Ác mộng ngày Tết của nàng dâu
Tôi nhớ mãi cái Tết năm đầu làm dâu. Dù mới ăn hỏi, chưa làm đám cưới mà tôi đã phải vật lộn mới vai trò làm dâu vì mẹ chồng muốn tôi ăn Tết ở đấy.
Đọc bài viết, “Chán như tết”: Ấm ức Tết phải theo chồng, tôi thật sự thấy mình trong đó. Tôi cũng rơi vào hoàn cảnh như bạn, cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Cuộc sống càng ngày càng nhiều áp lực, nhất là khi năm hết Tết đến.
Tôi nhớ mãi cái tết năm đầu làm dâu. Dù mới ăn hỏi, chưa làm đám cưới mà tôi đã phải vật lộn mới vai trò làm dâu vì mẹ chồng muốn tôi ăn Tết ở đấy. Sau khi được nghỉ làm, tôi phải từ Hà Nội về quê chồng sớm để giặt giũ, lau chùi bàn ghế, bát đĩa, giường chiếu chăn màn, dọn dẹp từ mọi thứ từ to đến nhỏ rồi lại xếp vào đúng vị trí, quét từ cái trần nhà đến lau cái kẽ cửa, từ nhà trên xuống nhà bếp, từ sân ra vườn.
Làm liền mấy ngày, từ hôm 25 Tết đến 12h30 đêm giao thừa tôi mới được nghỉ. Không hiểu sao mẹ chồng tôi có thể nghĩ ra nhiều việc thế, ngày nào cũng từ sáng sớm đến tối mịt mới xong. Sau đó là chuỗi ngày ác mộng, suốt mấy ngày Tết tôi phải vào bếp nấu nướng cỗ cúng, cỗ tiếp khách, rồi rửa hàng chục mâm bát, xong xuôi người mệt rã rời thì phải đi đến họ hàng nhà chồng để chào hỏi và nhận họ.
Video đang HOT
Thực sự tôi thấy mình bị quay như chong chóng không khác gì một con ôsin mà vẫn phải cười. Cứ thấy mặt tôi là bố chồng sai việc này, mẹ chồng sai việc kia. Cậu em chồng thấy tội quá mách cho kế là nên lánh mặt đi, tức là &’mũi né’, nếu không thì ốm xác với việc sai vặt của mọi người. Nhưng tôi né làm sao được khi tôi là dâu mới mà lại còn dâu trưởng nữa? Còn chồng tôi thì chỉ biết ăn, ngủ và đi đánh bạc cả ngày, chẳng cần biết tôi sống chết như thế nào.
Thực sự tôi thấy mình bị quay như chong chóng không khác gì một con ôsin mà vẫn phải cười. (ảnh minh họa)
Đến ngày mồng 3, tôi phát ốm không thể lê được chân nữa, vừa vì nhớ nhà vừa vì tủi thân, ngồi một mình trong nhà bếp, tôi rớm nước mắt. Thấy vậy mẹ chồng mới bảo mồng 4 cho về ngoại. Tôi kết thúc chuỗi ngày kinh khủng ở nhà chồng.
Giờ lại sắp Tết rồi, 2 vợ chồng vừa cãi nhau 1 trận vì chồng nói Tết này chỉ cho tôi về nhà bố mẹ đẻ 1 ngày (tức là sáng đi chiều về) trong khi nhà tôi cách nhà anh hơn 200 cây số. Tôi nói với chồng rằng anh cũng có gia đình, em cũng có gia đình, bố mẹ anh còn sống, bố mẹ em cũng còn sống. Tại sao anh lại đối xử với người sinh ra vợ anh như thế? Anh nói anh không thích về nhà vợ, lý do tiếp theo là vì chỉ thuê người lái xe được 1 ngày thôi. Chừng nào có ô tô riêng thì về nhiều.
Tôi không đồng ý. Tôi nghĩ rằng nếu muốn về thì không có lý do nào ngăn được trừ bất đắc dĩ, tôi có thể đi xe khách chứ không cần phải nhất thiết đi ô tô nhà anh, chứ chờ có ô tô riêng thì lúc đó bố mẹ tôi mất rồi. Còn anh không muốn về thì tôi sẽ về một mình. Chừng nào bố mẹ tôi còn sống, tôi vẫn sẽ về.
Anh coi thường nhà vợ thì cũng đừng bắt vợ yêu thương gia đình chồng, vì như thế là áp đặt. Vì yêu anh mà tôi yêu cả nhà chồng, tôi coi nhà chồng là nhà mình, thì tại sao anh không coi nhà vợ là nhà mình? Tại sao lại phân biệt? Anh thích sinh con gái nhưng lại không hiểu cho cảm xúc của người vợ lấy chồng xa nhà. Nếu sau này con gái anh cũng lấy chồng xa, gặp người gia trưởng như anh thì anh có đau lòng không, có mòn mỏi trông con ngày Tết không? Năm hết Tết đến rồi, nghĩ mà nản!
Trước giờ người ta vẫn nói, con dâu cứ sống Tốt thì sẽ được lòng bố mẹ chồng. Nhưng tôi đã làm gì sai, ngay cả chồng, người từng yêu thương tôi nhất cũng trở mặt, tôi biết làm gì. Tại sao anh không hiểu cho cảm giác của người con xa nhà. Thời gian trôi đi, bố mẹ ngày càng gầy yếu, anh cũng có bố mẹ, nếu con cái báo đáp được cho bố mẹ ngày nào thì nên làm ngày ấy, bởi không còn cơ hội nhiều thể hiện sự hiếu tháo với gia đình nữa.
