ADIZ và chiến lược ‘Cây cải bắp’ của Trung Quốc
Tuyên bố gây tranh cãi gần đây của Trung Quốc về việc thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) bao phủ các đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông đã dấy lên lo ngại trong khu vực Đông Nam Á rằng Bắc Kinh sẽ sớm áp đặt một khu vực tương tự tại Biển Đông.
Thông báo Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết sẽ “thiết lập các ADIZ khác vào một thời điểm thích hợp sau khi hoàn thành công tác chuẩn bị”.
“Có một mối đe dọa rằng Trung Quốc sẽ tiến hành đơn phương nhằm kiểm soát một số không phận trên khu vực biển Đông và biến khu vực này thành ADIZ của Bắc Kinh. Đó là một hành vi xâm phạm và làm tổn hại sự an toàn của các hãng hàng không dân dụng … nó cũng gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của các quốc gia khác”, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario cho biết khi phản ứng về thông báo ADIZ trên biển Hoa Đông của Trung Quốc.
Một số nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể sớm chuyển sang áp đặt một ADIZ tại Biển Đông để nhấn mạnh tính hợp lý về yêu sách của mình. Một số nhà bình luận coi ADIZ của Trung Quốc là một phần của “chiến lược “cây cải bắp” nhằm mở rộng dần dần theo từng lớp quyền kiểm soát các vùng biển lân cận, kết hợp với các quy định mới và tăng cường diễn tập quân sự để củng cố tuyên bố chủ quyền trong khu vực Thái Bình Dương
Tàu Liêu Ninh của Trung Quốc trên đường tới Biển Đông
Video đang HOT
Nếu Trung Quốc quyết định lập ADIZ trên biển Đông, nó sẽ trực tiếp đe dọa đối với với các máy bay quân sự nước ngoài không hợp tác với nước này và là sự phản ảnh về tính ngày càng táo bạo trong giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Tất cả ADIZ trên toàn thế giới chỉ áp dụng cho máy bay dân sự.
Nhiều nước Đông Nam Á trước đó đã hy vọng vào một kỷ nguyên mới của quan hệ mang tính xây dựng dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Đối với các lãnh đạo cao cấp Philippines, họ đều nhận thấy có sự leo thang căng thẳng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa 2 nước trong năm nay qua việc quyết đoán về những tuyên bố, mở rộng khu vực diễn tập quân sự ở vùng tranh chấp và thúc đẩy quan hệ kinh tế để đánh bật ảnh hưởng của Mỹ và Nhật Bản ra khỏi khu vực.
Một thời gian ngắn trước khi thông báo về ADIZ trên biển Hoa Đông, chính quyền của ông Tập Cận Bình đã thành lập một Ủy ban An ninh Nhà nước mới, một cơ quan cao hơn để phù hợp với sự thay đổi của tình hình, điều phối và thống nhất bước đi của các bộ ngành liên quan tới đối ngoại, nhằm giành lấy lợi ích lớn nhất cho Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đây xử lý các vấn đề trên thông qua một thể chế bị phân mảnh, chỉ tập trung vào một số cơ quan cao cấp trong Bộ Ngoại giao, an ninh quốc gia và Quân ủy Trung ương.
Giờ đây, với một quy trình ra quyết định hợp lý, ông Tập Cận Bình trực tiếp chỉ đạo tất cả các quyết định quan trọng liên quan đến vấn đề ở biển Hoa Đông và biển Đông. Theo các nhà phê bình, mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa ông Tập với quân đội nước này và “Giấc mộng Trung Hoa”, điều này báo hiệu một lập trường quyết đoán hơn nhiều của Bắc Kinh trong vấn đề khu vực và các vấn đề lãnh thổ. Thông báo thành lập ADIZ là một ví dụ phản ánh của xu hướng mới này.
Đáp lại, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á đã tăng cường quan hệ song phương, đề phòng những leo thang tiềm ẩn trong tranh chấp lãnh thổ. Nhật Bản và ASEAN cũng dự thảo một tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về bất kỳ “mối đe dọa” đến hàng không dân sự quốc tế, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề “an ninh và tự do hàng hải”.
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tuyên bố vùng ADIZ mà Trung Quốc mới lập trên biển Hoa Đông đang làm leo thang căng thẳng trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh cộng đồng quốc tế phải phản đối mọi động thái nhằm thiết lập một vùng ADIZ tương tự trên Biển Đông.
Cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ lùi bước trước các quy định mới trên. Thật vậy, quốc gia này dường như quyết tâm lờ đi những phản ứng từ các nước trong và ngoài khu vực để khẳng định đây là lợi ích an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Theo Bao tin tưc
5 vạn quân Ấn sẽ "lấp đầy" biên giới Trung Quốc
Trong một nỗ lực nhằm tăng cường năng lực chiến đấu của quân đội Ấn Độ ở khu vực Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), chính phủ Ấn Độ hôm qua (17/7) đã đồng ý phê chuẩn việc thiết lập một quân đoàn, trong đó sẽ triển khai thêm 50.000 binh lính, đến khu vực dọc biên giới với Trung Quốc.
Khu vực biên giới căng thẳng giữa Trung Quốc - Ấn Độ
Uỷ ban nội các về vấn đề an ninh do Thủ tướng Manmohan Singh dẫn đầu đã làm rõ về kế hoạch nói trên tại cuộc họp ngày hôm qua.
Trong kế hoạch được đưa ra, quân đội với 1,3 triệu quân nhân của Ấn Độ được cho là sẽ thiết lập trụ sở của quân đoàn mới tại Panagarh ở Tây Bengal cùng với 2 sư đoàn ở Bihar, Assam và các đơn vị khác từ Ladakh ở Jammu & Kashmir đến Arunachal Pradesh.
Cũng theo kế hoạch, Lực lượng Không quân Ấn Độ sẽ triển khai các tài sản như máy bay tiếp nhiên liệu trên không và máy bay phục vụ chiến dịch đặc biệt - 130J Super Hercules đến Panagarh.
Quân đội Ấn Độ cũng sẽ đưa thêm một số xe bọc thép và các đơn vị pháo binh đến triển khai dọc khu vực đông bắc.
Động thái trên của chính phủ Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh nước này vừa có hai cuộc chạm trán căng thẳng với Trung Quốc ở khu vực biên giới tranh chấp. Hôm 11/7 mới đây, New Delhi thừa nhận, binh lính của họ đã rơi vào một tình huống "mặt đối mặt" đầy nguy hiểm với quân lính Trung Quốc ở khu vực biên giới Chumar trong vụ xâm nhập mới nhất của phía Trung Quốc hôm 17/6 vừa rồi.
Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng một thời gian ngắn, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ có cuộc đối đầu nghẹt thở ở khu vực biên giới tranh chấp. Trước đó, hồi tháng 4, binh lính Trung Quốc đã táo tợn kéo vào khu vực do Ấn Độ kiểm soát và dựng trại lên ở đó. Ngay lập tức phía Ấn Độ cũng dựng trại ở khu vực đối diện, cách nhau khoảng 30m, tạo ra một tình huống "chạm trán" nguy hiểm kéo dài suốt gần 3 tuần ở Daulat Beg Oldi (DBO), phía đông Ladakh.
Giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á - Trung Quốc và Ấn Độ tồn tại một cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài và đã từng leo thang thành một cuộc chiến tranh năm 1962. Bất chấp 15 vòng đàm phán cấp cao đã diễn ra, Trung Quốc và Ấn Độ đến nay vẫn chưa thể giải quyết được cuộc tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới giữa hai nước.
Dù nỗ lực cải thiện quan hệ nhưng hai nước Trung, Ấn vẫn có nhiều sự nghi kỵ, kình địch và mâu thuẫn với nhau. Bắc Kinh cảm thấy bất an trước mối quan hệ Ấn-Mỹ, trong khi New Delhi hoài nghi sự gắn bó giữa Trung Quốc và Pakistan. Hai cường quốc hàng đầu Châu Á còn cạnh tranh quyết liệt với nhau về ảnh hưởng chính trị trong khu vực cũng như các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế ở mỗi nước.
Theo_VnMedia











