AFP: Ông Tập Cận Bình cố gắng kéo dài thời kỳ lãnh đạo
Hãng AFP (Pháp) cho hay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gần như trở thành lãnh đạo quyền lực nhất nước này trong nhiều thập kỷ qua.
AFP dẫn ý kiến của các nhà phân tích cho rằng, ông Tập sẽ cố gắng duy trì thời kỳ lãnh đạo dài hơn 10 năm và trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện điều đó kể từ thời Đặng Tiểu Bình.
Các lãnh đạo đương nhiệm và về hưu của Trung Quốc được cho là đã tập trung tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc để dự “hội nghị bí mật” được diễn ra không chính thức hàng năm, nơi các cuộc thảo luận được cho là tập trung vào cuộc chuyển giao quyền lực trong Bộ chính trị Trung Quốc tại đại hội XIX của ĐCSTQ vào mùa thu 2017.
Đại hội XIX sẽ xác định một Ủy ban thường trực Bộ chính trị mới gồm 7 thành viên, trong đó gần như chắc chắn sẽ có nhân vật kế nhiệm Tập Cận Bình, khi ông kết thúc 2 nhiệm kỳ cầm quyền vào năm 2022.
Ông Tập Cận Bình hiện giữ chức Tổng bí thư ĐCSTQ, Chủ tịch ủy ban quân sự trung ương ĐCSTQ, Chủ tịch nước Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban an ninh quốc gia Trung Quốc… cùng nhiều chức vụ lãnh đạo các ủy ban, tiểu tổ khác trong Trung Nam Hải.
Tuy nhiên, theo AFP, ông Tập cho đến nay vẫn trì hoãn việc xác định một người kế nhiệm tiềm năng.
Với “truyền thống” duy trì ảnh hưởng trong bộ máy nhà nước sau khi về hưu của các lãnh đạo Trung Quốc, giới học giả và các nhà phân tích tin rằng Tập Cận Bình sẽ cố gắng kéo dài nhiệm kỳ của mình hơn mốc 10 năm.
Christopher K. Johnson, cựu chuyên gia của CIA, nay là chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) cho hay, việc ông Tập tìm cách kéo dài thời gian lãnh đạo “ngày càng trở thành một nhận định chắc chắn của rất nhiều nhà phân tích”.
Ông Willy Lam, chuyên gia về chính trị tại Đại học Trung văn Hồng Kông (CUHK), cho rằng có đến 60-70% khả năng Chủ tịch Trung Quốc sẽ không từ bỏ quyền lực của mình.
Nếu đạt được mục tiêu đó, ông Tập sẽ “vi phạm” quy tắc bất thành văn do Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo cầm quyền giai đoạn 1979-1989, đặt ra.
Quy tắc trên yêu cầu các Tổng bí thư ĐCSTQ không giữ chức quá 10 năm và đã trở thành cơ sở giúp Trung Quốc có được những cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm trong thập niên 1990.
Đây cũng là cách để Trung Nam Hải có được sự đổi mới ở tầng lớp đứng đầu, tạo cơ hội cầm quyền cho các nhóm quan điểm khác nhau trong đảng ở những thời kỳ khác nhau. Quy tắc của Đặng Tiểu Bình cũng là khuôn khổ để Bắc Kinh ngăn chặn sự xuất hiện của một lãnh đạo “tham quyền cố vị”.
Ông Vương Kỳ Sơn, người phụ trách chiến dịch chống tham nhũng do ông Tập khởi xướng. (Ảnh: Getty Images)
Chưa có dấu hiệu rõ ràng về “người thừa kế”
Video đang HOT
Theo AFP, Hiến pháp Trung Quốc quy định thời hạn cầm quyền đối với Chủ tịch nước và Thủ tướng cũng như các thành viên Bộ chính trị nước này, nhưng không có một điều luật như vậy bằng văn bản đối với Tổng bí thư ĐCSTQ.
Từ năm 2015 đã có quan điểm cho rằng Vương Kỳ Sơn, Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI), một Ủy viên thường trực Bộ chính trị sẽ phải về hưu sau Đại hội XIX do “quy tắc bất thành văn” về vấn đề tuổi tác, sẽ được ở lại cương vị thêm một nhiệm kỳ nhằm “tạo ra tiền lệ trong giới lãnh đạo đảng”.
Đối với 7 Ủy viên thường vụ của Bộ chính trị Trung Quốc, “7 lên 8 xuống” là một quy tắc ngầm, tức cán bộ 67 tuổi có thể được bầu vào vị trí này, nhưng một người 68 tuổi sẽ “không đủ tiêu chuẩn”.
Ông Vương được đánh giá là “đồng minh thân cận” của Chủ tịch Tập Cận Bình trong chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ đập ruồi” từ năm 2013.
