Agribank Đà Nẵng: Gắn trách nhiệm với cộng đồng
Tiếp nối truyền thống nhân ái của dân tộc, bên cạnh nhiệm vụ chính là thực thi chính sách tiền tệ, kinh doanh hiệu quả, việc thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng (Agribank Đà Nẵng).
Chiếm gần 10% thị phần
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Vương Vũ Hoài Khanh – Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank Đà Nẵng) cho biết: “Trong hệ thống các tài chính tín dụng (TCTD) tại Đà Nẵng, Agribank Đà Nẵng được đánh giá là Ngân hàng Thương mại Nhà nước có quy mô hoạt động tương đối lớn. Cùng với việc đầu tư đổi mới, tiếp thu triển khai ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, Chi nhánh đã coi trọng việc củng cố tổ chức mở rộng mạng lưới, đầu tư cơ sở vật chất, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo và đào tạo lại cán bộ…
Ông Vương Vũ Hoài Khanh – Phó Giám đốc Agribank Đà Nẵng trao quà hỗ trợ đồng bào TP.Đà Nẵng bị thiệt hại do bão số 12 và lũ lụt năm 2017. Ảnh: Đ.H
Với những thành tích đã đạt được những năm qua trong công tác TT-ASXH của mình, Agribank Đà Nẵng đã được các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn ghi nhận, để lại nhiều dấu ấn và ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân Đà Nẵng.
“Đến nay, Agribank Đà Nẵng đã phát triển được 14 Chi nhánh NHCS cấp II trực thuộc và 20 phòng giao dịch, với hơn 400 cán bộ, nhân viên và người lao động. Hệ thống mạng lưới trải dài và có mặt tại tất cả các quận, huyện, phường, xã, trên địa bàn thành phố, tạo lập kênh phân phối rộng khắp, tiếp cận được đông đảo các đối tượng khách hàng, nhân dân, tại tất cả các vùng. Đây là một lợi thế vượt trội và là điểm mạnh mà không một ngân hàng nào trên địa bàn có được…” – ông Vương Vũ Hoài Khanh chi sẻ.
Ông Khanh cho biết thêm, đến cuối năm 2017, tổng nguồn vốn huy động tự lực đạt 15.000 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm, đạt 103% kế hoạch năm và chiếm tỷ trọng 13% thị phần huy động vốn trên địa bàn thành phố. Đây là nguồn vốn chủ yếu để Chi nhánh Agibank Đà Nẵng mở rộng cho vay góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn. Với tổng dư nợ (quy nội tệ) đạt gần 11.000 tỷ đồng,tăng trưởng 29% so với đầu năm, đạt 112% kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 9% thị phần đầu tư tín dụng trên địa bàn. Tỷ lệ nợ xấu thấp 0,5%. Tổng thu dịch vụ đạt gần 59 tỷ đồng, đạt 111% kế hoạch năm.
Chia sẻ với cộng đồng
“Bên cạnh công tác chuyên môn, Đảng ủy, Ban giám đốc và các tổ chức Đoàn thể chính trị – xã hội tại chi nhánh luôn coi trọng các hoạt động phong trào, nhất là việc thực hiện trách nhiệm đối với với cộng đồng xã hội thông qua việc làm từ thiện và công tác an sinh xã hội (ASXH)…” – ông Khanh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đến nay, Agribank Đà Nẵng đã tổ chức thực hiện nhiều chương trình hoạt động dưới nhiều hình thức như: Tổ chức thăm hỏi, tặng quà, trợ cấp khó khăn, cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, mẹ Việt Nam Anh hùng nhân ngày Tết Nguyên đán, ngày thương binh liệt sĩ (27.7); phụng dưỡng suốt đời 5 mẹ Việt Nam Anh hùng; đóng góp xây dựng tượng đài liệt sĩ quận Cẩm lệ; xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách, người có công; hỗ trợ gia đình CBVC tìm hài cốt người thân là liệt sĩ đưa về địa phương…
Bên cạnh đó, Agribank Đà Nẵng còn ủng hộ Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Hoà Vang, Đà Nẵng; đóng góp xây dựng trường học và mua bàn ghế cho trường tiểu học xã Hoà Phước, Hoà Vang; hỗ trợ kinh phí mua sắm phương tiện vệ sinh công cộng đặt tại địa bàn huyện Hoà Vang; đóng góp cùng Hội từ thiện thành phố mua bò tặng các hộ nghèo trên địa bàn xã Hoà Nhơn, Hoà Bắc… xây dựng nhà đại đoàn kết cho người nghèo; đóng góp kinh phí xây dựng, mua xe cứu thương và các phương tiện khác tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng; hỗ trợ kinh phí mua gường bệnh, ghế, tủ thuốc tại Bệnh viện C Đà Nẵng…
