Agribank tiếp tục ưu tiên cho lĩnh vực phục vụ sản xuất nông nghiệp
Hoạt động tín dụng những tháng cuối năm của Agribank đang trên đà tăng tốc với quyết tâm về đích đúng kế hoạch đề ra, thể hiện sự khởi sắc trong bức tranh tín dụng năm 2015 của ngành Ngân hàng. Phó Tổng Giám đốc Agribank (PTGĐ) bà Nguyễn Thị Phượng đã chia sẻ: “Dự kiến đến cuối năm 2015, tăng trưởng tín dụng của Agribank sẽ hoàn thành mục tiêu đề ra”.
Bà Nguyễn Thị Phượng – Phó Tổng Giám đốc Agribank
Phóng viên: Bà có thể cho biết, tính đến thời điểm này, tăng trưởng tín dụng của Agribank đã đạt được bao nhiêu %? Agribank có phải xin nới thêm room tín dụng để tăng trưởng? Dự tính đến hết năm 2015, mức tăng trưởng tín dụng của Agribank sẽ đạt bao nhiêu %?
Bà Nguyễn Thị Phượng – Phó Tổng Giám đốc Agribank: Đến ngày 23-11-2015, tổng dư nợ tín dụng của Agribank đã tăng trưởng 12,1% so với cuối năm 2014. Theo kế hoạch, trong năm 2015, Agribank tập trung chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung ưu tiên vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng và điều hành tăng trưởng dư nợ phù hợp với cân đối vốn. Dự kiến đến cuối năm 2015, tăng trưởng tín dụng của Agribank sẽ hoàn thành mục tiêu đề ra (11-13%).
Phóng viên: Những lĩnh vực nào thu hút tăng trưởng tín dụng của Agribank trong năm nay?
Bà Nguyễn Thị Phượng – Phó Tổng Giám đốc Agribank: Tín dụng Agribank tăng trưởng mạnh từ nửa cuối năm 2015, tập trung vào nhóm khách hàng hộ sản xuất và cá nhân; các lĩnh vực kinh tế thu hút tăng trưởng tín dụng mạnh là cho vay chăn nuôi, trồng trọt; cho vay đáp ứng nhu cầu đời sống; cho vay thu mua, chế biến xuất nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm…
Agribank tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân; doanh nghiệp nhỏ và vừa; lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ và các lĩnh vực ưu tiên khác. Tính đến nay, dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Agribank đã chiếm tỷ trọng 73% tổng dư nợ, đạt 487.453 tỷ đồng.
Bên cạnh cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank đã và đang triển khai có hiệu quả chương trình cho vay xây dựng nông thôn mới, cho vay hỗ trợ phát triển kinh tế 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, cho vay tái canh cà phê tại các chi nhánh khu vực Tây Nguyên, cho vay tạm trữ lúa gạo, cho vay phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP…
Video đang HOT
Phóng viên: Qua sự tăng trưởng tín dụng cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ nét của kinh tế, nhưng liệu lãi suất có biến động theo nhu cầu về vốn đang tăng cao? Và tỷ trọng giữa các kỳ hạn (vốn lưu động, trung và dài hạn) mà Agribank cho vay cụ thể là như thế nào?
Bà Nguyễn Thị Phượng – Phó Tổng Giám đốc Agribank: Thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN, ngay từ đầu năm 2015, Agribank đã triển khai các biện pháp để tăng cường huy động vốn đồng thời thực hiện nhiều biện pháp tiết giảm chi phí hoạt động nhằm tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn huy động của Agribank tăng trưởng ổn định, đến thời điểm hiện tại, tăng 11,3% so với đầu năm, lãi suất huy động bình quân giảm gần 0,5% so với 31/12/2014, lãi suất cho vay bình quân giảm 0,61% so với đầu năm. Cơ cấu tín dụng của Agribank cũng được duy trì hợp lý, dư nợ trung dài hạn chiếm trên 37,3%/tổng dư nợ tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư phát triển của khách hàng.
