ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2021
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 đối với các nước đang phát triển tại châu Á, trong bối cảnh các chiến dịch tiêm phòng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang được triển khai, cũng như nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh trên thế giới.
Nhân viên làm tại dây chuyền sản xuất ô tô của công ty Great Wall Motors ngày 19/1 ở Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Khu vực đang phát triển tại châu Á bao gồm 45 quốc gia thuộc châu Á – Thái Bình Dương, được dự báo sẽ tăng trưởng 7,3% vào năm 2021, tăng so với mức 6,8% trong báo cáo công bố tháng 12/2020. Đối với năm 2022, khu vực này được dự báo sẽ tăng trưởng 5,3%. Tuy nhiên, ADB cảnh báo quá trình hồi phục kinh tế diễn ra “không đồng đều”. Báo cáo về Viễn cảnh Phát triển châu Á của ADB công bố ngày 28/4 nêu rõ: “Một số nền kinh tế tiếp tục chật vật trong cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2 và các biến thể mới của chủng virus này. Các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch ở Thái Bình Dương và các khu vực khác sẽ chậm chạp trên con đường hồi phục. Ngược lại, một số ít nền kinh tế kiểm soát được tình hình dịch bệnh trong nước và được hưởng lợi từ sự phục hồi trong nhu cầu mua sắm trên toàn cầu, sẽ tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi và phát triển”.
Theo dự báo của ADB, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ dẫn đầu sự phục hồi kinh tế trên toàn bộ khu vực rộng lớn, trải dài từ Quần đảo Cook ở Thái Bình Dương đến Kazakhstan ở Trung Á này. Cụ thể, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng kinh tế 8,1% nhờ sự gia tăng về nhu cầu trên toàn thế giới đối với các sản phẩm do nước này sản xuất, cũng như sự gia tăng chi tiêu của người dùng trong nước. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ được dự báo sẽ đạt 11% trong năm 2021, so với 8% trong năm 2020.
Theo nhà kinh tế trưởng Yasuyuki Sawada của ngân hàng ADB, mức dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ có thể sẽ được điều chỉnh trong bối cảnh quốc gia Nam Á này đang phải “oằn mình” ứng phó với tình trạng gia tăng đột biến trong số ca lây nhiễm và tử vong do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, theo ông Sawada, con số dự báo trên vẫn “có thể đạt được và có tính thực tế” ở thời điểm hiện tại do Ấn Độ đang sử dụng nhiều biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn chuỗi lây lan của dịch bệnh, cũng như tiến độ tiêm chủng ngừa COVID-19 trên toàn quốc ở quốc gia Nam Á này.
Video đang HOT
Bốc xếp hàng hóa tại cảng Tân Cảng – Thốt Nốt. Ảnh minh họa: TTXVN
Khu vực Đông Nam Á được dự báo tăng trưởng 4,4%, giảm so với mức 5,5% được dự báo trước đó, chủ yếu do kinh tế Myanmar lao dốc vì những bất ổn hiện nay. Trong khi đó, Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,7% trong năm 2021, và 7% trong năm 2022. Philippines, nền kinh tế trì trệ nhất khu vực Đông Nam Á trong năm ngoái với mức suy giảm 9,6%, được dự báo tăng trưởng 4,1% trong năm nay.
ADB cũng cảnh báo việc trì hoãn các chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ kéo dài tình trạng gián đoạn kinh tế ở không ít quốc gia.
Theo ADB, đến cuối tháng 3 vừa qua, tỷ lệ mũi vaccine đã tiêm trên 100 dân tại các quốc gia đang phát triển tại châu Á là 5,2, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn so với mức trung bình của toàn cầu là khoảng 8 mũi tiêm/100 người.
Campuchia đóng cửa toàn bộ sòng bạc ở tỉnh giáp giới Thái Lan
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Y tế Campuchia chiều 27/4 thông báo trong 24 giờ qua, nước này đã có thêm 508 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Các ca nhiễm mới ở các tỉnh/thành gồm Kampong Speu, Prey Veng, Takeo, Banteay Meanchey, Kandal, Sihanoukville và Phnom Penh. Tính đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này đã lên tới 11.063 người, trong đó 3.704 trường hợp đã bình phục và 82 người không qua khỏi.
