Agribank thông tin về việc xét xử phúc thẩm vụ án Agribank Chi nhánh 6
Agribank vừa thông tin thêm một số nội dung liên quan đến phần dân sự trong Bản án sơ thẩm hình sự của Tòa án nhân dân TP. HCM đã tuyên ngày 05/11/2015 trong vụ án tại Công ty Dệt kim Đông Phương và Agribank Chi nhánh 6.
Liên quan đến vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các TCTD; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Dệt kim Đông Phương và Agribank Chi nhánh 6, Agribank vừa thông tin thêm một số nội dung liên quan đến phần dân sự trong Bản án sơ thẩm hình sự của Tòa án nhân dân TP. HCM số 392/2015/HSST đã tuyên ngày 05/11/2015.
Cụ thể, thông tin từ nhà băng này cho biết, Agribank Chi nhánh 6 là ngân hàng đã nhận tài sản đảm bảo trước đối với 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP. HCM và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 10 Âu Cơ, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP. HCM.
23 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này được Công ty Thanh Phát thế chấp cho Agribank trong khoản vay 628 tỷ đồng của Công ty để thực hiện mục đích thanh toán tiền nhận chuyển nhượng đất của các hộ dân.
Do 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP. HCM chưa được sang tên trước bạ, nên khi làm thủ tục thế chấp cho Agribank Chi nhánh 6 đã không thể thực hiện công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, sau khi nhận thế chấp, Agribank Chi nhánh 6 đã thông báo thông tin tài sản thế chấp trên mạng CIC theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước: Quyết định số 897/2001/QĐ-NHNN, ngày 02/8/2001 về khai thác, sử dụng thông tin tín dụng điện tử và Quyết định số 1117/2004/QĐ-NHNN, ngày 08/9/2004 về Quy chế hoạt động thông tin tín dụng (Bút lục 15991-15994 Hồ sơ).
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mọi tổ chức tín dụng khi quyết định tiếp nhận tài sản thế chấp buộc phải kiểm tra.
Agribank cho biết, việc các bị cáo Dương Thanh Cường, Lê Sơn Hùng lừa đảo Agribank Chi nhánh 6 bằng chiêu thức mượn lại 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh để hoàn thiện thủ tục sang tên trước bạ, nhưng Dương Thanh Cường đã đem đi thế chấp tiếp tục vay vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Nam đã được Tòa án nhân dân TP. HCM công nhận: “Ngay khi lừa dối chi nhánh 6 lấy được tài sản thế chấp, Dương Thanh Cường và Lê Sơn Hùng đem đến Ngân hàng TMCP Phương Nam làm thủ tục thế chấp vay tiền” (trang 17 Bản án sơ thẩm hình sự số 392/2015/HSST, ngày 05/11/2015).
Xác định 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tang vật vụ án do Cường lừa dối lấy từ Agribank Chi nhánh 6, dùng để lừa đảo Ngân hàng TMCP Phương Nam vay tiếp tiền, nên Cơ quan điều tra đã có quyết định kê biên.
Video đang HOT
Tương tự như vậy, Dương Thanh Cường với tư cách là Giám đốc Công ty Tấn Phát mượn lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại số 10 Âu Cơ đã thế chấp tại Agribank Chi nhánh 6 để hoàn thiện thủ tục. Thực tế, Dương Thanh Cường cũng đã đem đi thế chấp tại Ngân hàng TMCP Phương Nam. Án sơ thẩm đã nhận định rằng, Thái Cường và Dương Thanh Cường gian dối để lừa đảo Agribank Chi nhánh 6.
Tuy nhiên, tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân TP. HCM ban hành phán quyết: “… hủy bỏ quyết định kê biên tài sản là 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trả lại cho Ngân hàng TMCP Phương Nam”; rằng, “Ngân hàng TMCP Phương Nam đã tất toán các hợp đồng tín dụng có liên quan… không có cơ sở để thu hồi trả cho Agribank Chi nhánh 6″ là chưa phù hợp với nội dung đã được xem xét, nhận định và chưa đúng với thực tế và hồ sơ vụ việc.
Sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, ngày 19/11/2015, Agribank đã có đơn kháng cáo Bản án hình sự sơ thẩm ngày 5/11/2015 của Tòa án nhân dân TP. HCM về 2 phán quyết liên quan đến 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở xã Phong Phú, Bình Chánh và tài sản là quyền sử dụng đất số 10 Âu Cơ với mong muốn được Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. HCM xem xét một cách thấu đáo, tránh gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước.
Viện Kiểm sát cấp cao TP. HCM tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án ngày 10/5/2016 nêu ý kiến: “Đối với nội dung kháng cáo của Agribank, Viện Kiểm sát xét thấy có căn cứ để chấp nhận một phần kháng cáo. Theo quan điểm của Viện Kiểm sát thì 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vật chứng của vụ án, Ngân hàng TMCP Phương Nam nhận thế chấp các tài sản này là không đúng theo quy định của pháp luật. Do đó, cần phải tiếp tục kê biên đảm bảo thi hành án và khắc phục thiệt hại cho Agribank”.
