Afghanistan: Taliban phong tỏa tài khoản ngân hàng của quan chức chính quyền cũ
Ngày 10/9, thành viên Ủy ban Văn hóa của Taliban, Inammul Samangani, thông báo Bộ Tài chính Afghanistan đã ra lệnh cho tất cả các ngân hàng nước này, bao gồm cả ngân hàng nước ngoài, phong tỏa tài khoản của các quan chức thuộc chính quyền cũ cũng như những đại diện cấp cao trong quân đội nước này.
Lực lượng an ninh Taliban canh gác trong khi người dân Afghanistan chờ rút tiền tại một ngân hàng ở Shar-e-Naw, khu vực lân cận thủ đô Kabul ngày 4/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo, Taliban cũng yêu cầu các ngân hàng cung cấp thông tin về lượng tiền trong tài khoản của các cựu quan chức này. Đặc biệt, những đối tượng thuộc diện này là các cựu bộ trưởng, nghị sĩ, thống đốc, thị trưởng và các chính trị gia khác, cũng như các tướng lĩnh cấp cao.
Trước đó, ngày 9/9, Ngân hàng quốc gia Afghanistan đã bắt đầu phong tỏa tài khoản của các cựu bộ trưởng và cựu quan chức. Do khan hiếm tiền mặt trong nước, Taliban đã quyết định áp đặt giới hạn rút tiền mặt theo tuần.
Video đang HOT
Liên quan đến nỗ lực sơ tán công dân khỏi Afghanistan, Nhà Trắng ngày 10/9 thông báo có thêm 32 công dân hoặc người thường trú ở Mỹ đã được đưa ra khỏi quốc gia Tây Nam Á này với sự hỗ trợ của Washington. Theo người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Emily Horne, 19 công dân Mỹ đã lên một chuyến bay của hãng hàng không Qatar Airways khởi hành từ Kabul. Trong khi đó, 2 công dân Mỹ cùng 11 thường trú nhân ở nước này đã rời khỏi Afghanistan bằng đường bộ.
Trước đó, kênh truyền hình al-Jazeera đưa tin một máy bay của Qatar Airways cùng ngày đã từ Kabul trở về Doha, chở theo 156 hành khách.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jalina Porter, hiện vẫn còn khoảng 100 công dân Mỹ đang ở lại Afghanistan, chủ yếu là người có hai quốc tịch Mỹ-Afghanistan.
Tướng Mỹ cảnh báo nguy cơ nội chiến ở Afghanistan
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nhấn mạnh tình hình Afghanistan rất căng thẳng, gây nguy cơ nội chiến và các nhóm khủng bố trỗi dậy.
"Tôi cho rằng những điều kiện hiện nay có khả năng biến thành một cuộc nội chiến. Không thể biết liệu Taliban có thể thống nhất quyền lực và xây dựng chính quyền hay không", Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley nói trên truyền hình hôm 4/9.
Tướng Milley cảnh báo nguy cơ các nhóm khủng bố như al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trỗi dậy trong ba năm tới nếu Taliban không thể kiểm soát tình hình tại Afghanistan.
Các tay súng chống Taliban huấn luyện ở thung lũng Panjshir hôm 2/9. Ảnh: AFP .
Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh lực lượng Taliban thông báo đã nắm quyền kiểm soát thung lũng Panjshir, thành trì cuối cùng của lực lượng kháng chiến với nòng cốt là cựu quan chức và binh sĩ Afghanistan.
Tuy nhiên, cựu phó tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh cho biết họ vẫn chưa đầu hàng. "Đúng là chúng tôi đang ở trong tình hình khó khăn. Chúng tôi đang bị Taliban chiếm đánh. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cố thủ và phản kháng", Saleh nói. Một số chỉ huy khác cũng bác bỏ thông tin thung lũng Panjshir đã thất thủ.
Cả hai bên đều tuyên bố nắm lợi thế ở Panjshir, nhưng không thể đưa ra bằng chứng ủng hộ. Taliban chưa từng kiểm soát được thung lũng này trong giai đoạn cầm quyền năm 1996-2001.
Vị trí tỉnh Panjshir của Afghanistan. Đồ họa: BBC .
Những ngọn núi bao quanh thung lũng Panjshir đặt ra thách thức cho bất cứ lực lượng nào muốn tấn công, dù một con đường mới đi qua cửa ngõ thung lũng được mở rộng và có thể khiến việc phòng thủ trở nên khó khăn hơn giai đoạn 1980-1990.
Động lực khiến Mỹ rút khỏi vũng lầy Afghanistan Việc chính quyền Biden quyết rút quân khỏi Afghanistan là dấu hiệu cho thấy Mỹ muốn tập trung vào chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, theo chuyên gia. Trong bài phát biểu dài 26 phút ngày 31/8, Tổng thống Joe Biden tiếp tục bác bỏ những chỉ trích về quyết định chấm dứt cuộc chiến 20 năm ở...