Điểm nhấn ấn tượng trong công tác ASXH của Agribank Đà Nẵng là ủng hộ Chương trình vì biển đảo quê hương; tiếp sức ngư dân vươn khơi bám biển, bảo vệ tổ quốc, khắc phục thiên tai, lũ lụt. Nhất là hưởng ứng phong trào ủng hộ “Vì Trường Sa thân yêu”; tặng quà tết cho người nghèo, tặng quà khuyến học cho trẻ em làng trẻ em SOS Đà Nẵng, các trường học trên địa bàn, trung tâm bảo trợ trẻ em đường phố, trung tâm trẻ em chất độc da cam; tham gia đóng góp cùng Hội Từ thiện thành phố thực hiện chương trình “Vòng tay nhân ái”; tham gia chương trình “Cặp lá yêu thương”…
“Điểm khác biệt của Agribank Đà Nẵng chính là xây dựng được các hòm thư quyên góp đặt tại các chi nhánh trên địa bàn, ngoài đóng góp của tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng, còn có các tổ chức, cá nhân ủng hộ khi đến giao dịch tại các chi nhánh… Chỉ tính từ năm 2013 đến nay, tổng số tiền Agribank Đà Nẵng thực hiện cho các chương trình TT-ASXH là: 34.807 triệu đồng. Trong đó, nguồn vận động từ tiền lương CBVC là 5.041 triệu đồng; nguồn chi phí tại Chi nhánh là 2.042 triệu đồng, nguồn Agribank chuyển về hỗ trợ là 27.724 triệu đồng…” – ông Khanh nói.
Theo ông Khanh, hưởng ứng đợt kêu gọi của Đảng, Nhà nước về chủ trương giúp đở đồng bào các tỉnh miền Trung nói chung và tại TP.Đà Nẵng nói riêng bị thiệt hại do cơn bão số 12 và tình hình lũ lụt vừa qua. Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam đã chỉ đạo chi nhánh thực hiện tài trợ. Vừa qua, Agribank Chi nhánh TP.Đà Nẵng đã phối hợp với UB MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng tổ chức trao số tiền 1 tỷ đồng hỗ trợ cho nhân dân bị thiệt hại tại các địa bàn huyện Hòa Vang, quận Ngũ Hành Sơn, quận Cẩm Lệ. Số tiền này nhằm góp phần chia sẻ, giúp đỡ nhân dân bị thiệt hại có điều kiện khôi phục sản xuất, vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Còn ông Lê Thông – Giám đốc Ngân hàng Agribank Cẩm Lệ cho hay: “Nhiều năm qua, song hành với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh, Agribank Cẩm Lệ luôn quan tâm đến công tác từ thiện, góp phần đảm bảo ASXH trên địa bàn. Riêng năm 2017, đơn vị đã tham gia hỗ trợ gần 100 triệu đồng cho công tác ASXH do công đoàn cơ sở thành phố phát động, thông qua các hoạt động như: Đóng góp quỹ khuyến học, quỹ vì người nghèo, quỹ bảo trợ trẻ em… Đặc biệt, đơn vị cũng nhận phụng dưỡng mẹ Việt Nam Anh hùng ở phường Hòa Thọ Tây, hỗ trợ 50 triệu xây nhà tình nghĩa cho 1 hộ nghèo ở phường Hòa Phát. Tháng 12.2017 vừa qua, đơn vị cũng phối hợp với UBMTTQVN quận Cẩm Lệ trao 200 triệu đồng cho các hộ bị thiệt hại do bão số 12 do nguồn vốn tài trợ của Agribank Việt Nam.
Ông Khanh cho biết thêm, để hỗ trợ cho bà con nghèo, gia đình chính sách có cái tết ấm cúng, hiện nay Agribank Đà Nẵng đã phát động phong trào đóng góp của cán bộ, nhân viên toàn đơn vị (mỗi người từ 2-3 ngày lương), với tổng số tiền trên 300 triệu đồng và chuẩn bị trao quà tết cho bà con nhân dân trên địa bàn.
Theo Danviet
"Ngày bố ra chiến trường, tôi lũn cũn đi theo hát 'chồng đi vợ khóc'"
"Ngày bố đi chiến trường, tôi mới 5 tuổi, em thứ hai lẫm chẫm tập đi, em út còn ẵm ngửa. Chia tay bố mà tôi cứ lũn cũn theo lũ trẻ trong làng nghêu ngao: "ba lô con cóc - chồng đi vợ khóc - ở nhà hết thóc - lấy gì nuôi con"..." - Đại tá Nghiêm Xuân Khao có cha là liệt sĩ hy sinh tại chiến trường trong thời kỳ đánh Mỹ, nghẹn ngào chia sẻ.
