Afghanistan: Từ chiến trường tới địa điểm du lịch
Hơn 3 năm sau khi trở lại nắm quyền tại Afghanistan, chính quyền Taliban mong muốn thu hút khách du lịch để thu hút ngoại tệ và cải thiện hình ảnh trên trường quốc tế.
Một du khách Trung Quốc bên di tích tượng Phật tại Bamiyan. Bức tượng Phật tại di tích này đã bị Taliban phá hủy từ nhiều năm trước nhưng đây vẫn là điểm du lịch nổi tiếng hàng đầu (Ảnh: NYT).
Ông Allen Ruppel, du khách 63 tuổ.i từ Wisconsin (Mỹ), du lịch tới Afghanistan hồi cuối năm 2024. Chia sẻ với New York Times, ông cho biết ban đầu khá lo ngại về phản ứng của người dân nơi đây đối với người Mỹ.
Dù vậy, ông cảm thấy bất ngờ với sự chào đón dành cho mình và mức độ an toàn tại đất nước này. Ông khẳng định sẽ khuyến khích bạn bè “cởi mở hơn và nhìn Afghanistan với con mắt khác”.
Theo giới chức Taliban, trong 3 năm qua, khoảng 14.500 du khách nước ngoài đã tới thăm Afghanistan. Họ mang tới nguồn ngoại tệ mà chính quyền Taliban đang rất cần. Tuy nhiên, Afghanistan vẫn sẽ phải tìm lời giải cho nhiều bài toán nếu muốn thu hút thêm nhiều du khách.
Trải nghiệm độc đáo
Du khách quốc tế không thiếu những trải nghiệm độc đáo tại Afghanistan – quốc gia nổi tiếng với lịch sử lâu đời và những cảnh đẹp ấn tượng. Họ có thể khám phá những khu chợ nhộn nhịp tại Kabul, tham quan dấu tích Phật giáo tại Bamiyan hay ngâm mình trong hồ nước xanh biếc tại Vườn Quốc gia Band-e-Amir.
“Chúng tôi có quá nhiều thứ có thể mang tới cho du khách – văn hóa, con người, cảnh quan”, ông Khyber Khan, người sáng lập công ty du lịch Unchartered Afghanistan năm 2023, nói.
Để phục vụ số lượng du khách ngày càng gia tăng, các công ty du lịch đang thay nhau xuất hiện tại Afghanistan.
“Số du khách tăng do đây không còn là vùng chiến sự”, ông Khan nhận xét.
Trả lời truyền thông Mỹ, người phát ngôn Bộ Văn hóa Afghanistan khẳng định sự tăng trưởng của ngành du lịch sẽ đem lại tác động tích cực tới nền kinh tế nước này. Bộ Văn hóa đã thiết lập một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ cho du khách và đào tạo sinh viên trong ngành du lịch và quản lý khách sạn.
Chính phủ Afghanistan muốn khẳng định rằng đất nước này an toàn, có nhiều cảnh đẹp và luôn chào đón du khách.
“95% du khách có quan điểm tiêu cực về Afghanistan do thông tin sai lệch trên truyền thông và các luận điệu tuyên truyền trên khắp thế giới”, ông Khobaib Ghofran, người phát ngôn Bộ Thông tin và Văn hóa Afghanistan, nói.
Video đang HOT
Theo ông Ghofran, các du khách đã thấy Afghanistan “hoàn toàn bình thường” khi đến thăm. “Khi trở về nhà, họ chia sẻ những hình ảnh và thông tin tích cực mà họ tìm thấy tại Afghanistan”, ông cho hay.
Dù vậy, du lịch Afghanistan không phải không đi kèm nguy cơ. Tháng 5 năm ngoái, ba du khách Tây Ban Nha và một người Afghanistan thiệ.t mạn.g trong một vụ tấ.n côn.g khủng bố tại tỉnh Bamiyan. Đây là vụ tấ.n côn.g nhằm vào du khách gây ra thiệt hại nhân mạng đầu tiên từ khi Taliban trở lại nắm quyền.
