Adidas tài trợ áo đấu cho M.U: Quá đắt, hay quá rẻ?
Cách đây 1 năm, khi Adidas tuyên bố họ chi tới 75 triệu bảng Anh/năm để giành quyền cung cấp và bán áo đấu của Manchester United trên toàn thế giới, nhiều người đã chê hãng thể thao nước Đức bị “hớ” nặng. Nhưng chỉ hai tuần sau khi Adidas mở bán mẫu áo mới của M.U mùa giải 2015-2016, mọi nghi ngờ đã bị đập tan hoàn toàn.
ảnh minh họa
Nhà sản xuất dụng cụ thể thao nước Đức hôm qua đã tuyên bố: chương trình ra mắt áo đấu mới của M.U cho mùa giải 2015 – 2016 là chương trình thành công nhất trong lịch sử của cả Quỷ đỏ và Adidas !
Adidas tuyên bố họ đã đạt được kế hoạch doanh số tháng 8 chỉ trong… 5 ngày ngắn ngủi. Và lượng bán ra áo đấu của M.U trên toàn thế giới đã tăng đến 200% so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí cửa hàng Adidas tại thành phố Manchester đã vượt mục tiêu doanh thu của một tuần ngay trong ngày mở bán đầu tiên !
Adidas cũng chia sẻ, lượng thông tin về áo đấu mới của M.U trên các trang mạng xã hội hiện có giá trị tương đương một chương trình truyền thông quảng bá với chi phí 212 triệu bảng Anh. Bản thân video giới thiệu áo đấu mới của “Quỷ đỏ” cũng đã đạt đến con số hơn 2 triệu lượt xem trên Youtube.
Video đang HOT
Mẫu áo đấu mới của M.U do Adidas thiết kế và sản xuất được các fan hâm mộ đánh giá rất cao bởi nét cổ điển nhưng không kém phần mạnh mẽ.
Giám đốc toàn cầu phụ trách mảng bóng đá cho Adidas – ông Markus Baumann đã vui mừng chia sẻ:
“Adidas vô cùng tự hào được là đối tác cung cấp áo đấu chính thức cho Manchester United. Bản hộp đồng trong 10 năm tới sẽ mang hai thương hiệu thể thao hàng đầu thế giới lại gần nhau”.
Trong khi đó, tổng giám đốc Richard Arnold của Manchester United cũng cảm tạ Adidas vì đã trân trọng vầ khai thác tối đa giá trị của CLB trong mẫu áo đầu tiên trong hành trình hợp tác dài hạn giữa hai bên:
“Khi ký hợp đồng với Adidas, chúng tôi đa kỳ vọng rất nhiều thứ: những mẫu áo chất lượng và đột phá, nền tảng marketing và phân phối ở đẳng cấp cao nhất, và sự thấu hiểu sâu sắc về đội bóng và các fan hâm mộ của chúng tôi. Adidas không những không phá vỡ những kỳ vọng ấy, mà còn nâng nó lên một tầm cao mới.
Adidas chưa hề thông báo chính xác về doanh thu hay lợi nhuận của hãng kể từ khi hợp tác với M.U, nhưng có thể dễ dàng tiên đoán rằng hãng dụng cụ thể thao nước Đức được nhiều hơn mất trong thương vụ này. Bởi tiềm năng khai thác của Quỷ rất lớn. Họ là CLB có lượng fan hâm mộ hùng hậu nhất thế giới, trải trên khắp các thị trường tiềm năng như Châu Á Thái Bình Dương hay Bắc Mỹ…
Những ai từng cho rằng việc Adidas thay thế Nike tài trợ áo đấu cho M.U là khờ khạo, là “ném tiền qua cửa số” nên rút lại ý kiến của mình. Bỏi cái giá 75 triệu bảng Anh/năm kia không phải là quá đắt, mà có lẽ là quá rẻ.
Theo Laodong
Adidas đã chiến thắng Nike trong cuộc chiến thương hiệu
Bỏ qua những yếu tố ngoài bóng đá, World cup 2014 chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt giữa hai "người khổng lồ" trong lĩnh vực dụng cụ thể thao. Đó chính là Adidas và Nike. 4 đại diện ở vòng bán kết, mỗi thương hiệu đóng góp 2, tương quan cán cân lực lượng cân bằng. Thế rồi, người Đức và Argentina chiến thắng để vào chơi trận chung kết, Adidas đã thắng thế hoàn toàn trước "đại kình địch" Nike.
Người Đức đang đứng trên đỉnh cao của bóng đá thế giới sau chức vô địch World cup lần thứ tư trong lịch sử. Còn trên thương trường, họ thậm chí còn là một nhà vô địch bất khả chiến bại kể từ năm 1984 tới nay. Đơn giản, qua 8 kỳ World Cup, riêng Adidas đã 4 lần được đăng quang trong khi đối thủ lớn nhất, Nike, chỉ được đăng quang duy nhất một lần. Thậm chí, ngay ở mùa giải lớn đầu tiên mà FIFA cho phép logo nhà tài trợ trang phục được xuất hiện trên ngực áo đội tuyển quốc gia, Adidas đã chiếm thượng phong với chức vô địch EURO 1984 dành cho người Pháp.