Anh thật ích kỉ, bố mẹ chồng tôi cũng không hiểu được nỗi lòng của con dâu. Thật tình, cứ bảo con dâu phải tuân theo bố mẹ, nhưng sống cứ thế này thì chỉ gây ức chế vào người, có khi chẳng bao giờ thoát được cảnh hầu hạ. Ai mặc định con dâu là phải làm tất tần tật, ai mặc định con dâu không phải là con cái trong nhà, phải lo mọi thứ thay gia đình chồng? Chẳng ai mặc định thế, chỉ có người trong cuộc tự cho mình cái quyền ấy. Nhưng cứ nước này, tôi sẽ phá lệ mà làm, đến đâu thì đến, tôi quá mệt mỏi rồi.
Theo Eva
Giả bệnh trốn về quê chồng ăn Tết
Năm hết Tết đến, nghĩ đến Tết là Hoài sợ xanh mắt vì phải về nhà chồng.
Chẳng phải kêu ca nhưng cứ mỗi lần cái Tết đến gần, Hoài lại toát mồ hôi hột khi nghĩ về nó. Mẹ chồng Hoài khó tính, chi li và soi mói Hoài vô cùng. Nếu như mẹ chồng người khác, dễ tính, hoặc chí ít cũng biết thương con cái mà ít để ý hơn thì đã khác, đằng này...
Nói ra thì bảo là nói quá nhưng đêm ngày Hoài nằm mà nghĩ, mà mơ vì sợ cảnh ở nhà chồng, cơm không dám ăn, cười không được cười thoải mái. Còn nhớ lần ấy về ăn cơm, vì cứ gắp thức ăn cho mẹ và bố chồng mà Hoài bị mẹ mằng vì bảo nhà này không có tục lệ đó. Việc ai người ấy lo, thức ăn ai thích ăn gì tự gắp, người khác gắp không đúng sở thích lại bỏ ra thì mất lịch sự. Thế là Hoài sợ tím tái mặt vì đó là lần đầu.
Vì tính Hoài vô tư nên nhiều lần ngồi xem phim Hoài vô tình cười to. Và ngay lập tức mẹ chồng tỏ thái độ, gọi hẳn con dâu vào phòng nói chuyện, chê trách tại sao lại vô duyên trước mặt bố mẹ chồng và chồng. Đó, Hoài đâu có muốn tạo cảm giác xa lạ. Mọi thứ cũng chỉ là những cử chỉ gần gũi nhưng có vẻ sự cố gắng của Hoài không được đền đáp, thậm chí còn bị coi là hành động vô duyên. Lòng Hoài buồn lắm, kể từ hôm đó Hoài câm nín, không nói gì để tránh bị hớ. Người ta nói, thà không nói còn hơn, nói nhiều đâm lắm chuyện. Thế là Hoài trở thành cô con dâu ít nói bất đắc dĩ.
Hoài sợ xanh mặt cảnh ăn Tết nhà chồng cùng mẹ chồng (ảnh minh họa)
Mẹ chồng chỉ coi Hoài là con dâu khi Hoài đưa tiền cho bà. Nhưng chỉ được vài ngày là bà lại thay đổi thái độ. Trách nhiệm của Hoài khi về nhà chồng là nấu cơm, rửa bát và làm việc nhà. Ai cũng dị nghị, con dâu như Hoài sướng vì cả năm không phải động chân động tay việc nhà chồng, thiệt cho những người sống gần nhà chồng. Nhưng mẹ chồng đâu hiểu, chính vì sự khắt khe của mẹ mà Hoài thà ra ngoài thuê nhà ở chứ không ở cùng bố mẹ chồng. Cuộc sống gần nhau nảy sinh nhiều phức tạp, rồi có lúc không biết đâu được mà nói trước.
Cũng từ đó, Hoài như chìm vào cơn ác mộng mẹ chồng, nhất là sau những cuộc điện thoại tra khảo thông tin. Hoài thường tránh tiếp chuyện mẹ thì bị mẹ nói là coi thường nhà chồng, nhưng biết làm sao được. Người ta đã không muốn tốt với mình khi mình có cố gắng thì đành chịu vậy. Hoài buông xuôi, ai muốn nghĩ sao thì nghĩ. Một năm Hoài chỉ tìm cách về nhà chồng 2, 3 lần là cùng. Về nhiều chắc Hoài ức chế mà chết.
Năm hết Tết đến, nghĩ đến Tết là Hoài sợ xanh mắt. Tất cả những lý do trên là minh chứng cho việc Hoài không muốn về quê chồng đến mất ăn mất ngủ. Hoài giả bệnh, nhưng thúc thực, bệnh trong tâm Hoài còn nặng gấp trăm lần mà là bệnh thật. Hoài sợ mẹ chồng đến phát ngán, nhưng Tết không về thì không xong với mẹ. Thế nên Hoài đành phải giả bệnh, dù có mang tiếng dối trá, có nằm bẹp giường ngày Tết không đi đâu cũng còn hơn phải về nhà chồng chịu trận. Chắc họ đang chờ Hoài về giải quyết cả đống công việc mà trước giờ không mấy ai muốn làm.
Nghĩ đến việc đó Hoài càng ốm hơn. Khéo mà cái sự giả bệnh lại thành ra thật. Đúng là ở đời khó nói chuyện mẹ chồng nàng dâu.
Theo Eva
Ước gì Tết chỉ nghỉ một ngày Đó là mong ước của một số nàng dâu vì sợ cảnh về quê ăn Tết ở nhà chồng. Đấy, làm cả năm cả tháng chỉ mong có một cái Tết được nghỉ ngơi thoải mái, được vui vẻ bên gia đình bố mẹ, con cái. Thế nhưng, có những người lại sợ Tết đến mật xanh mật vàng, sợ tới nỗi thà...