ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Theo dõi VGT trên

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 25/9 dự báo khu vực châu Á đang phát triển có thể đạt mức tăng trưởng 5% trong năm nay, nhờ hoạt động tiêu dùng mạnh mẽ và nhu cầu cao đối với các mặt hàng công nghệ xuất khẩu.

ADB cũng dự đoán Trung Quốc sẽ công bố thêm các biện pháp hỗ trợ kinh tế.

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển - Hình 1
Trụ sở Ngân hàng châu Á ADB tại Manila, Philippines. Ảnh: reuters.com

Trong bản cập nhật báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á, ADB đã giữ nguyên hầu hết các dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế trong khu vực so với báo cáo tháng Bảy. Ngân hàng này cũng giữ dự báo tăng trưởng đối với khu vực châu Á đang phát triển ở mức 5% trong năm nay và 4,9% trong năm sau.

Bên cạnh đó, ADB đã hạ dự báo lạm phát cho khu vực châu Á đang phát triển, bao gồm 46 quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, xuống còn 2,8% trong năm nay và 2,9% trong năm 2025, từ các mức dự báo tương ứng trước đó là 2,9% và 3,0%.

Ngân hàng có trụ sở tại Manila này cũng nhấn mạnh một số nguy cơ đối với dự báo tăng trưởng nói trên, trong đó có chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, căng thẳng địa chính trị leo thang, các điều kiện thời tiết tiêu cực và sự suy yếu của thị trường bất động sản Trung Quốc.

Video đang HOT

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang phải đối mặt với áp lực từ tình trạng giảm phát và đang gặp khó khăn trong việc thúc đẩy tăng trưởng, dù đã có một loạt các biện pháp chính sách nhằm kích thích hoạt động chi tiêu trong nước.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) ngày 24/9 đã công bố các biện pháp kích thích t.iền tệ lớn và hỗ trợ thị trường bất động sản, trong bối cảnh giới chức nước này đang tìm cách khôi phục lại niềm tin vào nền kinh tế.

Phát biểu tại một buổi họp báo, Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB Albert Park cho biết những biện pháp của Chính phủ Trung Quốc có đem lại hiệu quả hay không cần có thời gian vì nhiều vấn đề cơ cấu vẫn tồn tại dai dẳng trong lĩnh vực bất động sản nước này. Theo ông, Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ cần nhiều nỗ lực và hành động hơn nữa, với chính sách chủ động hơn, để làm dịu những lo ngại của người tiêu dùng và nhà đầu tư. Ông Park cũng cho biết ADB không quá lo ngại về tình trạng giảm phát ở Trung Quốc, vì ngân hàng này nhận thấy rằng giá cả đang phục hồi.

Tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khởi động chu kỳ nới lỏng t.iền tệ của mình với một đợt giảm mạnh lãi suất 0,5 điểm phần trăm. Theo chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, với động thái trên của Fed, các ngân hàng trung ương sẽ có nhiều dư địa hơn để nới lỏng chính sách, và ADB dự đoán nhiều ngân hàng trung ương sẽ đi theo xu hướng này.

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Trung Quốc ở mức 4,8%, thấp hơn mục tiêu tăng trưởng chính thức khoảng 5% mà chính phủ nước này đặt ra. Dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2025 cũng được duy trì ở mức 4,5%. Giải thích cho quyết định này, ông Park cho biết ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Trung Quốc bất chấp sự suy yếu kéo dài trong lĩnh vực bất động sản vì cho rằng việc chính phủ nước này nới lỏng tài khóa và t.iền tệ hơn nữa sẽ hỗ trợ nền kinh tế.

Châu Á đối phó với "điểm nghẽn" lương thực

Sự gián đoạn thương mại toàn cầu làm trì hoãn các chuyến hàng và tăng giá nhập khẩu trên khắp thế giới đang làm ảnh hưởng tới giá lương thực thực phẩm, đặc biệt là tại châu Á, châu lục đông dân nhất và nhập khẩu khối lượng lương thực lớn nhất thế giới.

Trong những năm gần đây, an ninh lương thực toàn cầu phải hứng chịu những cuộc khủng hoảng chồng chéo do xung đột, căng thẳng địa chính trị, biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19, dẫn đến tình trạng gián đoạn nguồn cung lương thực nghiêm trọng.

Châu Á đối phó với điểm nghẽn lương thực - Hình 1
Phần lớn lương thực được tiêu thụ trên thế giới đều thông qua nhập khẩu.

