Adele và Lady Gaga được mời làm thành viên ban giám khảo chấm giải Oscar
AMPAS đang rất cố gắng thực hiện lời hứa đưa ra cách đây 3 năm của mình nhằm tăng tỷ lệ phụ nữ và người da màu trong danh sách thành viên.
Lady gaga và Adele – Ảnh: Getty
Hằng năm, Viện hàn lâm Khoa học và Điện ảnh Mỹ (AMPAS) gửi đi hàng trăm thư mời nhằm bổ sung thêm thành viên. Năm nay, danh sách này gồm 842 cái tên cộm cán trong lĩnh vực điện ảnh ở 59 quốc gia. Đặc biệt, có đến 50% là phụ nữ và 29% thuộc các nhóm người thiểu số. Trong đó, nổi bật nhất có thể kể đến Lady Gaga, Adele, Claire Foy, Gemma Chan, Park Young-soo, Ryo Sakaguchi…
Claire Foy – ngôi sao của loạt phim The Crown và The First Man
Thành lập vào năm 1927, AMPAS tới nay vẫn là tổ chức uy tín và có sức ảnh hưởng bậc nhất tại Hollywood. Chủ yếu do nó là đơn vị tổ chức lễ trao giải Oscar – sự kiện văn hoá thu hút nhiều khán giả theo dõi nhất trên sóng truyền hình.
Số lượng thành viên của AMPAS dao động từ 6.000 người đến 9.000 người với thời hạn mãn đời và chia thành 17 nhánh dựa trên chuyên môn của họ. Mỗi nhánh phụ trách việc đưa ra đề cử cho các hạng mục tương ứng tại Oscar nhưng quyền bỏ phiếu chọn ra cái tên chiến thắng là thuộc về mọi thành viên.
AMPAS hiện có 8.946 thành viên nhưng chỉ có 8.733 người có quyền bỏ phiếu. Nếu tính luôn cả những thành viên đã nghỉ hưu thì con số này lên đến 9.794.
Video đang HOT
Những nhân vật được mời phải từng được đề cử Oscar, hoặc có sự giới thiệu từ ít nhất 2 thành viên AMPAS trong cùng chuyên môn.
Vài năm gần đây, AMPAS bị chỉ trích mạnh mẽ là sân chơi của “những gã đàn ông da trắng” dẫn đến các quyết định thể hiện sự kỳ thị và phân biệt đối xử người da màu, phụ nữ và người LGBT. Đỉnh điểm là scandal #OscarSoWhite vào năm 2016. Chính vì thế, AMPAS đã thực hiện vài thay đổi nhằm cải thiện tình hình.
Năm 2015, tỉ lệ người da màu trong AMPAS là 8%. Con số này tăng lên 16% vào năm 2019.
Cách đây 3 năm, AMPAS cam kết sẽ tăng tỷ lệ phụ nữ trong danh sách thành viên từ 25% vào năm 2015 lên con số 32%. Tuy nhiên, có lẽ đến năm 2020 thì chỉ tiêu này mới có thể hoàn thành.
Theo motthegioi.vn
"Rêu rao" công bằng nhưng Oscar đang "đàn áp" âm nhạc trong phim ra sao?
Viện Hàn lâm dường như "có thù" với âm nhạc khi chỉ để 2 trong số 5 ca khúc được đề cử biểu diễn tại sân khấu lớn Oscar.
Âm nhạc luôn là một phần quan trọng trong điện ảnh, ngay cả khi bộ phim không thuộc thể loại nhạc kịch. Phần nhạc nền hay hoặc ca khúc xuất sắc sẽ giúp tăng cảm xúc của người xem lên gấp bội. Có bao nhiêu bài hát được viết riêng cho phim? Có lẽ là rất ít. Nhưng Oscar dường như rất ghét âm nhạc và những nghệ sĩ tạo ra chúng.
"Shallow" là một trong hai ca khúc được biểu diễn tại Oscar năm nay.
Tờ Variety đưa tin trong tổng số 5 bài hát được đề cử Ca khúc chủ đề xuất sắc, Viện Hàn lâm chỉ cho phép Shallow của Lady Gaga trong A Star is Born và All the Starscủa Kendrick Lamar và SZA trong Black Panther được trình diễn trên sân khấu lớn. 3 ứng cử viên còn lại sẽ không có được vinh dự trên.
Dù chưa đưa ra thông báo chính thức, người hâm mộ dễ dàng nhận ra việc này không sớm thì muộn cũng sẽ diễn ra. Bởi lẽ trước đây, nhiều ca khúc hoặc nghệ sĩ biểu diễn đều bị đối xử bất công trong lúc lên sóng Oscar. Một số bài hát được biểu diễn trọn vẹn trong khi số còn lại chỉ góp mặt được vài giây "cho vui" hoặc bị cắt hoàn toàn.