Làn sóng lây nhiễm cộng đồng đã lan tới tỉnh vùng biên xa xôi của Campuchia giáp Thái Lan là Banteay Meanchey - nơi chính quyền địa phương vừa ra lệnh tạm thời đóng cửa toàn bộ các khu sòng bạc tại tỉnh này từ ngày 27/4 để ngăn chặn nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát mạnh. Chính quyền cũng cho phong tỏa một số khu vực ở thành phố Poipet gần biên giới với Thái Lan đề phòng khả năng dịch lan vào các khu dân cư xung quanh.
Trong khi đó, tại Kampong Chhnang - một trong những tỉnh có đông cộng đồng người gốc Việt sinh sống, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 90km, chính quyền địa phương đã ban hành lệnh phong tỏa 2 thôn Kampong Preah và Chhnuk Trou Village. thuộc huyện Boribo sau khi phát hiện 4 người gốc Việt nhiễm virus SARS-CoV-2. Theo cơ quan chức năng tỉnh Kampong Chhnang, có 32 người đã tiếp xúc với 4 bệnh nhân người gốc Việt nói trên. Xét nghiệm sơ bộ cho thấy 32 người này cho kết quả âm tính, nhưng họ vẫn được cách ly để chờ thêm các xét nghiệm.
*Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng thống nước này Joko Widodo (Jokowi) đã hối thúc tất cả các bên liên quan nỗ lực nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới đang bùng phát tại một số quốc gia.
Trong bài đăng trên tài khoản Instagram chính thức của mình, Tổng thống Jokowi nhấn mạnh: "Rút kinh nghiệm từ làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới tại một số quốc gia, chúng ta phải làm việc chăm chỉ để sự việc tương tự sẽ không xảy ra tại Indonesia". Nhà lãnh đạo này cho biết Chính phủ Indonesia đang không ngừng nỗ lực thúc đẩy ngoại giao nhằm đảm bảo nguồn cung vaccine, đồng thời yêu cầu người dân tuân thủ các quy trình y tế cần thiết nhằm ngăn chặn đại dịch.
Tổng thống Jokowi cho biết Indonesia đã tiếp nhận thêm 3,8 triệu liều vaccine của hãng AstraZeneca từ Cơ chế COVAX vào ngày 26/4 nhằm hỗ trợ chương trình tiêm chủng toàn quốc ngừa COVID-19, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng chương trình này có thể giúp ngăn chặn các tác động nghiêm trọng hơn từ đại dịch.
Hiện Indonesia đang đứng thứ 3 khu vực châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ về số người được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu, chương trình tiêm chủng miễn phí của chính phủ vẫn cần sự hỗ trợ của tất cả các bên.
* Cũng trong ngày 27/4, Bộ Y tế Philippines thông báo ghi nhận thêm 7.204 ca mắc mới và 63 ca tử vong, đưa tổng số ca mắc và tử vong tại nước này lên lần lượt là 1.013.618 và 16.916.
Bộ Y tế Philippines đã đề nghị gia hạn các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt ở vùng thủ đô Manila và 4 tỉnh lân cận, nhấn mạnh sự cần thiết của việc hạn chế lây nhiễm và cải thiện hệ thống y tế. Theo kế hoạch, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ đưa ra quyết định về biện pháp trên trong ngày 27/4.
Kể từ ngày 29/3, Philippines đã áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt trong vòng 1 tháng đối với vùng thủ đô Manila và 4 tỉnh lân cận.
Thủ tướng Anh khẳng định số ca tử vong giảm nhờ phong tỏa Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 13/4 cho biết số ca tử vong vì bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở nước này giảm nhanh chủ yếu là nhờ lệnh phong tỏa kéo dài 3 tháng qua, không phải vì chương trình tiêm chủng đại trà. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại London, Anh, ngày 17/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN...