Ác mộng làm dâu…
Tôi không ngờ cuộc đời làm dâu của mình lại trái ngang thế này.
Từ ngày về làm dâu đến nay đã hơn 1 năm, ấn tượng còn lại trong con là 1 con số 0 tròn trĩnh.Người ta nói gia đình là chốn bình yên để mọi người trở về sau lo toan mệt mỏi, nhưng mỗi khi về nhà mình con có cảm giác sợ hãi hơn là bình yên, sợ hãi cái ánh mắt soi mói, sợ hãi cái cách sống giả tạo, sợ hãi cách miệt thị vì con là gái Nam, con không có công việc ổn định…
Con sợ cái cách mọi người cười trước mặt mà đâm chọc sau lưng… Nhà có 2 chị em với nhau nhưng bố mẹ hãy nhìn xem, con dâu mẹ ai sẽ là người tốt. Con muốn sống tốt, muốn hòa hợp với gia đình mình, ai là người có trách nhiệm, ai là người sống dối trá, ai là người vòi vĩnh bố mẹ? Con sinh ra vốn dĩ là người tự lập, không việc gì con chưa trải qua, để có được ngày hôm nay con đã phải cố gắng rất nhiều sau bao năm bươn trải.
Con vì theo con trai mẹ mà bỏ công việc hiện tại của mình và trở thành người thất nghiệp. Có lẽ mẹ không hài lòng về con. Con lầm lũi đi làm ngoài, cuối cùng cũng tìm được việc như mình mong muốn, có mức thu nhập đủ nuôi sống bản thân con, cày ngày, cày đêm để kiếm thêm. Biết bao giờ mới thay đổi cái quan niệm làm nhà nước mới ổn định của bố mẹ? Chồng con, ngoài giờ hành chính ở cơ quan, 2 năm ròng rã, tuần nào anh cũng về phụ giúp bố mẹ việc vườn rẫy, nhà hết thuốc, hết cám, hết thức ăn, lúc nào mẹ cũng í ới…người đi mua là con, người mang về là chồng con.
Video đang HOT
Mẹ hãy nghĩ cho vợ chồng con một chút được không? (ảnh minh họa)
Con nghĩ đó là trách nhiệm nên không toan tính cho dù số tiền bỏ ra không ít đâu, dù vợ chồng con phải sống trong nhà trọ 30m2, sống thiếu thốn thế nào cũng không bao giờ kêu ca. Bố mẹ có nhà cho thuê, đi xe hơi…tiền vàng cất, bố mẹ có bao giờ biết công sức vợ chồng con bỏ ra. Không có 1 xu cho vợ chồng con, nhiều khi cần gấp tiền để làm gì đó cũng không dám mượn, Tết đến, quần áo con mua mẹ lại bảo: “Mày mang của nợ này về làm gì” và chê không mặc. Con mua cái gì mẹ cũng chê. Con từ 1 đứa học hành đàng hoàng, về vườn con vẫn vác từng bao cà phê, nhặt từng hạt tiêu, thức cùng mẹ may bao may túi…băm chuối, chăm gà vịt, thức khuya dậy sớm.
Con đã cố gắng rất nhiều, bầu bì nhưng con vẫn vác bụng đi khắp nơi, đi gần đi xa, đường gập ghềnh ngồi cứ ôm bụng sợ ảnh hưởng em bé, con chui xuống gầm xe, đi vào kho bãi, đi đo đạc công trình, thức khuya dậy sớm xử lý hồ sơ để kiếm vài trăm ngàn đồng. Người ngoài còn xót cho con, lo cho sức khỏe của con, hỗ trợ con. Con kiếm từng đồng và tích cóp, chi tiêu cho gia đình nhỏ của con. Tụi con cưới nhau 1 năm nhưng dư chừng đó là mãn nguyện lắm rồi, dù sao đi nữa con cũng chỉ mới đi làm 8 tháng. Chồng con, ngoài giờ làm, đêm anh còn đi kiếm việc làm thêm để cùng con lo cho em bé sắp chào đời, vợ chồng cật lực mẹ có hiểu đâu. Còn anh chị, họ dư giả, của ăn của để, nhà, đất…bố mẹ còn bỏ tiền xây nhà cho họ, xây xong nhà thật hoành tráng rồi để trống 1 năm nay. Trong khi tụi con, nay ở nhà trọ này, mai ở nhà trọ khác, vợ chồng ôm nhau khóc khi chủ nhà lấy nhà không báo trước, dầm mưa đi tìm nhà trọ.
Rồi con bị động thai, cái thai đã không còn nữa, con phải nằm viện một tuần mẹ cũng không hỏi con lấy một lời. Cuộc sống tần tảo, mự chưa bao giờ cho con một miếng ăn ngon lành. Mẹ cứ giáng cái tội lấy vợ nghèo của con trai mẹ thì phải tội, còn mẹ không liên quan gì.
Anh nhẹ nhàng ôm con vào lòng, một câu nói của anh làm con hạnh phúc và quan trọng hơn tất cả. Bố mẹ à, nước mắt chảy xuôi, hãy sống suy nghĩ sâu hơn sống tình nghĩa hơn để mai này khi nằm xuống, khi bệnh tật không phải nhìn con bằng ánh mắt hối tiếc. Cuộc đời này vốn là như vậy, để xem ai sẽ hơn ai? Ai sẽ là người cán đích trước, vợ chồng con và anh chị ai sẽ là người kề cận chăm sóc lúc bố mẹ nằm xuống. Giờ đây con đang suy nghĩ, mình sẽ làm gì tiếp theo?
Theo Eva
Đưa osin cùng về ăn Tết nhà chồng?