Victor Shih, giáo sư Đại học California, Mỹ nhận xét rằng ý định duy trì quyền lực của ông Tập là khá rõ ràng khi ông đưa mình trở thành lãnh đạo của hàng loạt ủy ban, tiểu tổ và các cơ quan trọng yếu của trung ương.
Shih nói với AFP: “Đó là cách để ông Tập làm tăng thách thức đối với bất kỳ ai sẽ thay thế mình trong tương lai. Hơn nữa, cho đến nay vẫn chưa xuất hiện một &’người kế nhiệm’ nổi bật.”
Người phá “quy tắc ngầm”
Christopher K. Johnson chỉ ra rằng Tập Cận Bình đã phá vỡ không ít quy tắc bất thành văn trong Trung Nam Hải, kể từ khi trở thành Tổng bí thư ĐCSTQ sau Đại hội XVIII năm 2012.
Chiến dịch chống tham nhũng của ông đã phá quy tắc “không xử lý các cựu Thường ủy Bộ chính trị” bằng vụ xử lý cựu Bí thư Ủy ban chính pháp trung ương Trung Quốc, ông Chu Vĩnh Khang.
Ông Tập cũng là người mở màn cuộc “đả hổ” đáng kinh ngạc trong quân đội Trung Quốc, với sự “ngã ngựa” của cả hai cựu Phó chủ tịch Quân ủy trung ương là Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng.
Các chuyên gia cho rằng, nếu có thêm thời gian lãnh đạo, Tập Cận Bình sẽ theo đuổi cuộc cải cách mà ông hứa hẹn từ lâu, cũng như tăng cường chính sách quyết đoán trong vấn đề biển Đông.
Các đồng minh của ông cho rằng thời gian cầm quyền dài hơn sẽ cho phép ông Tập thực hiện các mục tiêu trẻ hóa quốc gia và gấp đôi thu nhập bình quân đầu người năm 2010 vào vào năm 2020, trước khi ĐCSTQ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập.
Tổng thống Putin (trái) thực sự trở thành “hình mẫu” để ông Tập học hỏi trong việc duy trì quyền lực chính trị. (Ảnh: Reuters)
Hình mẫu Putin
Học giả Willy Lam nói với AFP, Chủ tịch Tập Cận Bình đã giảm thiểu những thách thức tiềm tàng lớn nhất bằng cách thiết lập địa vị quyền lực trong quân đội và công an.
Hồi tuần trước, Trung Nam Hải còn ban hành thông báo siết chặt quản lý đối với đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc, một “bệ phóng quyền lực” đã đưa nhiều nhân vật đến vị trí lãnh đạo, bao gồm cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hay đương kim Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Các chuyên gia nói rằng Tập Cận Bình đã nhìn thấy “hình mẫu đáng ghen tị” ở Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã thành công trong việc duy trì quyền lực hơn 15 năm qua khi “luân chuyển” giữa vị trí tổng thống và thủ tướng.
Ông Lam bình luận: “Giống như người bạn tốt Putin, [Tập Cận Bình] muốn có nhiều hơn 2 nhiệm kỳ nắm quyền.”
Tuy nhiên, giáo sư chính trị Bạc Trí Dược Đại học Victoria ở Wellington, New Zealand, cho rằng ông Tập muốn học theo Putin là không thể.
Ông Bạc trả lời phỏng vấn AFP cho hay: “Putin có thể chuyển đổi chức vụ mà không bị mất quyền lực, nhưng trong chính trường Trung Quốc đó là điều bất khả thi.”
Theo Soha News
Trung Quốc chính thức truy tố "hổ lớn" Lệnh Kế Hoạch
Lệnh Kế Hoạch cùng vợ dính nhiều nghi án tình ái với các biên tập viên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, cùng việc tiếp cận bí mật quốc gia.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (SPP) của Trung Quốc ngày 13/5 thông báo đã chính thức truy tố ông Lệnh Kế Hoạch, cựu Phó Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (CPPCC), với tội danh nhận hối lộ, tiếp cận trái phép các bí mật quốc gia và lạm dụng quyền lực.
Theo Tân Hoa xã, trong một thông cáo, SPP cho biết sau khi tiến hành điều tra, SPP đã chỉ thị Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Thiên Tân nhánh số 1 thực hiện quyền truy tố với trường hợp này. Gần đây, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Thiên Tân đã chuyển hồ sơ vụ việc của ông Lệnh Kế Hoạch lên Tòa án Nhân dân Trung cấp số 1 thành phố Thiên Tân.
Lệnh Kế Hoạch (hàng dưới) đã chính thức bị truy tố.
Lệnh Kế Hoạch cũng từng giữ chức Chánh văn phòng trung ương Đảng dưới thời Hồ Cẩm Đào và được coi là phụ tá thân cận của Chủ tịch. Chức danh này thường được gọi là "đại tổng quản" của Trung Nam Hải, nơi làm việc và sinh sống của giới lãnh đạo tối cao Trung Quốc.