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhà Trắng "chơi khăm" phóng viên ngày Cá tháng Tư

Tốc độ Nga kiểm soát lãnh thổ ở Ukraine giảm mạnh

Khảo sát: Hơn 50% người Ukraine ủng hộ đàm phán hòa bình với Nga

Bước ngoặt quan trọng định hình trật tự thế giới trong tương lai

Thay đổi quan trọng của Italy đối với việc cấp quốc tịch

Động đất tại Myanmar: Thương vong tăng lên 2.886 người

Quốc hội Hàn Quốc đệ trình kiến nghị luận tội Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính

Kinh tế Mỹ phát tín hiệu trái chiều, Fed rơi vào thế khó

Động lực thúc đẩy Đông Nam Á hướng đến năng lượng hạt nhân

Cái bắt tay định hình lại cục diện năng lượng ở khu vực Trung và Nam Á

Malaysia nỗ lực khắc phục hậu quả vụ nổ đường ống dẫn khí

Houthi tiếp tục tấn công tàu sân bay Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Châu Bùi đăng 8 chữ sau cú sốc Binz lộ ảnh xấu hổ đến mức "độn thổ"
Sao việt
19:50:15 02/04/2025
Nhập cảnh trái phép với khẩu súng cùng 25 viên đạn
Pháp luật
19:49:56 02/04/2025
Hai 'Tiểu Long Nữ' Lý Nhược Đồng, Lưu Diệc Phi cùng khoe sắc
Sao châu á
19:45:47 02/04/2025
Dân mạng đua nhau chia sẻ clip em bé 1 tháng tuổi "lườm bố cháy mặt"
Netizen
19:39:09 02/04/2025
Thông tin mới vụ 37 người nhập viện sau ăn bánh mì trên đường đi Đầm Sen
Tin nổi bật
19:35:39 02/04/2025
Vụ kiện tấn công tình dục của Diddy bị tòa án bác bỏ
Sao âu mỹ
19:30:34 02/04/2025
Uống cà phê giúp bạn sống thọ hơn?
Sức khỏe
19:17:35 02/04/2025
Chủ nhà mất ngủ, hóa ra vì đặt gương sai cách
Sáng tạo
18:07:24 02/04/2025
G-Dragon tái xuất sau 8 năm, khởi động chuyến lưu diễn thế giới
Nhạc quốc tế
17:34:59 02/04/2025
'Địa đạo': Xem để tự hào về một thế hệ yêu nước vĩ đại
Phim việt
17:29:36 02/04/2025