Chị Hạnh gọi điện về quê xin phép mẹ chồng là "năm nay nhà mình có cô giúp việc về ăn Tết cùng".
Con dâu ngại vì vụng về bếp núc
Năm hết Tết đến, nhiều cô con dâu lo lắng tím tái mặt mày vì nghĩ tới cảnh phải ở nhà chồng ăn Tết mấy ngày và chắc chắn đó không phải những ngày nghỉ ngơi. Nghĩ tới chuyện ngày nào cũng phải dậy sớm làm cỗ, mà là làm mấy mâm cúng bái rồi tiếp đón khách khứa mà chị Hạnh ngán ngẩm. Chị làm dâu được 2 năm nay nhưng chưa khi nào phải nhà chồng ăn Tết. Tết năm ngoái vì chị bận công tác nước ngoài nên không về kịp. Cũng có lẽ vì sợ làm dâu con nên chị trốn tránh, nhưng năm nay thì không thể.
Chị không sợ mẹ chồng quát nạt, cái chị sợ là thể diện với gia đình chồng. Lâu nay, cuộc sống hai vợ chồng ở thủ đô có vẻ sung túc. Cả hai đi làm nhưng lương lậu ổn định, thế nên, vợ chồng chị thuê người giúp việc trông nom và dọn dẹp nhà cửa. Ngay việc cơm nước chị cũng không phải động chân tay vào. Thế nên giờ nghĩ tới việc phải nấu vài mâm cỗ, thực sự chị không đủ tự tin, nhất là lại nấu cho nhà chồng, toàn họ hàng bên nội. Nếu làm không ra sao thì mất điểm, rồi sẽ bị họ hàng chê bai. Cái chuyện ấy đến tai người lớn thì quả là không hay. Vả lại, chị luôn muốn giữ cho mình hình tượng người phụ nữ mẫu mực. Không nấu thì thôi chứ nấu là phải ngon.
Chị không sợ mẹ chồng quát nạt, cái chị sợ là thể diện với gia đình chồng. Lâu nay, cuộc sống hai vợ chồng ở thủ đô có vẻ sung túc. (ảnh minh họa)
Hơn nữa, chuyện làm một mâm cơm gia đình còn được, đằng này mẹ chồng muốn chị về phục vụ cả Tết, tiếp đón khách khứa vì năm ngoái cả hai vợ chồng chị đã không ăn Tết ở quê. Nghĩ tới chuyện đó mà chị ngán ngẩm lắm. Bàn tới bàn lui với chồng chị cũng chưa nghĩ ra kế sách nào có thể chối được việc này. Chưa đến Tết nhưng ngày nào chị cũng gặp ác mộng, nghĩ mình phải còng lưng, hoa mắt vì bếp núc.
Cho người giúp việc về cùng để dọn dẹp nấu nướng
Rồi chị nảy ra ý định đưa theo cô giúp việc về quê nhà chồng ăn Tết cùng. Chị cũng định trả cô 20 triệu cho cái Tết vì cô đã chịu thiệt thòi là không được ăn Tết cùng gia đình. Nếu cô giúp việc đồng ý, chị sẽ bàn với chồng về chuyện này.
Nghe tới số tiền khá lớn, người giúp việc gật đầu trước đề nghị của chị Hạnh. Nhưng chồng chị xem ra không hài lòng. Cả năm con dâu mới có dịp về nhà chồng thể hiện tài nghệ, dù là không biết nấu thì làm ăn chậm chạp một chút, rồi người này giúp người kia giúp là xong. Ai lại mang theo người giúp việc về trong dịp sum họp gia đình, mà lại là ngày Tết, cũng nên để cho người ta về quê cùng con cái. Nhưng chị nói, cô giúp việc đồng ý rồi nên không vấn đề gì. Còn anh chồng thì mặt mày cau có.
Nghe tới số tiền khá lớn, người giúp việc gật đầu trước đề nghị của chị Hạnh. Nhưng chồng chị xem ra không hài lòng. (ảnh minh họa)
Chị Hạnh gọi điện về quê xin phép mẹ chồng là "năm nay nhà mình có cô giúp việc về ăn Tết cùng, tất nhiên với lý do tế nhị rằng gia đình cô quá xa, không có vé tàu về Tết nên ở lại Hà Nội ăn Tết. Mà ở đây một mình thì buồn nên con muốn mẹ cho cô ấy về ăn Tết cùng nhà mình". Cái kế sách ấy xem ra lừa được mẹ chồng dù mẹ cũng không hài lòng cho lắm, nhưng biết phải làm sao khi người ta không còn chỗ nào để đi.
Thế là chị Hạnh mừng quýnh, còn chồng thì khó chịu ra mặt. Nhưng cũng không còn cách nào khác vì mọi kế hoạch đã xong, vợ cũng không cần tới sự đồng ý của chồng nữa, tự quyết rồi còn đâu. Cái chuyện đưa osin về ăn Tết cùng xem ra là chuyện hài hước, nhưng có lẽ, không phải chị Hạnh là người đầu tiên nghĩ ra chuyện này. Từ ngày mẹ chồng đồng ý, chị Hạnh ăn no ngủ kĩ, không phải nghĩ ngợi gì nữa, chỉ đợi thưởng và Tết đến thôi.
Theo Eva
Cậy có bệnh, mẹ chồng 'đè đầu' con dâu Huyền luôn nói rằng, một bà mẹ chồng bị bệnh tim sẽ lợi hại gấp ba lần mẹ chồng khỏe mạnh, và cô chính là &'vật kiểm chứng' sự lợi hại đó. "Em phải nhịn, mẹ bị bệnh tim đấy" Đó là lời mà chồng Huyền vẫn nhắc đi nhắc lại mỗi khi cô định kêu ca về sự vô lý của mẹ...