ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% năm 2022
Chuyên gia ADB đánh giá, nền kinh tế Việt Nam đang vận hành tốt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nhiều bất ổn, nhưng rủi ro với triển vọng kinh tế càng tăng.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Vietnam )
Tại báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2022 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 14/12, ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% trong năm nay (cuối tháng 9 ngân hàng này dự báo 6,5%).
Ngoài ra, ngân hàng này cũng dự báo lạm phát năm 2022 được điều chỉnh xuống 3,5%.
Chuyên gia ADB đánh giá, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang vận hành tốt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều bất ổn, nhưng rủi ro đối với triển vọng kinh tế ngày càng gia tăng.
Video đang HOT
Cũng theo chuyên gia ADB, tuy thương mại tiếp tục tăng trưởng, các dấu hiệu cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang sụt giảm. Vì vậy, ngân hàng này dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 được điều chỉnh xuống còn 6,3% do các đối tác thương mại lớn suy yếu.
Tại báo cáo ADO, ADB đã hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế đối với khu vực châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương trong bối cảnh triển vọng toàn cầu đang xấu đi. Nền kinh tế khu vực sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm nay và 4,6% vào năm sau. Tháng Chín vừa qua, ADB đã dự báo nền kinh tế khu vực này dự kiến tăng trưởng 4,3% cho năm 2022 và 4,9% vào năm sau.
Việc thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu và trong khu vực, cuộc xung đột kéo dài giữa Nga-Ukraine và các đợt phong tỏa tái diễn ở Trung Quốc đang làm chậm quá trình phục hồi của châu Á đang phát triển sau đại dịch COVID-19. Các hạn chế theo cách tiếp cận “không COVID,” cùng với thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, đã một lần nữa khiến triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc bị hạ thấp.
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% trong năm 2022.
Ông Albert Park – chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB nhận định: ” Châu Á và Thái Bình Dương sẽ tiếp tục phục hồi, nhưng các điều kiện toàn cầu đang xấu đi có nghĩa là đà phục hồi sẽ chững lại khi chúng ta bước sang năm mới. Các chính phủ sẽ cần hợp tác chặt chẽ hơn để vượt qua những thách thức kéo dài của COVID-19, chống lại tác động của giá lương thực và năng lượng cao – đặc biệt là đối với người nghèo và người dễ bị tổn thương – và bảo đảm sự phục hồi kinh tế toàn diện và bao trùm“.
Bên cạnh đó, ADB cũng đã hạ dự báo lạm phát ở châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương từ 4,5% xuống còn 4,4% trong năm nay. Tuy nhiên, ngân hàng đã nâng dự báo cho năm sau từ 4,0% lên 4,2%, do áp lực lạm phát kéo dài từ giá năng lượng và thực phẩm.
Nền kinh tế của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng 3,0% trong năm nay, so với dự báo trước đó là 3,3%. Dự báo cho năm sau giảm từ 4,5% xuống còn 4,3% do suy thoái toàn cầu. Dự báo tăng trưởng GDP của Ấn Độ được duy trì ở mức 7,0% trong năm tài khóa này và 7,2% trong năm tài khóa tiếp theo.
Ngay cả với các mức dự báo bị hạ thấp này, châu Á đang phát triển vẫn sẽ làm tốt hơn các khu vực khác trên toàn cầu, cả về tăng trưởng và lạm phát. Dự báo tăng trưởng của ADB cho Đông Nam Á trong năm nay đã được nâng từ mức 5,1% lên 5,5%, trong bối cảnh tiêu dùng và du lịch phục hồi mạnh mẽ ở Malaysia, Philippine, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, dự báo cho năm tới giảm từ 5% xuống còn 4,7% do nhu cầu toàn cầu suy yếu.
Dự báo tăng trưởng cho vùng Trung Á và Caucasus trong năm nay đã được nâng từ 3,9% lên 4,8%, trong khi dự báo cho Thái Bình Dương được nâng từ 4,7% lên 5,3%, do sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch ở Phigi.
ADO được phát hành vào tháng 4 hàng năm, với bản cập nhật vào tháng 9 và các ấn bản bổ sung tóm tắt được công bố định kỳ vào tháng 7 và tháng 12. Châu Á đang phát triển là nói tới 46 quốc gia thành viên đang phát triển của ADB.
ADB cam kết đạt tới một khu vực châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên trong khu vực.
IMF: Các nền kinh tế thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh sẽ tăng trưởng 6,5% năm 2022
Theo một báo cáo mới công bố của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhờ hành động nhanh chóng nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 và các cú sốc của giá dầu, các nền kinh tế thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã phục hồi mạnh mẽ và dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm, bất chấp những khó khăn về địa chính trị và kinh tế vĩ mô.
Toàn cảnh cơ sở trữ dầu Gulf Petrochem ở vùng bờ biển thuộc Fujeirah, Eo biển Hormuz, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một báo cáo chính sách về GCC, IMF cho hay cán cân tài khóa tổng thể của GCC, gồm 6 quốc gia thành viên, đã cải thiện mạnh mẽ, nhờ giá dầu khí gia tăng trong khi tác động của đại dịch COVID-19 ngày càng suy yếu. Cán cân tài khóa cơ bản của các quốc gia vùng Vịnh dự kiến sẽ ở mức trung bình 25% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong giai đoạn 2022 - 2026.
Báo cáo của IMF đánh giá rằng sức khỏe tài chính ngày càng cải thiện, các chiến dịch tiêm chủng thành công, các cải cách cũng như sự phục hồi của sản lượng và giá dầu đã giúp các nền kinh tế GCC phục hồi nhanh chóng và đang hướng tới sự tăng trưởng bền vững hơn.
Bên cạnh đà tăng trưởng khởi sắc của lĩnh vực hydrocarbon, GDP phi dầu mỏ đã và đang mang lại lợi ích cho hầu hết các quốc gia vùng Vịnh nhờ sự phục hồi của lĩnh vực bán lẻ, thương mại và dịch vụ khách hàng.
IMF dự báo các nền kinh tế giàu dầu mỏ của GCC sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm nay, so với mức tăng 3,1% ghi nhận trong năm 2021.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của GCC, trong đó dẫn đầu là Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), dự kiến sẽ giảm xuống còn 3,6% vào năm 2023. Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây dự báo các nền kinh tế vùng Vịnh sẽ tăng trưởng 6,9% trong năm nay trước khi tăng chậm lại ở mức 3,7% năm 2023 và 2,4% năm 2024.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế vùng Vịnh công bố hồi tháng 10/2022, IMF dự báo tổng sản lượng kinh tế của các quốc gia GCC dự kiến sẽ đạt 2.000 tỷ USD trong năm 2022. Theo IMF, nếu các nền kinh tế vùng Vịnh tiếp tục hoạt động như thường lệ, tổng giá trị GDP của khu vực này sẽ đạt 6.000 tỷ vào năm 2050. Tuy nhiên, IMF cho rằng con số này có thể tăng lên 13.000 tỷ USD vào năm 2050 nếu các quốc gia GCC áp dụng một chiến lược tăng trưởng xanh nhằm thúc đẩy tiến trình đa dạng hóa kinh tế.
Nhiều tổ chức quốc tế lạc quan về kinh tế Việt Nam Việt Nam đang rất nỗ lực, tiếp tục đạt thành tích, thậm chí là một quốc gia nổi bật trong khu vực về tăng trưởng GDP dù vẫn còn những thách thức toàn cầu. Phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội: Công ty TNHH Thương mại Tân Thành ổn định sản xuất, lấy lại đà tăng trưởng. Ảnh: Vũ Sinh /TTXVN Đại...