John Legend trình bày cả hai ca khúc trong "La La Land" thay vì Emma Stone và Ryan Gosling.
Như trường hợp của Oscar 2017, hai ca khúc City of Stars và Audition của La La Land được hát tại lễ trao giải bởi John Legend - người cũng góp mặt nhưng chẳng góp chút giọng nào trong phim. Không chỉ Emma Stone và Ryan Gosling không được biểu diễn mà hai bài hát của họ cũng bị cắt ghép thành một liên khúc thay vì tác rời như 3 ứng cử viên còn lại.
Nhiều trường hợp tương tự từng xảy ra khi người trình bày ca khúc trong phim lại không được phép biểu diễn trên sân khấu. Vào năm 2005, Learn to be Lonely trong The Phantom of the Opera do Minnie Driver thể hiện được đề cử Ca khúc chủ đề xuất sắc. Thế nhưng, người trình diễn tại Oscar lại là Beyoncé.
Josh Groban và Beyoncé tại Oscar 2005.
Driver có một sự nghiệp âm nhạc riêng, song hành cùng diễn xuất nên khó có khả năng nữ diễn viên này từ chối thể hiện bài hát. Josh Groban thì lại được thể hiện bài hát tại Oscar năm đó nhưng cùng với Beyoncé.
Phil Collins phải ngồi ở hàng ghế khán giả xem người khác trình bày ca khúc Against All Odds được đề cử Oscar chỉ vì những nhà sản xuất không "quen" với cách làm việc của ông. Nực cười thay, cách làm việc của ông dư tốt để được đề cử Oscar nhưng chưa đủ để trình diễn ở đấy.
Adele lại được trình bày toàn bộ Skyfall.
Peter Gabriel ban đầu dự định biểu diễn bài hát Down to Earth trong Wall-E (2008) tại Oscar, nhưng cuối cùng lại thay đổi vì chỉ được phép hát... 65 giây. Một mẹo khác Oscar hay sử dụng là biến thành liên khúc hoặc cắt giảm thời lượng. Vào năm 2013, Adele được phép trình bày toàn bộ Skyfall, hai bài hát khác thành một liên khúc còn hai kẻ xấu số còn lại thì bị ngó lơ.
Năm 2015, nữa ca sĩ Anohni đã tẩy chay lễ trao giải khi biết được ca khúc của cô sẽ không được trình bày như những đối thủ khác. Lý do Viện Hàn lâm chỉ cho phép 2 ca khúc được biểu diễn cũng khá dễ hiểu khi thời lượng chương trình quá dài và cần được cắt giảm. Do đó, họ chỉ cho những cái tên đáng chú ý được bước lên sân khấu và mặc kệ số còn lại.
Tuy nhiên, họ đã quên rằng Oscar là một chương trình truyền hình cần tính giải trí thay vì chỉ chăm chăm vào trao giải và người thắng cuộc. Loại bỏ các màn trình diễn âm nhạc là phương án cuối cùng mà Viện Hàn lâm nghĩ đến.
Emily Blunt nên được trình bày ca khúc của mình tại Oscar.
Oscar năm nay dự kiến sẽ không có người dẫn chương trình. Do đó mà phần mở đầu sẽ chẳng có một màn hài độc thoại dài dòng mà thay vào đó là đoạn băng thu hình trước hoặc phần âm nhạc dẫn dắt. Chắc chắn sẽ có những phần của chương trình chỉ để giải trí và kết nối các hạng mục. Vậy tại sao không chèn các ca khúc được đề cử vào đó?
Nếu giữ các bài hát, hãy để những người đã thể hiện trong phim được quyền biểu diễn chúng trên sân khấu lớn. Không ai có quyền hát The Place Where Lost Things Go thay cho Emily Blunt hay When A Cowboy Trades His Spurs For Wings với Tim Blake Nelson và Willie Watson cả. Đây chẳng phải ý nghĩa của Oscar sao?
Oscar là nơi tôn vinh những hoạt động xuất sắc trong lĩnh vực điện ảnh và tất cả những ai góp công đều đáng được mọi người biết đến.
Theo trí thức trẻ
MC "hụt" Kevin Hart làm gì trong lúc cả thế giới chết chìm trong "bể tình" của Lady Gaga tại Oscar 2019? Hành tung của chàng MC "hụt" này chính là một trong những thứ được người xem quan tâm bậc nhất bên lề lễ trao giải Oscar đình đám. Lễ trao giải Oscar 2019 diễn ra sáng ngày 25/02 không hề có người dẫn chương trình sau 30 năm. Nguyên nhân là bởi Kevin Hart đã rút khỏi vị trí sau những lùm xùm...