Aeon Mall thứ hai tại Hà Nội: AEON chưa chốt vị trí xây dựng
Đề án xây dựng trung tâm mua sắm tiếp theo của AEON tại Hà Nội đang ở giai đoạn đám phán với các đối tác tiềm năng, AEON vẫn chưa ra quyết định cuối cùng…
Trước một số thông tin cho rằng trung tâm mua sắm tiếp theo của AEON tại Hà Nội sẽ được xây dựng tại khu công nghiệp Nam Thăng Long, ông Yukio Konishi, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AEON Việt Nam khẳng định, đề án mới đang ở giai đoạn đám phán với các đối tác tiềm năng, AEON vẫn chưa ra quyết định cuối cùng.
Trước đó tại buổi làm việc với Quận ủy Bắc Từ Liêm sáng 22/2, ông Vũ Hồng Việt, Trưởng Ban quản lý Khu công nghiệp Nam Thăng Long cho biết, AEON đã khảo sát để xem xét khả năng xây dựng đại siêu thị AEON Mall tại khu đất hỗn hợp thuộc Khu công nghiệp Nam Thăng Long (Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Do vậy, có thể thông tin này dẫn đến sự hiểu lầm AEON đã chọn Nam Thăng Long để xây dựng đại siêu thị thứ 2 tại Hà Nội.
Chia sẻ thêm với phóng viên Báo Đầu tư Online về kế hoạch phát triển của AEON trong những năm tới, ông Yukio Konishi cho biết, “Tới Việt Nam mà chỉ xây dựng 1 – 2 trung tâm thương mại sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy, mục tiêu của AEON là phải có ít nhất 10 – 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam thì mới đạt được mục đích và hiệu quả đề ra ban đầu. Sau 3 trung tâm thương mại ở TP. HCM, Bình Dương và Hà Nội, trung tâm thứ tư sẽ được xây dựng tại Bình Tân (TP. HCM) vào năm 2016. Về trung tâm thứ hai ở Hà Nội, chúng tôi vẫn đang xem xét địa điểm, và có thể tiến hành xây dựng trong năm 2017. Về vị trí tiếp theo của các trung tâm thương mại trong tương lai, chúng tôi cần xem xét một cách kỹ càng, phải có những lý do thực sự thuyết phục chúng tôi mới mở.”.
AEON Mall Long Biên.
Tập đoàn Aeon Nhật Bản – một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới với 179 liên doanh trong và ngoài nước Nhật Bản. Đây cũng là thương hiệu nhà bán lẻ lâu đời nhất tại Nhật, khởi đầu từ một cửa hiệu chuyên cung cấp các chất liệu, phụ kiện may kimono ở Yokkaichi do ông Sozaemon Okada điều hành năm 1758, Aeon Mall trở thành cái tên khiến nhiều người phải kiêng nể khi có tới 16.498 trung tâm cửa hàng tại xứ sở mặt trời mọc và các quốc gia trên thế giới. Trung tâm mua sắm của Aeon kinh doanh tới 90% hàng hóa nội địa, phần còn lại là hàng hóa của Nhật Bản và các nước khác. Doanh thu năm 2012 của tập đoàn là 60 tỷ USD, lợi nhuận 2 tỷ USD.
Hàng loạt trung tâm thương mại, mua sắm “khủng” của thương hiệu này đã xuất hiện trước tại Indonesia, Campuchia, Trung Quốc… Việt Nam là quốc gia thứ 3 của khu vực xuất hiện mô hình mua sắm Aeon Mall quy mô lớn. Trước khi chính thức đầu tư các trung tâm mua sắm tại Việt Nam, Aeon đã thăm dò thị trường bằng hệ thống cửa hàng tiện lợi Mini Stop.
AEON chính thức hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009, dưới hình thức Văn phòng Đại diện (01/12/2009 – 0/07/2012). Ngày 07/10/2011, được sự chấp thuận từ UBND TP. HCM, công ty TNHH AEON Việt Nam chính thức được thành lập, đầu tư cho các hoạt động về xây dựng, tổ chức, quản lý và kinh doanh các mô hình Trung tâm thương mại, Trung tâm bách hóa tổng hợp và Siêu thị hiện đại. Ngoài ra AEON còn thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến xuất nhập khẩu, thương mại và nghiên cứu.
Chiến lược kinh doanh của tập đoàn này là bám lấy tâm lý thích dùng hàng Nhật của người Việt Nam, Aeon sử dụng phương án dùng 1/3 hàng Nhật, 1/3 hàng Việt Nam và 1/3 hàng nhập từ các nước khác. Trước khi chính thức đầu tư các trung tâm mua sắm tại Việt Nam, AEON đã thăm dò thị trường bằng hệ thống cửa hàng tiện lợi Mini Stop. Tháng 10/2014, trung tâm thương mại thứ hai mở ở Bình Dương, năm 2015 đến lượt trung tâm thương mại tại Long Biên, Hà Nội, hoạt động.
Cái tên Aeon chính thức rầm rộ trên truyền thông khi tập đoàn này mạnh tay đầu tư trung tâm mua sắm Aeon – Tân Phú Celadon tại TP HCM, với mức đầu tư 109 triệu USD và trung tâm mua sắm Aeon – Bình Dương Canary tại Bình Dương.