Đến ngày 23-11-2015, tổng dư nợ tín dụng của Agribank đã tăng trưởng 12,1% so với cuối năm 2014
Phóng viên: Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là thế mạnh của Agribank, bà con nông dân cũng rất mong muốn có thể được vay với thời hạn dài hơn (trung và dài hạn). Vậy, Agribank có ưu tiên nguồn vốn này để các hộ nông dân, chủ trang trại vay được nguồn vốn với thời hạn dài và lãi suất thấp?
Bà Nguyễn Thị Phượng – Phó Tổng Giám đốc Agribank: Hiện tại, dư nợ cho vay trung, dài hạn của Agribank chiếm dưới 40% tổng dư nợ, do vậy, trong thời gian tới, Agribank tiếp tục giữ ổn định mặt bằng lãi suất, đồng thời tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn để đáp ứng nhu cầu hợp lý cho nông nghiệp, nông thôn và các thành phần kinh tế.
Phóng viên: Như vậy, có thể thấy mặt bằng lãi suất cho vay của Agribank hết năm 2015 và những tháng đầu năm 2016 có sự dịch chuyển gì không?
Bà Nguyễn Thị Phượng – Phó Tổng Giám đốc Agribank: Theo dự kiến, lãi suất cho vay của Agribank sẽ không có điều chỉnh tăng, thậm chí có thể điều chỉnh giảm tùy thuộc vào tình hình thị trường. Đồng thời, Agribank sẽ tiếp tục có những gói tín dụng để hỗ trợ, kích cầu đối với những lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
Cụ thể, hiện nay, Agribank đang triển khai một gói cho vay ưu đãi với quy mô 30.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay tối đa 5,5%/năm. Chương trình được áp dụng với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng hoặc có nhu cầu vay vốn tại Agribank.
Trong đó, ưu tiên đối với khách hàng truyền thống và doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết.
Phóng viên: Theo bà, nếu so với mặt bằng chung thì mức lãi suất này của Agribank ở mức độ như thế nào?
Bà Nguyễn Thị Phượng – Phó Tổng Giám đốc Agribank: Đây là mức lãi suất rất ưu đãi trong chính sách lãi suất của Agribank, nếu so với mặt bằng lãi suất trên thị trường ở thời điểm cuối năm mà thông thường lãi suất được kỳ vọng sẽ tăng cao thì chúng tôi tin rằng gói tín dụng này sẽ nhận được sự quan tâm và thu hút được nhiều khách hàng tham gia.
Theo_An ninh thủ đô
Ngân hàng lợi nhuận ngàn tỉ do đâu?
So với tổng tài sản và vốn chủ sở hữu thì lợi nhuận ngàn tỉ của một số ngân hàng vẫn được cho là con số khiêm tốn.
Lợi nhuận năm 2014 của nhiều ngân hàng (NH) đã lần lượt được công bố. Theo đó, chín NH có lợi nhuận hàng ngàn tỉ đồng, đứng đầu là các NH thương mại cổ phần nhà nước.
Kẻ khóc, người cười
Đầu bảng danh sách này là VietinBank với lợi nhuận năm 2014 (trước thuế) là 7.300 tỉ đồng, tiếp đó là BIDV đạt 6.065 tỉ đồng; Vietcombank đạt 5.680 tỉ đồng; Agribank đạt mức 3.238 tỉ đồng; MB với lợi nhuận trước thuế là 3.174 tỉ đồng...
Theo sau những "ông lớn" đạt hàng ngàn tỉ, nhiều NH dù không đạt tỉ suất lợi nhuận như vậy nhưng cũng vượt mục tiêu lợi nhuận trong năm. Theo đó VIB lợi nhuận trước thuế là 648 tỉ đồng, đạt 201% kế hoạch. Hay như NamABank lợi nhuận trước thuế đạt 243 tỉ đồng, vượt 15% mục tiêu đầu năm.