Những sự gián đoạn này càng trở nên trầm trọng hơn bởi một số "điểm nghẽn lương thực" xuất hiện trong năm qua. Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen giữa Nga và Ukraine bị dừng lại vô thời hạn. Tại Biển Đỏ, nơi các chiến binh Houthi ở Yemen tấn công các tàu buôn và gây ra tình trạng bất ổn trong các chuyến hàng thực phẩm qua kênh đào Suez khiến nhiều chủ tàu phải đổi sang tuyến đường xuống cực nam châu Phi xa hơn và nguy hiểm không kém đó nạn cướp biển.

Cùng lúc đó, lưu lượng vận chuyển qua Kênh đào Panama bị giảm do hạn hán. Các hệ thống giao thông đường sông như sông Mississippi (bắc Mỹ) và sông Rhine (châu Âu) cũng đang giảm sức chuyên chở do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Tất cả những yếu tố này khiến chi phí vận tải tăng lên chóng mặt, đặc biệt gây sức ép lên những mặt hàng thiết yếu nhất như lương thực, thực phẩm.

Hệ thống lương thực toàn cầu ngày càng không đồng đều. Phần lớn lượng lương thực đang được tiêu thụ trên thế giới được sản xuất tại một số khu vực nhất định có năng suất cao được gọi là "rổ bánh mì" rồi chuyển đến các khu vực thiếu lương thực để tiêu thụ nên nó bị ảnh hưởng rất nhiều bởi quá trình vận chuyển. Sự phụ thuộc vào các tuyến đường vận chuyển cụ thể càng tăng thêm áp lực lên an ninh lương thực toàn cầu. Tháng 12/2023, Mỹ đã đưa ra đề xuất về một lực lượng đặc nhiệm chống lại các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ nhưng nó vẫn chưa thu được hiệu quả vì rõ ràng kênh Suez không phải điểm nghẽn duy nhất. Sự gián đoạn liên tục của chuỗi cung ứng bao gồm cả phân bón cũng làm căng thẳng tình hình từ khâu sản xuất.

Lương thực là một mặt hàng nhạy cảm với thời gian. Thời gian kéo dài tác động đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, bao gồm lịch trình giao hàng cũng như sự sẵn có và giá cả của mặt hàng theo mùa vụ. Thời gian vận chuyển dài hơn cũng khiến thực phẩm dễ hư hỏng hoặc gặp rủi ro, trong khi sự gián đoạn vận chuyển như thay đổi lịch trình gây căng thẳng cho các lĩnh vực xử lý hàng hóa bao gồm cả vận tải, lưu trữ, đóng gói và phân phối. Những "điểm nghẽn" này vừa phá hủy sản phẩm vừa làm tăng giá thành lên nhiều lần.

Những "điểm nghẽn" làm hiện ra các thách thức với cả các nước xuất khẩu và nhập khẩu thực phẩm. Các nước xuất khẩu có thể phải đối mặt với áp lực biên lợi nhuận khi chi phí tăng làm giảm giá trị cho nhà sản xuất trong khi các nước nhập khẩu phải vật lộn với chi phí tăng cao, dẫn đến giá thực phẩm cao hơn, biến động giá lớn hơn và mô hình tiêu dùng thay đổi gây nên những hệ lụy khác.

Đông Nam Á, Đông Á và Nam Á nói chung là khu vực đông dân nhất thế giới, đang tăng trưởng kinh tế nhanh với nhu cầu tăng đột biến rất dễ nhạy cảm với những biến cố về giá lương thực. Khu vực này còn phải đối mặt với tình trạng dễ bị tổn thương ngày càng cao do phụ thuộc vào thị trường châu Âu, châu Mỹ và Biển Đen về các sản phẩm nông nghiệp và phân bón quan trọng.

Ở các quốc gia đang phải vật lộn với các cuộc khủng hoảng như thời tiết khắc nghiệt (Pakistan, Ấn Độ), xung đột (Bangladesh, Afghanistan), bất ổn kinh tế (Sri Lanka) và bất ổn chính trị (Myanmar), lạm phát giá lương thực làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói, làm chậm tăng trưởng kinh tế xã hội. Các hộ gia đình có thu nhập thấp và nghèo đói sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ thiếu ăn, gây suy dinh dưỡng cao hơn, đe dọa đảo ngược tiến trình phát triển hàng thập kỷ trước đó. Yếu tố vụ mùa khiến cho khó có thể có biện pháp ứng phó ngay lập tức cho sự gián đoạn thương mại và lạm phát giá lương thực.

Trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng tái diễn, thậm chí có nguy cơ kéo dài, việc cải cách khẩn cấp hệ thống lương thực là rất cần thiết. Các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách đã vào đang phải ưu tiên dành nhiều nguồn lực để giải quyết các vấn đề an ninh lương thực và giảm thiểu tác động tới tương lai.

Đối với nhiều quốc gia đông dân ở châu Á, việc tăng dự trữ quốc gia là bắt buộc. Ấn Độ, Thái Lan và cả Việt Nam đều đã đưa ra quy định mới về dự trữ bắt buộc và thậm chí là hạn chế xuất khẩu để bảo vệ nhu cầu nội địa. Việc này dồn sức ép lên các quốc gia nhập khẩu ròng lương thực. Một trong những cách ứng phó hiệu quả nhất của các quốc gia nhập khẩu là phải đa dạng hóa nguồn cung để giảm thiểu sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Một ví dụ điển hình là Singapore, mặc dù nhập khẩu hơn 90% lương thực nhưng đã giảm được nguy cơ bị tổn thương trước những biến động về giá lương thực và nguồn cung thông qua liên hệ với hơn 180 quốc gia và khu vực trở thành cung ứng trên toàn thế giới. Chiến lược này đã giúp người dân Singapore được hưởng chi phí thực phẩm có giá cả phải chăng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Australia, một quốc gia xuất khẩu ròng về lương thực.

Để ứng phó với những "điểm nghẽn", các chính phủ cũng phải thực hiện các kế hoạch hành động sớm và củng cố mạng lưới an sinh xã hội để giảm bớt gánh nặng của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Các sáng kiến như cứu trợ lương thực, hỗ trợ t.iền mặt và chương trình phiếu thực phẩm cho các hộ gia đình có thu nhập thấp giúp giảm bớt gánh nặng dù không thực sự bền vững. Các khoản trợ cấp bằng thuế tuy có hiệu quả hơn nhưng lại ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh khó khăn chung. Nhưng đây vẫn là những biện pháp tức thời đang được áp dụng tại nhiều nơi.

Theo một tính toán, các hộ gia đình có thu nhập thấp ở Indonesia thậm chí phải chi tới 64% cho thực phẩm hàng tháng. Việc giải quyết lạm phát giá thực phẩm là rất quan trọng để bảo vệ các hộ gia đình này khỏi tình trạng suy dinh dưỡng hoặc thiếu đói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

CNA: Việt Nam hướng tới là trung tâm đổi mới công nghệ
19:20:07 23/09/2024
Đức tổ chức họp khẩn để hỗ trợ ngành ô tô
13:34:39 24/09/2024
Tổng thống Zelensky nhận định Ukraine đang tiến gần đến hồi kết xung đột với Nga
19:23:37 24/09/2024
Căng thẳng Hezbollah - Israel: Pháp yêu cầu HĐBA LHQ họp khẩn
15:22:13 24/09/2024
Nga không muốn bấm nút đỏ hạt nhân
15:29:16 23/09/2024
Ukraine mở mũi đột phá mới xuyên phòng tuyến Nga ở Kursk
14:59:26 24/09/2024
Căng thẳng Hezbollah - Israel: G7 cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông
20:40:14 24/09/2024
Mỹ: California cấm học sinh sử dụng điện thoại thông minh trong trường học
19:57:32 24/09/2024

Tin đang nóng

Cô giáo bỏ dở bữa trưa, đ.ánh thức hơn 200 học sinh thoát thảm họa sạt lở
08:34:48 25/09/2024
Câu trả lời của Kỳ Duyên - Minh Triệu khi bị hỏi: "Nếu một ngày 2 bạn xa nhau?"
08:30:56 25/09/2024
Quá khứ của nam rapper bị mang tiếng "phông bạt" nhất Việt Nam
10:17:13 25/09/2024
Lần thứ 2 đăng quang Hoa hậu, Kỳ Duyên vẫn gây tranh cãi vì điều này
09:18:41 25/09/2024
Sao Kpop 25/9: Lisa lưu diễn châu Á, Song Hye Kyo khoe ảnh bên người đàn ông U50
08:25:16 25/09/2024
Nhìn chồng tươi cười trên chiếc ô tô hơn tỷ bạc, tôi thét lên một tiếng rồi ngất lịm trước dãy trọ
09:50:13 25/09/2024
Đi dạo siêu thị, con trai tôi bỗng vùng khỏi tay mẹ chạy theo bác bảo vệ, vừa chạy vừa gọi ông ngoại
09:54:11 25/09/2024
Anh tôi kiếm 100 triệu/tháng, vậy mà ngày bố mẹ xây nhà xong, người ta đến yêu cầu bán nhà trả nợ cho anh ấy
09:59:16 25/09/2024

