Ác mộng của bà Merkel: Đức có thể trưng cầu dân ý rời khỏi EU
Cơn ác mộng lớn nhất của Thủ tướng Đức Angela Merkel là Đức có thể là nước tiếp theo tổ chức trưng cầu dân ý để rút khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Đảng cực hữu ở Đức đã hứa sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu nếu họ giành quyền lực trong cuộc tổng tuyển cử vào mùa thu tới. Sau Brexit ( Anh rời khỏi EU) có thể là “Dexit” (Đức rời khỏ EU).
Một phát ngôn viên của đảng cực hữu, nói: “Năm tới chúng tôi sẽ chiếm ưu thế trong quốc hội Đức và Dexit sẽ là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của chúng tôi”.
Sau sự kiện Brexit, một loạt quốc gia khác cũng đang le lói kế hoạch rút khỏi EU như Hà Lan, Đan Mạch và Pháp. Số liệu của viện nghiên cứu Emnid ở Đức cho biết, gần 70% dân số ủng hộ cải cách Liên minh châu Âu, 29% ủng hộ trưng cầu dân ý về việc Đức ra khỏi EU.
Bà Angela Merkel lo lắng sẽ xảy ra trưng cầu dân ý Đức rời khỏi EU.
Emnid cũng cho thấy ý kiến của người Đức về kết quả cuộc trưng cầu Anh ra khỏi EU. 63% số người được hỏi bày tỏ sự thất vọng về điều này, 11% hoan nghênh kết quả bỏ phiếu, 20% không có cảm xúc gì về Brexit.
Nếu xảy ra Dexit, sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Angela Merkel sẽ đứt gánh giữa đường giống như Thủ tướng Anh Cameron.
Trong khi đó, hậu Brexit, các chuyên gia thế giới cho rằng, đó sẽ là tổn thất lớn lao đối với EU. Nhà đầu tư tài chính và tỷ phú nổi tiếng Mỹ George Soros cho biết: Sự sụp đổ của Liên minh châu Âu hầu như không thể đảo ngược sau khi Vương quốc Anh ra khỏi EU.
“Bây giờ, kịch bản thảm họa mà nhiều người lo sợ đã hình thành, làm cho sự sụp đổ của EU hầu như không thể đảo ngược”, tỷ phú Soros viết trong bài bình luận đăng trên trang web của Project Syndicate.
Video đang HOT
Theo tỷ phú George Soros, sau khi rời khỏi EU, Anh có thể trở nên giàu có hơn các nước khác, hoặc cũng có thể không, nhưng nền kinh tế Anh và người dân Anh sẽ bị thiệt hại trong triển vọng trung hạn hoặc ngắn hạn.
Theo Danviet
Hậu Brexit: Người Anh tháo chạy ồ ạt vào EU
Các phòng cấp hộ chiếu Ireland ở nhiều khu vực trở nên quá tải, khi người Anh hối hả kéo đến làm thủ tục nhập quốc tịch sau cuộc trưng cầu dân ý rời EU.
Nỗi thất vọng của nhiều người Anh về kết quả bỏ phiếu Brexit. Ảnh: AFP
Đứng trên bậc thềm đại sứ quán Ireland ở London, Alison Rayner, một nhạc công người Anh 63 tuổi, đang hối hả hoàn thiện hồ sơ để nộp đơn xin cấp hộ chiếu Ireland giống như người bạn đời của mình, với hy vọng sẽ giữ lại được tư cách công dân của Liên minh châu Âu (EU) sau khi nước Anh quyết định rời khỏi khối này (Brexit).
"Bạn đời của tôi giờ đây là công dân châu Âu, nhưng tôi thì không. Tôi đã bỏ công tìm hiểu xem có được nhập quốc tịch Ireland hay không, vì tôi vẫn muốn mình là người châu Âu", bà nói với Washington Post.
Giống như bà Rayner, rất nhiều người Anh khác đang hối hả nộp đơn xin cấp hộ chiếu ở các nước khác trong khối EU, như một cách để ở lại liên minh này dù đất nước của họ đã nói lời tạm biệt.
Ngoại trưởng Ireland Charlie Flanagan cho biết kể từ khi kết quả trưng cầu dân ý về Brexit được công bố, số lượng người xin cấp hộ chiếu nước này bỗng nhiên tăng vọt, và cảnh báo rằng làn sóng "tháo chạy" ồ ạt này của người Anh có thể làm ảnh hưởng đến những người có nhu cầu đi lại thực sự khẩn cấp.
"Sự tăng vọt không cần thiết về lượng đơn xin cấp hộ chiếu sẽ gây sức ép rất lớn lên hệ thống cũng như thời gian trả kết quả, và nhiều khả năng sẽ tác động đến những người thực sự cần đến hộ chiếu cho kế hoạch đi lại trước mắt của mình", ông Flanagan nói.
Theo luật, người Anh có thể xin cấp hộ chiếu Ireland nếu họ được sinh ra ở nước này, hoặc có bố mẹ, ông bà là người Ireland. Ước tính có khoảng 6 triệu người Anh, chiếm gần 10% dân số nước này, có quan hệ họ hàng, "dây mơ rễ má" với người Ireland.
Tại thời điểm này, khi chính phủ Anh chưa chính thức kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon để bắt đầu quá trình rời khỏi EU, hộ chiếu của người Anh vẫn có dòng chữ "Liên minh châu Âu" ở phía trên. Thế nhưng viễn cảnh về việc không còn là một công dân EU, đồng nghĩa với việc mất đi quyền tự do đi lại trong khối, đã khiến nhiều người Anh hoảng sợ.
