ACB đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng hơn 10%
Ngày 6/4, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2021 với mục tiêu lãi trước thuế tăng hơn 10% so với năm 2020.
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
Trong năm 2021, ACB dự kiến tổng tài sản tăng 10%, tiền gửi khách hàng tăng 9%, tín dụng tăng 9,5% và tỷ lệ nợ xấu sẽ được kiểm soát dưới 2%.
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2020, ACB dự kiến chia cổ tức với tỷ lệ 25% bằng cổ phiếu. Cụ thể, Đại hội đồng cổ đông ACB thông qua phương án phát hành thêm hơn 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, nguồn vốn từ lợi nhuận để lại sau khi trích lập các quỹ và lợi nhuận năm trước còn lại để chia tính đến 31/12/2020.
Nếu phát hành thành công, ACB sẽ nâng tổng mức vốn điều lệ dự kiến lên 27.019 tỷ đồng, từ mức hiện tại gần 21.616 tỷ đồng.
Theo hội đồng quản trị ACB, việc tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn đối với ngân hàng, tăng nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ, thêm nguồn vốn để cải tạo, đầu tư các dự án chiến lược trong năm 2019 – 2024.
Video đang HOT
Sau khi tăng vốn, Dragon Financial Holdings Limited vẫn là cổ đông lớn của ACB với tỷ lệ sở hữu 6,92%. Hiện, room ngoại tại ACB đã được lấp đầy ở mức tối đa 30% theo quy định.
Theo ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị ACB, trong năm 2021, ACB tiếp tục thực thi chiến lược hoạt động giai đoạn 2019-2024 trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, có tăng trưởng tổng thu nhập ở mức cao, đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng và có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) từ 20%/năm trở lên; đồng thời, ACB sẽ tập trung cho các phân đoạn mục tiêu ở khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa; cũng như phát triển có chọn lọc khách hàng doanh nghiệp lớn.
Để thích nghi với giai đoạn phát triển mới, lãnh đạo ACB cho biết, sẽ tập trung đầu tư công nghệ, thay đổi phương thức hoạt động để theo kịp nhu cầu và hành vi khách hàng; đầu tư nguồn nhân lực cả bên trong và bên ngoài…
Kết thúc quý I/2021, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế ước đạt 3.105 tỷ đồng, tăng hơn 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, ACB đã thực hiện được 29,2% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Trước đó, năm 2020 cũng là một năm khá thành công của ngân hàng này về mặt tăng trưởng tài sản và giá trị đem lại cho cổ đông. Tổng tài sản của ACB đạt 445.000 tỷ đồng, tăng 15,9%; vốn huy động 353.000 tỷ đồng, tăng 14,6%; dư nợ tín dụng 311.000 tỷ đồng, tăng 15,9%; nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng ổn định ở mức 0,59%.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2020 của ACB đạt 9.596 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2019 và hoàn thành 126% kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) đạt 1,86%, cao hơn mức 1,69% của năm 2019./.
Hai thành viên nhóm Dragon Capital chính thức không còn là cổ đông của ACB
Thông tin của Ngân hàng ACB cho biết, hai thành viên thuộc nhóm Dragon Capital là Asia Reach Investments Limited (ARIL) và First Burns Investments Limited (FBIL) đã chính thức không còn là cổ đông của ACB từ ngày 19/3/3021.
Cổ phiếu ACB sau khi niêm yết trên sàn HoSE hôm 9/12/2020 đã thu hút mạnh các NĐT ngoại. (Ảnh: Uyên Uyên)
Theo đó, ARIL và FBIL đã chính thức báo cáo về việc đã bán hết 108 triệu cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) trong ngày 19/03/2021.
Trong ngày 10/03, ARIL và FBIL đã bán lần lượt 50.41 triệu và 49.64 triệu cổ phiếu. Tổng cộng hai thành viên này đã bán 100.1 triệu cổ phiếu ACB. Ngày 19/03/2021, hai đơn vị này đã lần lượt bán 54,3 triệu cổ phiếu ACB (2,51% vốn) và hơn 53,5 triệu cổ phiếu ACB (2,475%) như đăng ký ban đầu.
Ở chiều ngược lại, Samsung Vietnam Securities Master Invetsment Trust (SSMIT) và Norges Bank thuộc Dragon Capital lần lượt đăng ký mua vào 500,000 cổ phiếu và 10 triệu cổ phiếu ACB từ ngày 19/03 -16/04/2021.
Hiện hai thành viên này không nắm giữ cổ phiếu ACB. Nếu giao dịch thành công, SSMIT và Norges Bank sẽ lần lượt sở hữu 0,023% và 0,462% vốn tại ACB
Được biết, sau khi chính thức hủy niêm yết trên sàn Hà Nội ngày 2/12/2020 và mở niêm yết trên sàn TP. HCM (HOSE), cổ phiếu của ACB đã được các tổ chức trong và ngoài nước cũng ghi nhận thành công của ACB bằng những giải thưởng uy tín như Ngân hàng bán lẻ tin dùng nhất Việt Nam và Top 10 Ngân hàng bán lẻ được tin dùng nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương của The Asian Banker.
Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng nhận thêm giải Best Companies To Work For In Asia của tạp chí HR Asia, giải Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG, Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2020 của Forbes Việt Nam...
Lothamilk bán thoả thuận 6 triệu cổ phần Sữa Quốc Tế (IDP) giá 52.200 đồng/cp Mức giá này cao hơn khoảng 1.600 đồng/cổ phiếu so với thị giá hiện tại của IDP (theo giá đóng cửa phiên 30/3). Lothamilk hiện cung cấp ra thị trường các sản phẩm được làm từ sữa với thương hiệu Long Thành như sữa tươi, sữa chua uống Yaourt và bánh kẹo (Nguồn: Lothamilk) Phiên 30/3, CTCP Lothamilk (Lothamilk) đã bán thoả thuận...