Bên cạnh những NH có lợi nhuận từ vài trăm đến hàng ngàn tỉ đồng thì nhiều NH không vượt được kế hoạch và lợi nhuận còn giảm so với các năm trước. Tại ngày đại hội cổ đông, LienVietPostBank báo lợi nhuận trước thuế chỉ 535 tỉ đồng, trong khi đó lợi nhuận của NH này năm 2011 là 1.086 tỉ đồng. Hay như OCB đạt 303 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2014, chỉ hoàn thành được 87% kế hoạch đề ra đầu năm. Một NH khác nằm trong tốp đầu của các NH thương mại cũng đã gây bất ngờ trên thị trường là EximBank khi công bố lợi nhuận chưa tới 100 tỉ đồng.
Không chỉ dừng lại ở đó, một nguồn tin tiết lộ trong mùa cổ đông năm nay, không biết vì lý do gì nhưng có những NH có hội sở ở TP.HCM sẽ không chia cổ tức.
Tốp 9 ngân hàng có lợi nhuận (trước thuế) ngàn tỉ năm 2014. Ảnh: XH. Đồ họa: KD
Thị trường tài chính đã khởi sắc
Theo một chuyên gia kinh tế, ngay cả với những NH có lợi nhuận hàng ngàn tỉ đồng so với tổng tài sản cũng như vốn điều lệ của họ thì con số thu về vẫn còn khiêm tốn. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, ông Nguyễn Hải Long, Phó Tổng Giám đốc Agribank, cho biết thị trường tài chính đang có những điểm sáng và đó là kết quả của quá trình tái cơ cấu NH. Đặc biệt quý I-2015, sự phục hồi này đã rõ ràng hơn.
Phân tích sâu, ông Long cho hay năm 2014 lãi suất cho vay đã hạ tổng cộng bảy lần. "Trong khi lãi suất hạ nhanh, dồn dập như vậy nhưng NH vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi lãi suất huy động cao từ nhiều năm trước. Bước vào năm 2015, tình hình đã đi vào ổn định hơn. Một phần cũng do bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, các doanh nghiệp cũng đang có những phục hồi, mặt bằng lãi suất tiền gửi cũng đã giảm. Riêng NH chúng tôi giảm 0,2%-0,5% và trên cơ sở đó giảm lãi cho vay. Quý I, Agribank đã cho vay trên thị trường liên NH hơn 30.000 tỉ đồng, doanh thu từ dịch vụ tăng hơn hẳn" - ông Long nói.
Nói về lợi nhuận của NH này, ông Long cho rằng 90% đến từ hoạt động cho vay và 10% từ dịch vụ. Nhưng năm nay kỳ vọng thu từ dịch vụ sẽ tăng lên so với năm ngoái.
Tại Techcombank, tổng doanh thu năm 2014 đạt 7.000 tỉ đồng, trong đó thu từ hoạt động cho vay chiếm 82%, thu từ dịch vụ 14%, còn lại là thu từ hoạt động đầu tư.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH, với một NH bán lẻ tốt thì lợi nhuận từ phí hay các dịch vụ đóng góp vào khoảng 40% toàn bộ doanh thu. Còn với những NH yếu thì lợi nhuận từ dịch vụ chỉ chiếm 1%-5% mà thôi.
Ngân hàng Việt Nam đa năng Trên thế giới phân ra hai loại NH: thương mại và đầu tư. Với NH đầu tư, họ chủ yếu làm về các dịch vụ đầu tư và chính NH này cũng đi đầu tư. Họ chỉ cho vay ít. Còn NH thương mại chủ yếu là cho vay và làm các dịch vụ. Nhưng NH ở Việt Nam đa năng hơn, họ gộp lại cả đầu tư và thương mại. TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH
Theo Yên Trang
Pháp Luật TPHCM
Phát triển thị trường cho vay tiêu dùng đúng hướng Cần tạo điều kiện cho các TCTD cung cấp các sản phẩm cho vay phù hợp với nhu cầu của khách hàng và mục tiêu giúp người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi quyết định tham gia vay tiêu dùng. Vay tiêu dùng là một hình thức cho vay rất phổ biến trên...