16. Lập tức, Karina có phản ứng ghen tuông khi cho rằng Aguero chưa chịu quên vợ cũ.
Đến nước này, Aguero cũng đành xin đổi sang số áo 20 cho yên thân và nhường áo số 16 cho tiền vệ ít tên tuổi Rodrigo Brana. Đáng tiếc là Karina lại sinh vào ngày 30.1.1986 nên Aguero không thể mặc áo mang ngày sinh của bồ mới ra sân (FIFA chỉ cho phép các tuyển thủ đăng ký áo từ 1 đến 23 trong các trận quốc tế).
Video đang HOT
Tại Man City, do số áo 16 đã được đăng ký từ đầu mùa nên Aguero không thể thay giữa chừng được. Tờ El Muy tin Aguero sẽ phải đổi số áo khi được đăng ký lại. Hãy chờ xem sau này Aguero mặc áo số mấy ở Man City.
Theo VNE
Góc nhìn: Luật công bằng tài chính bị biến thành trò đùa!
Sau 3 năm áp dụng luật công bằng tài chính của UEFA (FFP), những cơn điên mua sắm vẫn tiếp diễn, khiến một số đại gia vượt trội hoàn toàn so với phần đông các CLB khác. Dường như quy định của UEFA đang bị vô hiệu hóa?
Luật FFP đang trở thành tối kiến của Platini
TỐI KIẾN CỦA PLATINI?
Michel Platini mong muốn sự công bằng, đó cũng là phương châm của ông trong cuộc tranh cử chức chủ tịch UEFA. Sau khi trở thành người đứng đầu LĐBĐ châu Âu, Platini đã tiến hành nhiều cải cách với hứa hẹn có lợi cho những CLB nhỏ, trong đó đáng chú ý là việc thay đổi cấu trúc vòng loại Champions League và Europa League , tạo điều kiện cho đại diện của các nền bóng đá nhỏ được dự cúp châu Âu. Tuy nhiên, FFP dường như đang trở thành... tối kiến của Platini!
Những cơn điên mua sắm vẫn tiếp diễn tại châu Âu, Bale tới Real, Oezil sang Arsenal, trong khi hai đại gia Monaco và PSG chi cả tấn tiền đem Falcao và Cavani về Ligue 1. Kỳ chuyển nhượng Hè 2013 vừa qua, Premier League chi số tiền tương đương 760 triệu euro cho hoạt động mua sắm cầu thủ, không khác là bao so với thống kê này hồi Hè 2012 (774 triệu).
Luật FFP khiến các CLB phải nghĩ ra nhiều cách để... lách luật. Ngoài tiền chuyển nhượng, chi phí trả lương cho cầu thủ cũng là một vấn đề lớn. Một số giải đấu, điển hình là Bundesliga và Serie A buộc phải thay đổi chiến lược chuyển nhượng, thay vì mua hai cầu thủ thực sự tốt để nâng tầm vóc đội bóng, nhiều CLB lại chọn mua 5-6 cầu thủ trung bình với mức lương không cao. Điều này khiến mặt bằng chung về chất lượng của giải đấu đi xuống.
Mục tiêu của Platini khi ban hành luật FFP là để tìm kiếm một sự cân bằng tương đối, tránh sự thao túng của những ông chủ giàu có tới nền bóng đá Âu châu, cũng như tạo điều kiện cho các CLB nhỏ vươn lên. Nhưng với hàng loạt trái bom được kích hoạt trên TTCN Hè 2013, dường như luật FFP đã bị qua mặt.
LUẬT CÔNG BẰNG, NHƯNG XỬ PHẠT CÓ CÔNG BẰNG?
Ngoài ra, luật FFP cũng khiến một số CLB buộc phải tăng giá vé (Arsenal), số khác lại tìm cách "vòi vĩnh" nhiều hơn từ nhà tài trợ (nhiều CLB Italia). Việc này về lâu dài không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới NHM, mà còn gây xáo trộn tình hình kinh tế nói chung. Tuy nhiên, UEFA chưa hề có chế tài nào cho những việc này, hiện nó vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của Platini.
Tới nay, Malaga đang là CLB tiếng tăm nhất chịu án phạt cấm tham dự cúp châu Âu, nhưng nó xảy ra vào thời điểm những ông chủ có tiềm lực mạnh có dấu hiệu rời bỏ đội bóng này. Liệu UEFA có dám mạnh tay xử phạt những CLB chi tiêu điên rồ như Man City, Chelsea, PSG hay Monaco hay không? Hãy thử tưởng tượng Champions League sẽ ra sao nếu không có mặt Falcao, Aguero, Cavani, Ibrahimovic hay HLV Mourinho?
Đó là chưa kể tới việc các CLB nhà giàu sẽ kháng án, khiếu kiện kéo dài nếu bị xử phạt, điều này không chỉ ảnh hưởng tới uy tín của UEFA, mà còn gây xáo trộn cả giải đấu. Nên nhìn chung, luật FFP tuy là một bước tiến mới, nhưng vẫn còn khá nhiều khiếm khuyết!
Luật công bằng tài chính là gì?
Kể từ ngày 1/6/2011, luật công bằng tài chính của UEFA (FFP) có hiệu lực. Theo đó, mỗi CLB được phép thua lỗ tối đa 45 triệu euro/mùa trong 3 năm (2011-2014), mức thua lỗ tối đa giảm xuống 30 triệu euro trong 3 năm tiếp theo (2014-2017), sau đó UEFA hy vọng sẽ giảm con số này về 0, nghĩa là các CLB tự cân bằng thu-chi.
Kể từ mùa giải 2013/14, các đội có thể sẽ bị phạt tiền hoặc cấm thi đấu ở cúp châu Âu tùy vào mức độ sai phạm, với Malaga là trường hợp "làm gương".
Theo VNE
Bạn gái Aguero khổ sở vì tin đồn mang thai Giới truyền thông Argentina liên tục làm phiền nữ ca sĩ Karina Tejeda và gia đình khi có tin cô đang mang bầu đứa con của Aguero. Aguero và bạn gái Karina Tejeda. Ảnh: CN. Trong thời gian vừa qua, giới truyền thông Argentina liên tục đưa tin Karina Tejeda đang mang thai đứa con của Aguero. Sau nhiều lần từ chối phỏng...