Trang tin Đa chiều (Trung Quốc) dẫn nguồn tin từ Hồng Kông cho hay, từ đầu 2001, vào thời điểm ông Lệnh Kế Hoạch và vợ là Cốc Lệ Bình đang làm đơn li hôn, ông này đã có tiền sử các bệnh liên quan đến tình dục.
Tuy nhiên trên hồ sơ bệnh án, tên tuổi của Lệnh đã được thay đổi, chức vụ cũng được sửa thành nhân viên một phòng ban thuộc Văn phòng Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc.
Đa chiều cũng cho biết một nguồn tin nói rằng ông Lệnh Kế Hoạch thường xuyên đi "công tác", "thị sát" khắp cả nước và đi đến đâu cũng có gái đẹp đi cùng để ăn chơi trác táng tại những địa điểm ăn chơi có tiếng.
Đỉnh điểm là khi Lệnh Kế Hoạch ngang nhiên đưa bồ nhí vào Trung Nam Hải, trụ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc và mặc sức mây mưa tại đây. Sự việc diễn ra sau khi ông Lệnh nhậm chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11/2007.
2 trong số nhiều BTV của Đài truyền hình TW Trung Quốc nghi có quan hệ tình ái với Lệnh Kế Hoạch.
Theo trang tin tức chính trị Trung Quốc Duowei News, vị cựu Đại tổng quản Trung Nam Hải đã có quan hệ bất chính với hơn 27 phụ nữ, thậm chí còn có 5 người con với các bồ nhí này. Trong đó, ông này giữ quan hệ và thường xuyên liên lạc với 7 bóng hồng thân cận khi có cơ hội đến công tác tại vùng họ sinh sống.
Số bồ nhí mà ông này có được là từ hồi tháng 10/1999, giữ chức làm Giám đốc Phòng Nghiên cứu và Điều tra thuộc Văn phòng Tổng cục Đảng Cộng sản Trung Quốc, được đi thị sát nhiều nơi và có cơ hội gặp gỡ nhiều phụ nữ.
Trang Duowei News cho biết thêm, ông Lệnh đã xây dựng một lịch trình kín kẽ để che giấu hành động ngoại tình. Ông này thường tới nơi ở của các tình nhân với tần suất 2 lần/tuần và chỉ đến "chớp nhoáng" vào sáng sớm. Do đó, ông Lệnh vẫn có thể trở về Bắc Kinh và dự cuộc họp hàng ngày diễn ra vào lúc 7 giờ sáng.
Trong khoảng thời gian từ tháng 7/2003 - 2/2012, ông Lệnh bị nghi đã đưa cho 7 "tình nhân lâu năm", mỗi người số tiền từ 6 - 12 triệu nhân dân tệ (965.000 - 1,95 triệu USD). Tổng số tiền mà ông Lệnh đưa cho 7 người này là 42 triệu nhân dân tệ (6,75 triệu USD).
Ngoài ra, ông Lệnh còn có 5 người con ngoài giá thú và dùng số tiền nhận hối lộ để chu cấp cho con riêng. Trong khi đó, theo giấy tờ hợp pháp, ông Lệnh chỉ có con trai độc nhất là Ling Gu (23 tuổi), người đã qua đời sau một tai nạn ô tô hồi tháng 3/2012.
Cốc Lệ Bình (vợ của Lệnh Kế Hoạch) và Nhuế Thành Cương (BTV của Đài truyền hình TW Trung Quốc) từng có quan hệ tình ái. Ảnh: Hexun.
Cả hai vợ chồng Lệnh Kế Hoạch - Cốc Lệnh Bình đều được cho là có quan hệ ngoài luồng với nhiều người là dẫn chương trình ở Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV).
So với chồng, bà Cốc Lệ Bình cũng không kém cạnh trong khoản "ăn nem". Nguồn tin từ cộng đồng người Hoa hải ngoại từ lâu đã có thông tin được cho là xuất phát từ Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương rằng, "ngôi sao", biên tập viên nổi tiếng của CCTV Nhuế Thành Cương khi bị các nhà chức trách thẩm vấn đã khóc và khai, bản thân Cương bị phu nhân của Lệnh Kế Hoạch "dụ dỗ quan hệ".
Ông Lệnh đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 7/2015 sau khi bị bãi miễn chức Phó Chủ tịch CPPCC hồi tháng 2.
Ông Lệnh Kế Hoạch bắt đầu bị điều tra vì nghi ngờ "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" từ tháng 12/2014, theo Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI).
Kim Hoa (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ-Trung sẽ bàn gì trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình? Khi chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cận kề, báo giới đang có những đồn đoán khác nhau về nội dung quan trọng sẽ được bàn thảo của lãnh đạo cấp cao hai nước. Lãnh đạo Mỹ, Trung đi dạo tai khu Trung Nam Hải khi ông Obama thăm Bắc Kinh năm 2014 (Ảnh: AFP) Phần lớn...