Trong đó, Aeon Tân Phú cao 3 tầng, với diện tích mặt bằng bán lẻ khoảng 50.000 m2, bao gồm khu bách hóa tổng hợp GMS của Aeon và khoảng 120 gian hàng cho thuê. 10 ngày kể từ khi khai trương, Aeon Mall Tân Phú Celadon đã đón nhận hơn 30.000 lượt khách tới tham quan, mua sắm trong những ngày thường và hơn 70.000 lượt vào dịp cuối tuần.
Video đang HOT
Trung tâm mua sắm Aeon Bình Dương Canary được đầu tư xây dựng với kinh phí 95 triệu USD, quy mô xây dựng trên diện tích đất 6,2 ha với tổng diện tích sàn 70.000 m2.
Cũng trong năm 2014, các phương tiện truyền thông cũng “ nóng” đề tài về Aeon khi tập đoàn khi bắt tay với hai thương hiệu bán lẻ lớn ở Việt Nam là Citimart và Fivimart.
Theo kế hoạch hợp tác, Aeon Mall dự kiến giúp Citimart thay đổi toàn bộ hệ thống, phương pháp điều hành, cho ra đời thương hiệu mới có tên “AeonCitimart”. Không chỉ hợp tác với Citimart ở khu vực miền Nam, Aeon hợp tác với hệ thống khoảng 15 siêu thị Fivimart ở phía Bắc, đưa thương hiệu này “phủ sóng” khắp các thành phố lớn.
Đây là một trong những bước đầu của “đại gia Nhật Bản” nhằm hiện thực hóa kế hoạch đầu tư đầy tham vọng. Aeon Nhật Bản dự kiến đến năm 2020 sẽ xây dựng khoảng 20 trung tâm mua sắm quy mô lớn, đưa doanh thu tại Việt Nam lên tới 18.000 tỷ đồng.
Việc khai trương trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên đánh dấu sự xuất hiện của đại gia Nhật Bản này tại thị trường Hà Nội.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hàng nghìn người đội mưa rét xem đấu vật tại Hà Nội
Lễ hội đấu vật tại Hà Nội ở xã Cát Quế, Hoài Đức diễn ra hàng năm, thu hút các đô vật từ mọi miền đất nước về hội tụ tranh tài.
Chiều qua 24/02, đã diễn ra giải vật dân tộc truyền thống Xuân Bính Thân 2016 tại xã Cát Quế (Hoài Đức, Hà Nội), lễ hội đấu vật tại Hà Nội khá nổi tiếng diễn ra hàng năm, thu hút các đô vật từ mọi miền đất nước về hội tụ tranh tài.
Ngoài các đô vật chuyên nghiệp, giải vật truyền thống làng Quế Dương tổ chức cả giải vật thanh thiếu niên nhằm gìn giữ truyền thống và tiếp "lửa" cho thế hệ sau.
Hội vật thu hút đông đảo khán giả tới theo dõi...
Sới vật thực sự gây cấn khi các đô vật chuyên nghiệp trên cả nước lên sới tranh tài.
Mỗi trận đấu sẽ có 2 hiệp chính kéo dài 5 phút, nếu sau 2 hiệp chính các "ông" đô không phân thắng bại thì sẽ phải bước vào thi đấu ở hiệp phụ, hiệp phụ kéo dài 3 phút.
Mỗi trận thi đấu đều nhận được sự chú ý theo dõi và cổ vũ nhiệt tình của khán giả.
Ngón đòn nhấc bổng đối thủ dành chiến thắng tuyệt đối của "ông" đô mang đai đỏ.
Một vị khán giả lớn tuổi đang chăm chú theo dõi trận đấu.
Theo luật thi đáu, "ông" đô chiến thắng khi nhắc bổng đối thủ hoặc vật cho đối thủ nằm ngửa trên mặt đất, khi đó trận đấu kết thúc.
nếu sau cả 2 hiệp chính và 1 hiệp phụ, cả hai "ông" đô vẫn không phân thắng bại, thì theo luật, Ban trọng tài sẽ tiến hành thi đấu cân nặng, "ông" đô nào nhẹ cân hơn sẽ dành chiến thắng.
Giải đấu có cả sự tham gia của các "ông" đô nhí, mặc đồng phục học sinh lên sới thi đấu.
Giữa trận đấu, trời bỗng đổ mưa, nhưng không khí trên sới vật không vì thế mà giảm nhiệt, toàn bộ khán giả nhất quyết không rời khán đài, tiếp tục theo dõi trận đấu.
Trước mỗi trận đấu, trong tiếng trống vật, các đô vật Múa Hạc hay Xe Đài là một lễ nghi thành kính của các đô vật, và còn một hình thức khởi động của đô vật có mang tính dân tộc, vừa là cách trình diễn của đô vật với khán giả tạo không khí hết sức hào hứng.
Giải vật dân tộc truyền thống diễn ra hàng năm nhằm đề cao tinh thần thượng võ của người dân Cát Quế. Giải vật truyền thống Xuân Bính Thân 2016 diễn ra trong 3 ngày 15,16,17 tháng Giêng Âm lịch.
Theo_Kiến Thức
EuroCham: "Sách trắng 2016" sẽ công bố vào tháng 3 tới Sáng nay tại Hà Nội, EuroCham đã có buổi gặp gỡ báo chí nhằm cung cấp thông tin về các sự kiện sẽ được tổ chức trong năm 2016 với điểm nhấn "Sách trắng 2016", ấn phẩm lần thứ 8 sẽ được công bố vào đầu tháng 3 tới. Cụ thể hơn, ông Võ Quang Huệ, thành viên Ban lãnh đạo EuroCham cho...