Các đại biểu dự buổi gặp mặt tại Bộ Quốc phòng nhân dịp tri ân gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công.
Sáng nay 19/7, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng gặp mặt biểu dương đại biểu Người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ tiêu biểu đang công tác trong quân đội, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27//7/2017).
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt.
Tham dự buổi gặp mặt có Thượng tướng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư; Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước; Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; và nhiều lãnh đạo các bộ ngành.
Tại buổi gặp mặt, đại diện gia đình có người cha hy sinh trong chiến trường chống Mỹ, Đại tá Nghiêm Xuân Khao (quê Hưng Hà, Thái Bình) - Trưởng phòng Dân vận Quân khu 3 - chia sẻ: "Ngày bố đi chiến trường, tôi mới 5 tuổi, em thứ hai lẫm chẫm tập đi, em út còn ẵm ngửa. Chia tay bố mà tôi cứ lũn cũn theo lũ trẻ trong làng nghêu ngao: "ba lô con cóc - chồng đi vợ khóc - ở nhà hết thóc - lấy gì nuôi con"...".
Một người mẹ tới tham dự buổi gặp mặt.
"Trái tim non nớt của tôi đâu hiểu đó là lần cuối cùng anh em tôi được nhìn thấy bố. Đó cũng là ký ức duy nhất về bố trong tôi... Cũng từ ngày đó, mẹ tôi tần tảo sớm khuya thay chồng chăm mẹ, nuôi dạy các con và mong ngày đoàn viên hạnh phúc", Đại tá Khao nghẹn ngào nhớ lại.
Đại tá Khao nhớ lại lời kể của những đồng đội cùng đi chiến đấu với bố ông: "Năm 1968, ở tuổi 35, mặc dù đang bị viêm dạ dày nhưng bố tôi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã hăng hái vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu. Tháng Chạp năm 1970, khi đang vận chuyển lương thực cho đơn vị đón Tết Nguyên đán thì bố tôi bị địch phục kích, bắt giữ và tra tấn cho đến chết vì không chịu khai. 3 ngày sau, đồng đội và nhân dân mới tìm được thi hài của bố tôi và mang về mai táng tại xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam".
Năm 2011, hài cốt người cha Đại tá Khao đã được đưa về an táng tại nghĩa trang quê nhà.
Cũng tại buổi gặp mặt sáng nay, Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng gửi đến các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng những tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc, lời thăm hỏi ân cần...
Thượng tướng Lê Chiêm xúc động nói: Trong các cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do cho dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt Nam đã không tiếc tuổi xuân, với tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" đã anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần máu thịt của mình trên các chiến trường. Nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm, ngoan cường đã làm nên kỳ tích của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thế kỷ 20.
Đến nay, cả nước có hơn 1,1 triệu liệt sĩ, trong đó gần 200 nghìn liệt sĩ chưa tìm thấy hài cốt, khoảng 300 nghìn liệt sĩ đã quy tập vào các nghĩa trang liệt sĩ nhưng chưa xác định được danh tính. Hàng triệu người nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin; trong đó có hàng chục nghìn trẻ em bị di chứng tật nguyền...
Đại Tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng, tặng quà tri ân đại diện gia đình người có công.
Thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Lê Chiêm biểu dương những tấm gương tiêu biểu của các thương binh, bệnh binh, gia đình có công đã có những đóng góp to lớn và đầy ý nghĩa trong sự nghiệp xây dựng quân đội; bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước; hoan nghênh các cơ quan, đơn vị và cán bộ, chiến sĩ toàn quân đã thực hiện có hiệu quả, thiết thực công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công.
Ghi nhận những thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc của người có công và thân nhân liệt sĩ tiêu biểu đang công tác trong quân đội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã quyết định tặng Bằng khen cho 160 đại biểu và đề nghị Nhà nước khen thưởng cho 40 đại biểu người có công và thân nhân liệt sĩ tiêu biểu đang công tác trong quân đội.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Hàng nghìn bằng Tổ quốc ghi công chưa được cấp, đổi vì... con dấu hết hiệu lực (?!) Ông Lê Minh Tấn - Giám đốc LĐTB&XH TPHCM cho biết TP đã gửi hơn 3.000 bằng Tổ quốc ghi công, huân chương... bị mối ăn, mục, thất lạc ra Trung ương để cấp đổi, nhưng chưa được xem xét. Theo ông, việc chậm trễ cấp đổi là do Chính phủ có văn bản tạm dừng vì con dấu hết hiệu lực. TPHCM:...