Tin mới nhất

Rò rỉ hóa chất từ một toa tàu ở Mỹ, buộc người dân sơ tán khẩn cấp

13:55:38 25/09/2024
Theo ABC News, người dân ở khu vực Cleves và Whitewater Township ở phía Tây Nam Ohio đã được yêu cầu sơ tán ngay sau vụ rò rỉ. Các quan chức cho biết vụ rò rỉ xảy ra tại một toa tàu hỏa có van mở, giải phóng khí styrene ra môi trường.

Mỹ chấp thuận bán tên lửa Stinger cho Ai Cập

12:07:07 25/09/2024
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng sâu rộng, đặc biệt là trong việc giải quyết xung đột tại Dải Gaza.

Bosnia & Herzegovina: Hàng loạt trung tâm thương mại sơ tán khẩn cấp vì đe dọa đ.ánh bom

12:05:26 25/09/2024
Sau nhiều giờ kiểm tra, lực lượng chức năng đã xác định mối đe dọa tại trung tâm thương mại Importanne là giả. Tuy nhiên, công tác kiểm tra tại các trung tâm thương mại khác vẫn đang được tiến hành.

Hệ thống phòng không Syria đ.ánh chặn nhiều 'mục tiêu' nhằm vào Tartous

12:02:41 25/09/2024
Tên lửa được hệ thống phòng không Syria phóng đi tiếp tục hướng về phía các mục tiêu trên biển thay vì trên đất liền. Hiện chưa rõ các mục tiêu là tên lửa hay thiết bị bay không người lái.

Anh: Thu nhập hộ gia đình thấp hơn mức trước đại dịch

11:59:12 25/09/2024
Trong khi đó, bất bình đẳng thu nhập khả dụng đã giảm từ mức 35,5% của năm trước xuống còn 33,1% trong năm tính đến tháng 3/2023 nhờ các biện pháp của chính phủ nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Nhiều quân nhân Singapore bị thương khi tập trận ở nước ngoài

11:53:32 25/09/2024
Mười hai quân nhân SAF bị thương không nghiêm trọng và được đưa đến bệnh viện điều trị. Theo Bộ Quốc phòng Singpore, hiện tại, các quân nhân đang được điều trị hoặc hồi phục tốt

'Cá mập hạt nhân' - tàu ngầm nguyên tử lớn nhất thế giới của Nga

11:49:23 25/09/2024
Bên cạnh 20 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-39 (mỗi tên lửa mang tới 10 đầu đạn nhiệt hạch MIRV), tàu còn được trang bị sáu ống phóng ngư lôi 533mm có khả năng phóng ngư lôi và tên lửa chống ngầm.

OPEC nâng dự báo nhu cầu dầu thế giới trong dài hạn

11:45:42 25/09/2024
Một giai đoạn tăng trưởng nhu cầu dài hơn sẽ là động lực cho OPEC, tổ chức có 12 quốc gia thành viên phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu nhập từ dầu mỏ.

Microsoft sẽ đầu tư lớn vào AI trong ba năm tới

11:36:27 25/09/2024
Lãnh đạo Microsoft nhấn mạnh khoản đầu tư của tập đoàn này vào nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh sẽ giúp đảm bảo người dân và các tổ chức tại đây được hưởng lợi nhờ đổi mới và phát triển công nghệ.

Cách Armenia giúp Nga vượt qua lệnh trừng phạt của phương Tây

08:56:54 25/09/2024
Armenia có vai trò như một cầu nối thương mại quan trọng giữa Nga và các thị trường quốc tế khác trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine.

Liệu Israel có thể tiến hành chiến dịch trên bộ ở Liban?

08:54:40 25/09/2024
Tuy nhiên, khả năng này cũng không dễ dàng vì các lực lượng quốc tế có thể không muốn tham gia vào một cuộc xung đột phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro như vậy.