Đã từng có một thời Nike và Adidas chưa thể thống trị thị trường trang phục thể thao một cách tuyệt đối như ngày hôm nay. Khi ấy, người hâm mộ thậm chí còn quen với logo của các hãng trang phục thể thao một cách nằm lòng. Nào là người Anh thì Umbro, người Pháp, Đức thì Adidas, người Ý là Kappa và Nike thì lúc đó gần như khá mờ nhạt khi không tiếp cận được với các đại gia bóng đá. Dễ hiểu, Nike ở Mỹ và họ quan tâm đến bóng rổ hơn là môn thể thao Vua. Nike chỉ thức tỉnh thực sự khi World Cup 1994 diễn ra tại đất Mỹ và họ nhận ra đó mới là một thị trường màu mỡ thực sự, một mỏ vàng mà họ bỏ quên chưa khai thác đến.
Ở World Cup đầu tiên các logo được trưng lên ngực áo (1986), người Pháp đã đăng quang cùng đội tuyển Argentina khi thương hiệu "con gà trống" Le Coq Sportif chễm chệ bên ngực trái Diego Armando Maradona lúc anh vươn tay lên nâng cao chiếc cúp vàng. Bốn năm sau, Adidas theo chân tuyển Đức lên hương và Brazil thì giúp người Anh có cảm giác của nhà vô địch cùng với thương hiệu Umbro vào năm 1994.
Umbro bây giờ không còn là của người Anh nữa, nó đã bị mua đứt bởi Nike và tuyển Anh cũng giã từ thương hiệu quê nhà của mình để tìm đến Nike. Adidas lập chiến tích thứ hai cùng chủ nhà Pháp ở năm 1998 và Nike phải đợi đến năm 2002 mới có lần đầu tiên, với Brazil, giữa đất châu Á, thị trường thánh địa của thương hiệu Mỹ. Và ở năm 2006, người Ý bất ngờ đưa Puma lên ngôi quán quân World Cup, và đó cũng có thể là lần duy nhất của họ ở thời đại cạnh tranh khốc liệt này. Adidas hoàn tất cú đúp vào năm 2010 với Tây Ban Nha và như đã nói, họ hoàn thành nốt "cú hattrick" khi "cỗ xe tăng" Đức lên ngôi trên đất Brazil tại World cup 2014 vừa qua.
Chưa dừng lại, ở cấp độ câu lạc bộ, hãng thời trang thể thao danh tiếng của người Đức còn xuất hiện trên ngực áo của hầu hết những "ông lớn" châu Âu với Real Madrid, Bayern Munich, Chelsea... và mùa tới sẽ là Man Utd với bản hợp đồng kỷ lục thế giới kéo dài 10 năm có tổng giá trị 750 triệu bảng.
Đó thực sự là một con số khổng lồ trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. Nike có vẻ đã bị bỏ lại phía sau khi những đại diện của họ dần ít đi và cũng kém danh tiếng hơn so với Adidas. Có thể kể đến Barcelona, Man City, PSG... Barca đương nhiên là một tên tuổi lớn nhưng thời hạn hợp đồng của họ cũng chỉ kéo dài đến mùa hè 2018 nhưng đã xuất hiện nhiều thông tin cho rằng ban lãnh đạo Barca yêu cầu một giá trị cao hơn thế thay vì 33 triệu euro/mùa "bèo bọt" như hiện nay.
Nếu Nike không nhanh tay, rất có thể họ sẽ mất luôn đại diện ưu tú này vào tay đại kình địch nếu biết rằng, siêu sao số 1 của Barca - Lionel Messi - đang là đại diện quảng bá thương hiệu cho Adidas. Thậm chí, Adidas còn sẵn sàng hỗ trợ để Man Utd mua Messi trong mùa hè này bởi họ vô cùng "chướng tai gai mắt" khi "El Pulga" thường xuyên thi đấu với bộ trang phục do Nike cung cấp.
Mùa hè vừa qua, Nike đã chia tay Arsenal khi các pháo thủ thành Luân Đôn "kết duyên" cùng Puma. Tháng 6 tới, như đã nói, họ "đoạn tình" nốt với Man Utd. Trong khi ấy, Adidas đã khẳng định ưu thế tuyệt đối khi đang là nhà cung cấp trang phục thể thao sở hữu những bản hợp đồng tài trợ "khủng" nhất.
Chưa hết, họ còn tỏ ra rất "có duyên" khi các đội bóng làm ăn với họ đều thi đấu vô cùng thành công trên sân cỏ. Real Madrid, Bayern, đội tuyển Đức mùa giải năm ngoái và những "tân vương" được xác định vào tháng 5 tới cũng khó thoát khỏi những đại diện của họ. Chelsea ở Premier League, Bayern ở Bundesliga, Real Madrid ở La Liga và đây cũng là những cái tên nổi trội cho danh hiệu cao quý ở Champions League.
Do đó, có vẻ như sau nhiều năm cạnh tranh quyết liệt, Adidas đã chiến thắng Nike trong cuộc chiến thương hiệu sặc mùi kim tiền này.
Theo TTVN
Đạo diễn gốc Việt và đoạn phim định nghĩa lại Siêu sao cùng Beckham Năm 1969, adidas giới thiệu đôi giày Superstar gắn với tên tuổi của siêu sao bóng rổ Kareem Abdul-Jabbar. Sau đó, danh tiếng của đôi giày này đã vượt ra khỏi môn bóng rổ, trở thành một biểu tượng thời trang tại Mỹ. Ban đầu, Superstar mang một ý nghĩa rõ ràng và dễ hiểu nhưng đến giờ, ý nghĩa này đã phần...