Nhuệ Mẫn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Đại án Chi nhánh Agribank 6, TP. HCM: "Siêu lừa" gặp Trầm Bê hỏi vay tiền
Ngân hàng Phương Nam - nơi gia đình ông Trầm Bê nắm giữ một lượng cổ phần khá lớn cũng là một trong những nơi mà "siêu lừa" Dương Thanh Cường từng đến gõ cửa vay tiền.
Bị cáo Dương Thanh Cường được dẫn giải vào tòa sáng nay
Giữ vai trò quan trọng trong đại án xảy ra tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh 6 gây thiệt hại gần ngàn tỉ đồng, Dương Thanh Cường (SN 1966, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Bình Phát) là đối tượng từng có 2 tiền án với hàng loạt tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, đưa hối lộ.
Năm 2005, sau khi được đặc xác tha tù trước thời hạn, Cường tiếp tục sử dụng các thủ đoạn phạm pháp để "làm kinh tế".
"Ông trùm" lừa đảo
Theo cáo trạng, ngoài Công ty Bình Phát, Dương Thanh Cường còn đứng ra thành lập hàng loạt công ty, thuê người đứng tên Giám đốc đại diện theo pháp luật như: Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tấn Phát, Công ty TNHH SX-XD-TM Thanh Phát Công ty TNHH Cửu Long Phát, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tân Đại Phát, Công ty TNHH TM-DV-XD Châu Hoàng Ngân, Công ty CP-XD-TM Bình Phát.
Năm 2006, Công ty Dệt kim Đông Phương (DNNN) được Bộ Tài chính chấp thuận cho chuyển mục đích sử dụng hơn 17.000 m2 tại số 10 Âu Cơ (quận Tân Phú, TP.HCM) để lập dự án xây dựng khu thương mại dịch vụ và chung cư cao tầng theo quy hoạch của TP.HCM.
Quá trình thực hiện dự án, Lê Thành Công - Giám đốc Công ty Đông Phương đã ký hợp đồng liên doanh và phụ lục hợp đồng với Công ty cổ phần bất động sản Phương Nam. Theo đó, công ty liên doanh có tên là Công ty TNHH Đông Phương Phát.
Sau này, công ty Phương Nam ký tiếp hợp đồng chuyển 80% vốn góp của mình cho Công ty Bình Phát do Dương Thanh Cường làm Tổng giám đốc. Theo đó, phía Cường có trách nhiệm đóng tiền chuyển mục đích sử dụng đất tại số 10 Âu Cơ.
Để có tiền thực hiện liên kết trên, Cường gặp Hồ Đăng Trung - Giám đốc Agribank chi nhánh 6 đặt vấn đề vay tiền. Trung đồng ý cho Tấn Phát vay tiền và giao cho Phòng tín dụng thực hiện. Ngay sau đó, Cường chỉ đạo em rể là Thái Cường đại diện Công ty Tấn Phát ký hồ sơ vay của Agribank chi nhánh 6 số tiền 170 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tại số 10 Âu Cơ và số 44 An Dương Vương, phường 16, quận 8, TP.HCM.
Biết rõ hồ sơ vay của Công ty Tấn Phát không đạt yêu cầu theo quy định nhưng Hồ Văn Long - Trưởng phòng tín dụng vẫn đề xuất, Hồ Đăng Trung ký duyệt.
Gõ cửa nhiều nơi vay tiền tỷ
Ngày 17/4/2008, sau khi rút được 170 tỷ đồng từ Agribank chi nhánh 6, Dương Thanh Cường chỉ đạo Thái Cường ký công văn gửi đến ngân hàng này đề nghị cho mượn lại GCNQSDĐ tại số 10 Âu Cơ với lý do để hoàn thành thủ tục pháp lý.
Tuy nhiên, sau khi hoàn tất thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất từ Công ty Đông Phương sang Công ty của mình, Cường không trả lại GCNQSDĐ trên mà đem đến Ngân hàng Phương Nam thế chấp để Công ty Đông Phương Phát vay tiền.
Cáo trạng thể hiện, trước khi vay tiền tại Ngân hàng Phương Nam, Cường có gặp ông Trầm Bê đề nghị vay tiền. Ông Trầm Bê nói với Cường là có tài sản thế chấp thì sẽ giải quyết cho vay. Cường không bàn bạc, thỏa thuận gì với ông Trầm Bê.
Ông Trầm Bê và phía Ngân hàng Phương Nam không biết GCNQSDĐ tại số 10 Âu Cơ đã được Cường thế chấp cho Agribank chi nhánh 6 nên mới ký duyệt cho vay. Quá trình cho vay, ngân hàng này đã làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định pháp luật, không nhận được sự phản hồi của các cơ quan pháp luật cũng như Agribank chi nhánh 6.
Do vậy khi đến hạn, Ngân hàng Phương Nam thu hồi vốn theo hợp đồng mua bán nợ giữa Công ty Đông Phương Phát với Công ty TNHH quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc Ngân hàng Phương Nam. Điều này dẫn đến Agribank chi nhánh 6 bị thiệt hại.
Theo Vietnamnet
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Xét xử vụ án gây thất thoát gần một nghìn tỷ đồng tại Agribank Ngày 22-10, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án tham nhũng gây thiệt hại 966 tỷ đồng tại Công ty Dệt kim Đông Phương và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh 6. Đây là một trong tám vụ án lớn được Ban chỉ đạo Trung ương về...