ACB hoàn thành quy trình ICAAP trước thời hạn
Hoàn thành cả ba trụ cột của Basel II giúp ACB nâng cao năng lực quản trị rủi ro, chủ động nội lực sẵn sàng ứng phó mọi rủi ro…
ACB đã áp dung ICAAP vào hoạt động của ngân hàng thông qua việc thiêt lâp cac chi tiêu đánh giá kêt qua hoat đông găn liên vơi rui ro, định hướng danh mục kinh doanh của Ngân hàng theo hướng tối ưu trên toàn hệ thống.
Theo đại diện ngân hàng Á Châu (ACB), ngân hàng này đang chính thức triển khai ICAAP (Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn) vào hoạt động của ngân hàng. Với việc áp dụng ICAAP – trụ cột 2 của Basel II từ tháng 10-2020, ACB đa hoàn thành sớm toàn bộ ba trụ cột của Basel II Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN, và Thông tư 13/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Quy trình ICAAP của ACB được KPMG tư vấn và rà soát dựa trên các quy định của Ngân hàng Nhà nước, các khuyến nghị của Ủy ban Basel, cũng như đúc kết từ kinh nghiệm của các ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới.
Trải qua 3 lần đánh giá toàn diện với các mô hình kiểm tra sức chịu đựng (stress test, với dữ liệu chốt ngày 31/12/2019, 30/06/2020, 31/12/2020), kết quả cho thấy ACB hoàn toàn tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về đánh giá mức độ đủ vốn, có mức an toàn vốn cao, đảm bảo hoàn thành kế hoạch kinh doanh trong 5 năm tiếp theo, tuân thủ khẩu vị rủi ro của ACB và quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Kết quả thực hiện chi tiết cho thấy tài sản có rủi ro (RWA) riêng lẻ của ACB trong kịch bản căng thẳng nhất ước tăng 26%, tỷ lệ an toàn vốn trong kịch bản căng thẳng theo đó giảm xuống còn 9,2% so với mức 11,6% trong kịch bản hoạt động bình thường vào cuối năm 2021.
Video đang HOT
ACB đã áp dung ICAAP vào hoạt động của ngân hàng thông qua việc thiêt lâp cac chi tiêu đánh giá kêt qua hoat đông găn liên vơi rui ro, định hướng danh mục kinh doanh của Ngân hàng theo hướng tối ưu trên toàn hệ thống.
Bên cạnh việc hoàn tất và ứng dựng ICAAP trước thời hạn, ACB đã và đang tiếp tục đẩy mạnh nâng cao năng lực quản trị của mình thông qua việc chủ động triển khai Basel II theo phương pháp đánh giá nội bộ (Foundation Internal Rating Based – FIRB), tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện các mô hình PD (xác suất vỡ nợ), LGD (tổn thất sau vỡ nợ), EAD (dư nợ tại thời điểm vỡ nợ).
Hoàn thành cả ba trụ cột của Basel II giúp ACB nâng cao năng lực quản trị rủi ro, chủ động nội lực sẵn sàng ứng phó ngay cả trong những trường hợp căng thẳng nhất của thị trường, giúp nhà đầu tư và khách hàng hoàn toàn yên tâm khi giao dịch với Ngân hàng.
Doanh nghiệp niêm yết hái quả ngọt từ cổ phiếu quỹ
Khi các nhà đầu tư tổ chức F0 quyết định đầu tư vào chính mình, nhiều thương vụ đã cho trái ngọt, thậm chí mang về chênh lệch lãi hàng chục tỷ đồng, sau chưa đầy một năm.
Ngoài tăng thặng dư vốn cho công ty, nguồn cổ phiếu quỹ mua được với giá rẻ đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng với các mục đích khác nhau.
Mua cổ phiếu quỹ lãi bằng cả quý kinh doanh
Sau 7 tháng kể từ khi mua được 8,26 triệu cổ phiếu DIG ở vùng giá đáy của năm, Tổng công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng (DIC Corp) vừa hoàn tất bán chốt lời. Trong khi giá mua bình quân là 10.918 đồng/cổ phiếu, thì giá bán ra đã tăng lên 21.700 đồng/cổ phiếu.
DIC Corp tăng thặng dư vốn cổ phần nhờ ghi nhận chênh lệch lãi 89 tỷ đồng. Con số này cao gấp khoảng 30 lần số lãi mà Công ty có thể thu khi gửi tiền ngân hàng, thậm chí ngang ngửa lợi nhuận trước thuế quý III/2020 của Công ty (91 tỷ đồng) và tương đương hơn nửa số lãi trước thuế từ hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm.
Công ty cổ phần Ô tô Hàng Xanh (Haxaco, mã HAX) cũng được hưởng "trái ngọt" từ việc đã nhanh tay mua vào cổ phiếu quỹ ở thời điểm giá cổ phiếu rơi sâu. Con số lợi nhuận kỷ lục đạt được trong quý III/2020 giúp cổ phiếu HAX tăng giá mạnh thời gian gần đây, ước tính mang về cho Haxaco mức chênh lệch gần 9% so với giá gốc mua vào từ năm 2018. Do đó, Haxaco đã quyết định "chốt lời" gần đây.