"Làm thế nào để xin hộ chiếu Ireland" là một trong những cụm từ được người Anh tìm kiếm trên Google nhiều nhất trong tuần qua. Hồi cuối tuần trước, Phòng Hộ chiếu Ireland ở Belfast (Bắc Ireland) đã phải ra thông báo tạm thời hết mẫu đơn xin cấp hộ chiếu do lượng người đến làm thủ tục quá đông.
Ngay cả những người lựa chọn phương án Anh rời khỏi EU cũng ủng hộ việc công dân Anh xin hộ chiếu Ireland. Ian Paisley Jr., một nghị sĩ Anh và là người ủng hộ mạnh mẽ Brexit, đã công khai hối thúc mọi người xin hộ chiếu thứ hai nếu có thể. "Lời khuyên của tôi là nếu bạn đủ điều kiện được cấp hộ chiếu thứ hai thì hãy làm đi", Paisley viết trên Twitter.
Tại phòng cấp hộ chiếu Ireland ở Tây London, dòng người xếp hàng dài dằng dặc để chờ tới lượt nộp thủ tục xin cấp hộ chiếu, trong đó có nhiều người khẳng định họ đến đây vì Brexit. Một phụ nữ và đứa cháu 14 tuổi còn ôm một chồng khoảng 20 bộ hồ sơ để phân phát cho bạn bè, người thân ở Bắc Ireland.
Cộng hòa Ireland có chung biên giới với vùng Bắc Ireland thuộc Anh. Đồ họa:BBC
Một nhân viên giấu tên tại văn phòng này cho biết họ có thể phải mất tới ba năm mới giải quyết hết đống hồ sơ đó. "Mọi người không nhất thiết phải dồn tất cả tới trong một ngày như thế này", nhân viên đó than thở.
Bắc Ireland là một phần lãnh thổ của Liên hiệp Vương quốc Anh, do vậy người dân ở đây phải tuân thủ kết quả Brexit, dù đa số họ đều ủng hộ phương án ở lại với EU. Tuy nhiên, theo một hiệp định được ký năm 1998, bất cứ người dân Bắc Ireland nào đều có quyền nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu Anh hoặc Ireland.
Michael Walkington, một người gốc London sinh ra ở Bắc Ireland, nói rằng ông làm hồ sơ xin cấp hộ chiếu Ireland để hai đứa cháu của mình có thể được tiếp cận với cơ hội học hành, làm việc ở EU. Là một thành viên của EU, người dân Ireland có thể tự do sinh sống, làm việc tại 27 quốc gia châu Âu khác.
"Tất nhiên chúng tôi có thể xin cấp hộ chiếu trong tương lai, nhưng chúng tôi lo ngại rằng lúc đó tình trạng quan liêu sẽ gia tăng", ông nói.
Ông Dominic Allen, doanh nhân ở West Yorkshire, nhân chuyến công tác tới London cũng tranh thủ tới văn phòng này và xin một tập hồ sơ để làm hộ chiếu Ireland cho cả gia đình.
"Chúng tôi từng chần chừ trong việc kết nối trở lại với gốc gác Ireland của mình, và Brexit chính là động lực để chúng tôi thúc đẩy việc đó", Allen nói với Guardian. "Trong tương lai, tấm hộ chiếu Ireland sẽ hữu ích với chúng tôi khi đi lại khắp châu Âu hơn hộ chiếu Anh rất nhiều".
Tấm hộ chiếu Ireland với dòng chữ "Liên minh châu Âu" phía trên đang là mơ ước của nhiều người Anh. Ảnh: Alamy
Cậu thanh niên 17 tuổi Oscar Brennan cũng có suy nghĩ tương tự khi đến phòng cấp hộ chiếu ở Nam Kensington để xin mẫu đơn. "Tôi cũng từng ấp ủ dự định xin hộ chiếu Ireland để kết nối với gốc gác tổ tiên của mình. Brexit đã thôi thúc tôi hiện thực hóa điều đó".
"Khi nói về triển vọng việc làm, bạn không thể biết tương lai sẽ như thế nào, vậy nên cẩn tắc vô ưu, tốt nhất là cứ trang bị tấm hộ chiếu có thể giúp bạn làm việc tại châu Âu", Brennan tâm sự.
Bà Sheila Steele, chuyên viên nghiên cứu thị trường nghỉ hưu, cho biết bà quyết định đi làm hộ chiếu Ireland ngay sau khi biết kết quả trưng cầu dân ý. "Mẹ tôi là người Ireland, tôi đã từng tính tới việc nhập tịch theo mẹ, và khi Brexit xảy ra, tôi nghĩ đã đến lúc rồi".
Cầm tờ giấy hẹn trên tay, bà cho biết sẽ được nhận tấm hộ chiếu Ireland mới trong khoảng 8 tuần. "Tôi cảm thấy mình không còn là người Anh nữa, tôi là công dân châu Âu", bà nói.
Theo Danviet
Sẽ không có chuyện Anh tách khỏi châu Âu Hàng loạt nhà phân tích, viết cho các phương tiện truyền thông phương Tây, đã dự báo rằng việc tách Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) cuối cùng sẽ không diễn ra. Sự vượt trội của phiếu bầu đã là không đáng kể, như quan điểm của phóng viên Sean O'Grady từ The Independent. Ở phần lớn các quốc gia đều...