Đảm bảo an toàn cho lao động Việt tại Trung Đông

08:43:50 25/09/2024
Các cuộc xung đột tại một số địa điểm thuộc khu vực Trung Đông đang gây ra nhiều lo ngại, tác động tiêu cực đến cuộc sống và việc làm của người lao động Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Biểu cảm khó chịu của một mỹ nhân khi nam thần tượng tiến lại gần làm bùng nổ tranh cãi

Nhạc quốc tế

14:13:03 25/09/2024
Đoạn clip cho thấy Haechan đã đi ngang qua phía sau của Jiheon. Tuy nhiên, biểu cảm của nữ idol dường như có phần khó chịu, không thoải mái khi Haechan đi khá sát vào người cô.

B.é t.rai ở Ninh Bình kể lại lý do 3 anh em mất tích nhiều ngày mà không ai phát hiện

Netizen

14:07:58 25/09/2024
3 anh em sang nhà bạn ở hàng xóm chơi, sau đó bạn khóa cửa đi đến nhà ông bà ngoại nhưng không hề biết 3 anh em vẫn đang ở phía bên trong.

Duy Mạnh yêu cầu 1 người trả lại ban tổ chức 100 triệu: "Đã ủng hộ bà con bão lũ thì chơi cho đẹp!"

Sao việt

14:07:16 25/09/2024
Mới đây, nam ca sĩ Kiếp đỏ đen đã có chia sẻ khiến nhiều người ngưỡng mộ. Theo đó, vì là show từ thiện bà con bị ảnh hưởng bởi bão lũ nên anh không nhận bất cứ đãi ngộ nào từ ban tổ chức.

Đài truyền hình tung file ghi âm tố HYBE tiếp tục huỷ hoại NewJeans

Sao châu á

13:59:31 25/09/2024
Một phóng viên đã t.ố c.áo HYBE cố ý hạ thấp thành tích của NewJeans vì cho rằng nhóm nhạc này đã vượt khỏi tầm kiểm soát của công ty.

Độc đạo - Tập 12: Lê Toàn bỏ trốn

Phim việt

13:56:41 25/09/2024
Dương cơ bắp nhận tin Lê Toàn trốn rồi , lập tức báo cho Quân già. Liệu Lê Toàn có thoát khỏi vòng vây của bọn chúng?

Fanart "hắc hóa" của các nhân vật Genshin khiến cộng đồng "nháo nhào", chứng minh sức hút mãnh liệt của phe phản diện

Mọt game

13:05:36 25/09/2024
Ở Genshin Impact, miHoYo đã dày công xây dựng một thế giới tươi đẹp, trong sáng với hệ thống nhân vật đồ sộ. Từ những chiến binh chính nghĩa cho tới các thế lực hắc ám như Fatui, quái vật, sinh vật...

Những loài hoa thích hợp trồng ở ban công

Sáng tạo

13:04:45 25/09/2024
Ban công là nơi lý tưởng để trồng hoa, nhưng không phải loài cây nào cũng phù hợp với điều kiện không gian hạn chế và ánh sáng đặc thù ở vị trí này.

HLV Pep Guardiola tiết lộ tin nhắn gửi Arteta sau tranh cãi giữa Man City và Arsenal

Sao thể thao

12:55:34 25/09/2024
HLV Pep Guardiola của Man City cho biết cuộc đối đầu căng thẳng và gây tranh cãi vào cuối tuần trước với Arsenal ở vòng 5 Premier League sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân của ông với Mikel Arteta.

Sao nhập ngũ tập 8: Uyển Ân khóc hết nước mắt vì sợ độ cao

Tv show

12:49:30 25/09/2024
So với ngày đầu bước vào chương trình, Uyển Ân đã có sự thay đổi, tiến bộ vượt bậc. Dám đối diện với nỗi sợ, vượt qua giới hạn của bản thân để khiến đồng đội tự hào.

2 món canh nên ăn vào mùa thu, vừa giúp chống khô da khi trời trở hanh vừa tăng sức đề kháng

Ẩm thực

12:37:42 25/09/2024
Hãy cùng khám phá 2 món canh thần thánh mùa thu này, đảm bảo sẽ là cứu tinh cho làn da của bạn và là hậu phương vững chắc cho sức khỏe của cả gia đình khi tiết trời giao mùa.

Vẽ nên bức tranh mùa thu mộng mơ với tà áo dài duyên dáng

Thời trang

11:27:06 25/09/2024
Thử nghiệm nhiều dòng chất liệu mới và kiểu dáng đặc sắc, những tà áo dài truyền thống đem đến nhiều hơn một bức tranh đẹp - mỗi đường thêu tạo nét chấm phá và làm nổi bật sự tinh tế, sắc sảo của người diện.