Nhiều chính phủ trên thế giới, đặc biệt tại phương Tây, vẫn đưa Afghanistan vào danh sách các nước không nên ghé thăm. Bộ Ngoại giao Mỹ xếp Afghanistan vào nhóm 4 – “Không đến” trong thang cảnh báo an toàn. Chính phủ Anh cũng “khuyến cáo không đến Afghanistan dưới bất kỳ hình thức nào”.
Một thách thức khác mà ngành du lịch Afghanistan đang phải đối mặt là thiếu hút cơ sở hạ tầng phục vụ.
“Vấn đề với Afghanistan là số du khách đến với chúng tôi tăng từ 0 tới 7.000, thậm chí có người nói là 10.000 người. Quá nhiều và quá nhanh”, ông Joe Sheffer, người sáng lập đại lý du lịch Safarat, nói.
Khoảng 691 du khách thăm Afghanistan năm 2021 – khi Taliban giành lại quyền kiểm soát đất nước. Số du khách tăng lên khoảng 2.300 vào năm 2022 và 7.000 vào năm 2023, theo cơ quan du lịch Afghanistan. Số liệu năm 2024 vẫn chưa được công bố.
Sự hiếu khách bất ngờ
Du khách tại chợ chim Kabul (Ảnh: NYT).
Các quan chức ngành du lịch cho biết du khách đến từ Trung Quốc, Nga, Ireland, Ba Lan, Canada, Đức, Pháp, Pakistan, Estonia, Thụy Điển và một số quốc gia khác, Họ thường xin visa trên đường tới Afghanistan – thường là tại các lãnh sự quán Afghanistan tại Dubai hoặc Peshawar, Pakistan.
Thông thường, visa sẽ được cấp nếu du khách có thư mời từ một công ty du lịch Afghanistan. Các công ty này cần được Bộ Văn hóa cấp phép hoạt động.
Giới chức Taliban chia sẻ rằng họ dựa vào các du khách – đặc biệt là các YouTuber và blogger – để quảng bá du lịch. Chính phủ quảng bá du lịch trên các trang web chính thức và trên mạng xã hội, trong khi khoảng 3.000 đại lý du lịch Afghanistan làm nhiệm vụ quảng bá tại nước ngoài.
Ông Ghofran cũng khẳng định du khách Mỹ sẽ được chào đón như những du khách khác, bất chấp ký ức đau thương của người Afghanistan về các cuộc đán.h bom và tấ.n côn.g của Mỹ.
Dịch vụ an ninh sẽ được cung cấp cho những du khách có yêu cầu, ông Ghofran nói, dù du khách không bắt buộc phải có người của chính phủ theo kèm.
Các quan chức du lịch cho biết tỷ lệ nhỏ trong số du khách là phụ nữ. Cả ông Ghofran và ông Mawlavi Ahmadullah Muttaqi, Giám đốc Sở Thông tin và Văn hóa tỉnh Herat, cho biết không có luật thành văn nào quy định trang phục và hành vi của các nữ du khách tại nơi công cộng.
“Họ có thể tự mình nhìn thấy văn hóa nơi đây”, ông Muttaqi nói. Theo vị quan chức này, các nữ du khách nên tôn trọng văn hóa địa phương với việc mặc quần áo dài, che kín cơ thể và choàng khăn trùm tóc. Tuy nhiên, họ sẽ không cần phải mặc burqa (bộ trang phục dài trùm đầu) hay phải che mặt.
“Các nữ du khách thường sẽ có cơ hội khám phá Afghanistan tương tự nam giới”, công ty du lịch Unchartered Afghanistan viết trên website.
Marino Sakata, du khách 23 tuổ.i từ Nhật Bản, cho biết mọi người đối xử rất tốt với cô khi du lịch một mình tới Kabul. Tại đây, cô mặc một chiếc áo khoác có mũ trùm đầu để thay thế khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo.
Cô cho biết mong muốn quay lại trong năm 2025 và sẽ cân nhắc mua khăn trùm đầu ở lần sau để phù hợp hơn với văn hóa địa phương.
Các du khách nam cũng được khuyến cáo ăn mặc giản đơn nhưng không bị giám sát chặt chẽ như phụ nữ.
Ông Greg Ernest, du khách 67 tuổ.i từ Anh, đã thăm Afghanistan trong 9 ngày hồi tháng trước. Ông cho biết hướng dẫn viên du lịch khuyên ông nên mặc bộ đồ truyền thống của nam giới Afghanistan.
Theo ông Ernest, ban đầu ông lo ngại về an toàn do Anh từng tham gia liên minh quân sự do Mỹ dẫn dắt tại Afghanistan. “Tuy nhiên, tôi bất ngờ rằng bản thân được chào đón quá tốt. Mọi người rất hiếu khách”, ông Ernest nói.
Ngọc lục bảo niềm hy vọng mới của Taliban để hồi sinh nền kinh tế
Chính quyền Taliban đang trông cậy vào nguồn tài nguyên đá quý và khoáng sản dồi dào của Afghanistan sau khi mất hàng tỷ USD viện trợ quốc tế.
Các quan chức tỉnh đang kiểm tra một viên ngọc lục bảo trong cuộc đấu giá hàng tuần tại Bazarak, thủ phủ tỉnh Panjshir ở Afghanistan. Ảnh: New York Times
Trong một căn phòng lạnh lẽo ở Afghanistan, hàng đống ngọc lục bảo mới khai thác tỏa sáng dưới ánh đèn bàn khi những người buôn đá quý kiểm tra độ tinh khiết và chất lượng của chúng, trước khi được đưa ra cuộc đấu giá đá quý hàng tuần do chính quyền Taliban tổ chức.
Những đợt bán diễn ra tại tỉnh Panjshir giàu ngọc lục bảo ở miền đông Afghanistan là một phần trong nỗ lực của Taliban nhằm thu lợi từ tiềm năng khoáng sản và đá quý khổng lồ của đất nước.
Kể từ khi nắm quyền vào tháng 8/2021, Taliban cho biết họ đã ký hợp đồng với hàng chục nhà đầu tư để khai thác đá quý, vàng, đồng, sắt và các khoáng sản có giá trị khác, như cromit. Những kho báu bị chôn vùi này có thể là một nguồn sinh lợi tiềm năng cho một nền kinh tế yếu ớt.
Tại Afghanistan, Trung Quốc đang dẫn đầu về đầu tư theo Sáng kiến Vành đai và Con đường, một nỗ lực mạnh mẽ nhằm mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh trên toàn thế giới. Các nhà đầu tư Nga và Iran cũng đã ký các giấy phép khai thác, lấp đầy khoảng trống do sự rút lui hỗn loạn của Mỹ vào năm 2021 để lại.
Chính phủ Mỹ ước tính rằng ít nhất 1 nghìn tỷ USD khoáng sản đang nằm bên dưới cảnh quan gồ ghề của Afghanistan. Đất nước này giàu đồng, vàng, kẽm, crom, coban, lithium và các khoáng sản công nghiệp khác, cũng như các loại đá quý và bán quý như ngọc lục bảo, hồng ngọc, sapphire, garnet và lapis lazuli.
Quang cảnh một phiên bán đấu giá đá quý do chính quyền Taliban tổ chức, với phí thu là 10%. Ảnh: NYT
Theo Văn phòng Tổng thanh tra đặc biệt về Tái thiết Afghanistan của Mỹ, Afghanistan cũng nắm giữ một kho báu các nguyên tố đất hiếm, mà thế giới đang rất cần cho ngành công nghệ hiện đại.
Chính quyền Taliban đang cố gắng làm những gì chính phủ Mỹ không thể làm trong suốt 20 năm triển khai lực lượng quân sự ở nước này. Washington đã chi gần một tỷ USD để phát triển các dự án khai thác mỏ ở Afghanistan, nhưng "tiến độ thực tế là không đáng kể và không bền vững" - Tổng thanh tra đặc biệt kết luận trong một báo cáo được công bố vào tháng 1/2023.
Nhiều rào cản từ thời điểm đó đến nay vẫn tồn tại: thiếu an ninh, cơ sở hạ tầng kém, nạn tham nhũng, chính sách không nhất quán và nhân sự chính phủ không ổn định. Tuy nhiên, Taliban vẫn đang nỗ lực tìm giải pháp trong cơn tuyệ.t vọn.g sau khi Afghanistan đột ngột mất nguồn viện trợ do Mỹ rút quân.
Nền kinh tế Afghanistan đã suy giảm 26% trong hai năm qua - theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào tháng 4. Ngân hàng cho biết sự sụt giảm mạnh về viện trợ quốc tế đã khiến Afghanistan "không có bất kỳ động lực tăng trưởng nội địa nào".
Afghanistan sở hữu nguồn tài nguyên dồi dào ngọc lục bảo và các loại đá quý khác. Ảnh: NYT
Thêm nữa, lệnh cấm sản xuất thuố.c phiệ.n của Taliban đã khiến nông dân thiệt hại 1,3 tỷ USD thu nhập, tương đương 8% tổng sản phẩm quốc nội và mất 450.000 việc làm.
Lúc này, hoạt động khai khoáng có thể giúp thay thế cây thuố.c phiệ.n trở thành nguồn thu nhập ổn định. Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, cùng với Trung Quốc và Iran, đã đầu tư vào các mỏ sắt, đồng, vàng tại Afghanistan.
Taliban cũng đã tiến hành thu thuế từ việc bán ngọc lục bảo. Dưới thời chính phủ trước, hoạt động buôn bán ngọc lục bảo là một hoạt động bị thả nổi và tham nhũng. Các lãnh chúa và những người buôn bán có quan hệ chính trị thống trị hoạt động này, và việc thu thuế diễn ra rất tùy tiện.
Nhưng khi chính quyền Taliban thiết lập các cuộc đấu giá ngọc lục bảo hàng tuần, họ đã kiểm soát và đán.h thuế tất cả các hoạt động bán hàng. Những người buôn bán ngọc lục bảo tại các cuộc đấu giá sẽ không nhận được đá quý cho đến khi họ trả khoản thuế 10%. Chính quyền cũng đang đán.h thuế các loại đá quý khác như hồng ngọc, lam ngọc.
Tại tỉnh Panjshir, nơi khai thác hầu hết ngọc lục bảo của Afghanistan, chính phủ đã cấp 560 giấy phép khai thác ngọc lục bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài và Afghanistan - theo Bộ Mỏ và Dầu khí cho biết. Bộ này cũng đã cấp giấy phép khai thác hồng ngọc ở các tỉnh Panjshir và Kabul và đang có kế hoạch cấp giấy phép khai thác ngọc lục bảo và đá quý ở ba tỉnh khác.
Hầu hết các viên ngọc lục bảo được mua tại các cuộc đấu giá hàng tuần đều được bán lại cho người mua nước ngoài. Trong số những người bán ngọc lục bảo vào một ngày tháng 11/2024 có Haji Ghazi, người bán đá quý ở trung tâm thành phố Kabul. Ghazi cho biết bộ ngọc lục bảo lớn nhất của ông có giá trị khoảng 250.000 USD.
Ở một góc phòng, ông Ghazi chất những khối đá nặng có vân xanh dày của đá lapis lazuli, một loại đá bán quý. Phần lớn nguồn cung cấp đá lapis của thế giới được khai thác ở miền bắc Afghanistan. Ghazi cho biết doanh số không mạnh như trong 13 năm ông được phép bán đá quý một ngày một tuần tại một cửa hàng nhỏ nằm trong một căn cứ quân sự của Mỹ. Ngày nay, ông Ghazi phải đi công tác để tăng doanh số. Ông mở một cửa hàng ở Trung Quốc, còn tại Kabul, ông bán cho những người mua từ Dubai, UAE cũng như từ Pakistan, Iran và một số quốc gia khác.
Ghazi có rất ít khách hàng Afghanistan."Không nhiều người Afghanistan có đủ khả năng chi trả 1.000 - 2.000 đô la để mua một viên đá làm nhẫn", ông nhún vai nói.
Đán.h bom tại Afghanistan, một bộ trưởng trong chính quyền Taliban thiệ.t mạn.g Ngày 11/12, Bộ trưởng Người tị nạn trong chính quyền Taliban ở Afghanistan, ông Khalil Ur-Rahman Haqqani, đã thiệ.t mạn.g trong vụ nổ xảy ra tại trụ sở bộ ở thủ đô Kabul của nước này. Theo nguồn tin giấu tên trong chính quyền Taliban, vụ nổ xảy ra tại Bộ Người tị nạn, khiến ông Khalil Ur-Rahman Haqqani cùng một số đồng...