Afghanistan: Taliban nổi dậy, hàng trăm người thiệt mạng
Hơn 800 tay súng Taliban đã bất ngờ nổi dậy và tấn công toàn diện vào tỉnh Helmand, miền Nam Afganistan. Giao tranh ác liệt đã khiến hàng trăm người thiệt mạng và hàng nghìn gia đình phải sơ tán.
Hãng AFP ngày 25/6 đưa tin, hơn 800 phần tử nổi dậy Taliban đã tấn công vào tỉnh Helmand trong suốt 4 ngày qua. Cuộc tổng tấn công trên quy mô lớn và các tay súng được trang bị cả những vũ khí hạng nặng.
Đến chiều 25/6 (theo giờ địa phương), Bộ Nội vụ Afganistan cho biết, ít nhất 100 tay súng Taliban đã thiệt mạng, trong khi đó, quân đội Afganistan mất 21 binh sỹ, ngoài ra còn 40 thường dân vô tội phải bỏ mạng.
Video đang HOT
Một tay súng Taliban bị bắt giữ.
Người phát ngôn của tỉnh Helmand – ông Omar Zwak – cảnh báo, con số này chỉ là tương đối và có thể tăng thêm nhiều khi giao tranh vẫn diễn ra ác liệt. Cũng theo ông Omar Zwak, khoảng 2.500 gia đình đã phải sơ tán khỏi vùng chiến sự.
Dù chịu thiệt hại lớn về lực lượng, nhưng tình hình chiến trường ở Helmand vẫn nghiêng về phía Taliban. Quân đội Afghanistan chưa thể tung ra những đòn phản công quyết định. Thậm chí họ phải co cụm để chờ lực lượng tiếp viện.
Ông Mohammad Zaher Azimi, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Afganistan, tiết lộ với báo chí rằng, nhiều khả năng nước này sẽ nhờ đến sự trợ giúp của NATO. “Chúng tôi cần NATO hỗ trợ các cuộc tấn công và giám sát từ trên không. Có như vậy, lực lượng an ninh Afghanistan mới có thể giành lại thế chủ động trên chiến trường”, ông Azimi nói.
Tỉnh Helmand là nơi chứng kiến sự thiệt hại rất lớn của lính Mỹ và Anh trong chiến tranh Afghanistan. Thời kỳ cao điểm nhất, đã có tới 21.000 lính thủy đánh bộ Mỹ được triển khai ở Helmand để giúp tình hình ổn định. Tuy nhiên, sau khi lính Mỹ rút quân vào năm 2012, Helmand dần bất ổn bởi những hành động chống phá của Taliban.
Nếu Afghanistan không sớm giành lại quyền kiểm soát tỉnh Helmand, rất có thể họ sẽ rơi vào một cuộc nội chiến đẫm máu như ở Iraq hiện nay.
Theo Khampha
Ông Obama "qua mặt" Quốc hội Mỹ trong các quyết định can thiệp quân sự tại Iraq
Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể không cần sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ khi đưa ra bất cứ quyết định nào về can thiệp quân sự ở Iraq, nhằm chống lại các mối đe dọa khủng bố ngày càng tăng ở nước này, lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện Nancy Pelosi cho biết.
"Tôi cho rằng, Tổng thống không cần bất cứ cơ quan lập pháp nào để thông qua các lựa chọn về tăng cường hỗ trợ an ninh được thảo luận ngày hôm nay", bà Pelosi nói. Lãnh đạo Đảng Dân chủ cũng không nêu rõ những lựa chọn mà ông Obama đang xem xét.
Lãnh đạo phe thiểu số Cộng hòa ở Thượng viện, ông Mitch McConnell cũng nói rằng, ông Obama không cần bất cứ sự chấp thuận nào của Quốc hội cho những lựa chọn mà ông đang xem xét. Tuyên bố này gián tiếp xác nhận , Mỹ không lên kế hoạch đưa quân đội đến Iraq, nhưng thay vào đó xem xét sử dụng các cuộc không kích chống lại những chiến binh của Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận đông (ISIS). Tổng thống Mỹ yêu cầu Quốc hội chấp thuận cho một hoạt động tiến hành trên mặt đất.
Hôm thứ Tư (18.6), ông Obama đã tổ chức một cuộc họp với các nhà lãnh đạo Quốc hội về tình hình đang xấu đi ở Iraq và mối đe dọa khủng bố ngày càng tăng tại khu vực này. Tổng thống Mỹ đang đánh giá lại những nỗ lực để củng cố sức mạnh của lực lượng an ninh Iraq để đối đầu với mối đe dọa từ ISIS, bao gồm cả những lựa chọn để tăng cường hỗ trợ an ninh.
Lãnh đạo phe đa số Dân chủ ở Thượng viện Mỹ, ông Harry Reid và Chủ tịch Hạ viện John Boehner cũng tham dự cuộc họp này.
Theo Lao Động
Iraq khẩn cầu Mỹ hỗ trợ không kích chống lại quân nổi dậy Iraq đã yêu cầu Mỹ hỗ trợ sức mạnh không quân để chống lại quân nổi dậy người Sunni, quan chức quân đội cấp cao của Mỹ cho biết hôm thứ Tư (18.6) sau khi quân nổi dậy chiếm một số thành phố chiến lược trong một nỗ lực để lật đổ chính phủ do người Shi'ite lãnh đạo. Tuy nhiên, Tổng tham...