Tuy nhiên, đã có không ít doanh nghiệp "ngậm trái đắng" vì quyết định đầu tư vào... chính bản thân. Cụ thể, Tập đoàn Yeah 1, tháng 10/2020, đã bán toàn bộ gần 1,8 triệu cổ phiếu quỹ mua vào cách đây hơn một năm để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, với giá bán thấp hơn 36% so với thời điểm mua. Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghệ HVC đã bán ra nửa triệu cổ phiếu HVH với giá bình quân 8.218 đồng/cổ phiếu, trong khi mua vào ở mức 17.000 đồng/cổ phiếu, "thiệt hại" gần 4,4 tỷ đồng.
Nguồn cổ phiếu giá hời để thưởng cổ đông, nhân viên
Ngoài tăng thặng dư vốn cho công ty, nguồn cổ phiếu quỹ mua được với giá rẻ đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng với các mục đích khác nhau. Cuối tháng 5/2020, Gelex mua được gần 18,3 triệu cổ phiếu ở vùng giá thấp nhất 3 năm (16.410 đồng/cổ phiếu, hiện đã tăng hơn 27%). Theo quyết định của HĐQT, 12 triệu cổ phiếu quỹ được sử dụng để bán ưu đãi cho nhân viên với giá 12.000 đồng/cổ phiếu kèm điều kiện hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm.
Tập đoàn Thiên Long cũng mua được cổ phiếu ở vùng đáy 4,5 năm và quyết định bán cổ phiếu quỹ cho cán bộ, công nhân viên với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Giao dịch dùng cổ phiếu quỹ cho chương trình cổ phiếu thưởng một mặt không pha loãng cổ phiếu của Công ty, mặt khác có thể khích lệ tinh thần làm việc và sự gắn bó lâu dài của nhân viên.
Vào giữa năm nay, Công ty cổ phần Vicostone đã chi ra hơn 293 tỷ đồng để mua 4,8 triệu cổ phiếu quỹ. Giá cổ phiếu đến nay đã tăng 28% phần nhiều nhờ sự hồi phục của kết quả kinh doanh. Vicostone mới đây đã quyết định chia thưởng cho cổ đông toàn bộ số cổ phiếu quỹ này, thay vì bán ra và mang về thặng dư vốn cho Công ty.
Nhiều doanh nghiệp khác cũng đạt được mức lãi lớn, nhưng chưa có kế hoạch với số cổ phiếu mua vào. Chẳng hạn, Công ty Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền đã mua được 19,85 triệu cổ phiếu KDH, Petrosetco mua được thêm 1,44 triệu cổ phiếu quỹ. Theo giá đóng cửa cuối tuần trước, hai cổ phiếu này đã tăng lần lượt 27% và 83%.
Cổ phiếu quỹ sắp không còn là "của để dành"
Cổ phiếu quỹ sẽ không còn là "của để dành" của doanh nghiệp, khi theo quy định mới của Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, các doanh nghiệp phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ theo giá trị số cổ phần mua lại tính theo mệnh giá trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn thành thanh toán.
Dự thảo của Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán cũng đề cập điều khoản chuyển tiếp liên quan đến các doanh nghiệp đã mua cổ phiếu quỹ từ trước. Việc xử lý số cổ phiếu quỹ đã mua trước đó vẫn được phép thực hiện, nhưng cho đến khi hoàn thành, công ty sẽ không được mua thêm cổ phiếu quỹ.
Ngoài bán ra trên thị trường, cách xử lý còn có thể là chia thưởng cho cổ đông như cách Vicostone dự kiến thực hiện. MBBank cũng đề cập phương án này trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và được các cổ đông thông qua.
Hay Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm (NTL) đã chủ động giảm vốn điều lệ từ tháng 8/2020 bằng cách hủy toàn bộ 2,6 triệu cổ phiếu quỹ. Ngoài quy mô vốn điều lệ giảm còn gần 609 tỷ đồng, thì thặng dư vốn cổ phần còn giảm gần 105 tỷ đồng. Tuy nhiên, cùng với việc lợi nhuận tăng mạnh, đây cũng là nguyên nhân giúp thu nhập ròng mỗi cổ phiếu (EPS) cao gấp 3,7 lần cùng kỳ.
Với việc mua cổ phiếu để làm nguồn thưởng cho nhân viên, dù không thể trực tiếp mua, một số doanh nghiệp đang áp dụng cách làm khác như để cho công đoàn công ty mua cổ phiếu. Đầu năm 2020, Ngân hàng Á Châu đã bán hơn 6,22 triệu cổ phiếu quỹ cho Công đoàn để làm cổ phiếu thưởng cho chương trình ESOP. Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cũng từng chia sẻ kế hoạch lập quỹ công đoàn đầu tư vào cổ phiếu HBC.
Cổ phiếu ngân hàng ACB được niêm yết trên sàn HoSE Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa thông báo chấp thuận niêm yết cho cổ phiếu ngân hàng Á Châu ( HNX: ACB ). Hôm nay 20/11, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) đã ra quyết định chấp thuận niêm yết cổ phiếu cho Ngân hàng TMCP Á Châu với mã chứng khoán là ACB, số lượng...