Ác mộng chưa dứt với thủy thủ đoàn Diamond Princess
Cơn ác mộng trên du thuyền Diamond Princess đã chấm dứt với hầu hết hành khách, nhưng chưa buông tha hơn 1.000 thành viên thủy thủ đoàn.
Trong khi hành khách có thể tự cách ly trong cabin riêng trên Diamond Princess, thành viên thủy thủ đoàn không thể làm như vậy. Bởi họ là người duy trì sự sống cho du thuyền. Họ chuẩn bị thức ăn và mang tới từng cabin cho khách, công việc thường ngày nhưng khiến họ bị cáo buộc vô tình làm lây nhiễm virus corona trên tàu. Là người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người có thể mang virus, toàn bộ thủy thủ của du thuyền sẽ bắt đầu 14 ngày cách ly sau khi hành khách cuối cùng rời đi và hơn 600 người được xác nhận nhiễm nCoV.
Du thuyền Diamond Princess tại cảng Yokohama hôm 19/2. Ảnh: Reuters.
Nhiều thủy thủ không dám lên tiếng về hoàn cảnh khó khăn trên du thuyền vì sợ ảnh hưởng tới công việc. Nhưng nhiều người quyết định phá vỡ sự im lặng.
Sonali Thakkar, nhân viên an ninh 24 tuổi, cho biết thủy thủ trên du thuyền phải ngủ chung trong hai cabin, sử dụng phòng tắm chung và ăn uống cùng nhau, “nên rất dễ bị lây bệnh”.
“Tôi và đồng nghiệp của tôi, hơn 1.000 thủy thủ trên du thuyền, đều vô cùng lo sợ. Chúng tôi luôn phải làm việc kể từ khi con tàu bị cách ly. Mỗi ngày trôi qua và số bệnh nhân tăng lên, thủy thủ viên càng thêm sợ hãi. Họ sợ rằng virus có thể lây lan nhanh. Tất cả chúng tôi đều mong quá trình xét nghiệm cho hành khách sớm kết thúc để những người bị bệnh sớm được cách ly. Chúng tôi không muốn ở đây thêm nữa”, Sonali nói.
Video đang HOT
“Sonali bị mắc kẹt trong căn phòng nhỏ không có cửa sổ trên du thuyền và thấy rất sợ hãi. Chúng tôi nói chuyện với con bé mỗi ngày để cố gắng trấn an nó. Chẳng lẽ chính phủ muốn đợi nhiều người bị nhiễm bệnh hơn ư? Con gái tôi đáng lẽ phải được giải cứu cùng với những công dân Ấn Độ khác trên du thuyền từ lâu rồi. Điều đó thật sai lầm”, Dinesh, bố của Sonali nói.
Chủ tịch công ty sở hữu du thuyền Diamond Princess Jan Swartz đã viết thư cho thủy thủ đoàn và nói rằng “vô cùng biết ơn và tự hào về tất cả các bạn”.
“Các bạn xứng đáng được khen thưởng và sẽ cần được nghỉ ngơi. Vì vây, chúng tôi sẽ cho các bạn được nghỉ phép 2 tháng, nhưng vẫn được hưởng lương và tất cả các khoản thưởng như bình thường”, chủ tịch Swartz viết trong thư.
Nhiều hành khách từng trên du thuyền Diamond Princess cũng đăng bài cảm ơn thủy thủ đoàn trên mạng xã hội.
“Tôi cùng gia đình thực sự đánh giá cao công việc, sự hy sinh và sự chăm sóc của các bạn trong vài tuần qua. Chúng tôi không thể tưởng tượng hết những khó khăn mà cũng bạn đang và sẽ phải chịu đựng. Chúng tôi mong những điều tốt nhất sẽ đến với bạn, gia đình bạn và đặc biệt là người đang phải điều trị ở bệnh viện. Hãy tiếp tục là người tuyệt vời như vậy nhé!”, một hành khách viết.
Một số thủy thủ viên đang cố gắng giữ tinh thần vui vẻ bằng âm nhạc và các điệu nhảy. Nhân viên nhà bếp đã đăng một đoạn video cho thấy mọi người vui đùa xung quanh. Nhân viên Binay Kumar Sarkar cũng chia sẻ đoạn video ghi lại cảnh anh say sưa với bài hát Bollywood trên Facebook.
“Chúng tôi nên cố gắng và giữ tinh thần vui vẻ trong những hoàn cảnh như thế này. Tôi muốn nói với mọi người rằng dù phải đối mặt với bất kỳ chuyện gì trong cuộc sống, bạn hãy luôn cố gắng giải quyết nó và tiến về phía trước. Cuộc sống là như vậy mà”, Binay chia sẻ.
Nhưng nhiều người khó có thể giữ được lạc quan như thế khi chứng kiến số ca nhiễm bệnh ngày một tăng. Jayson Abalos, đầu bếp người Philippines trên du thuyền, đã đăng một lá thư trên mạng xã hội “thay mặt cho toàn bộ thủy thủ người Philippines trên Diamond Princess”.
“Chúng tôi đếm từng ngày và dường như thấy ngày như dài thêm. Cả cơ thể và tâm trí của chúng tôi giờ đều không thể hoạt động tốt được nữa. Chúng tôi thấy căng thẳng và sợ hãi. Tiền không có ý nghĩa gì nếu bạn chết và không để lại cho họ ký ức đẹp đẽ nào”, Abalos nói.
Thanh Tâm (Theo AFP)
Theo vnexpress.net
Nhật Bản cách ly 3.500 người trên du thuyền hạng sang để kiểm tra sức khỏe giữa lúc dịch viêm phổi hoành hành
Chiếc du thuyền Diamond Princess chở theo 3.500 người mới đây đã bị cơ quan chức năng Nhật Bản cách ly để kiểm tra sức khỏe.
Theo Straitstimes, chính quyền Nhật Bản đã tiến hành cách ly chiếc du thuyền Diamond Princess và 3.500 người bao gồm thủy thủ đoàn và hành khách tại cảng Yokohama để kiểm tra sức khỏe của mọi người vào tối ngày 3/2 vừa qua. Động thái này được thực hiện sau khi 1 hành khách 80 tuổi khởi hành từ Hongkong vào ngày 25/1 bị chẩn đoán nhiễm virus.
Đại diện cơ quan chức năng Nhật Bản, ông Yoshihide Suga, nói rằng các nhà chức trách sẽ tiến hành cách ly chiếc du thuyền cập bến ở vịnh Yokohama sớm hơn một ngày so với kế hoạch.
Một cô gái đi du lịch cùng mẹ trên con thuyền nói với phóng viên đài TBS rằng tất cả mọi hành khách "được yêu cầu ở yên trong phòng để chờ được kiểm tra xem có nhiễm virus hay không". 2 mẹ con cô đã chờ trong phòng suốt cả ngày 3/2 nhưng không hề nhận được thông báo rằng cuộc kiểm tra sức khỏe sẽ diễn ra vào sáng ngày hôm sau.
Theo lời một hành khách khác, ngay sau khi cập cảng Yokohama vào tối 3/2, du thuyền bị cơ quan chức năng yêu cầu lùi giờ khởi hành rời đi xuống 24 giờ sau.
Được biết, trước đó, du thuyền này đã bị cách ly tại cảng Naha tỉnh Okinawa vào hôm 2/2. Thế nhưng, cơ quan chức năng phải tiến hành kiểm tra sức khỏe hành khách của Diamond Princess lần thứ 2 sau khi phát hiện 1 ca nhiễm virus ở Hongkong.
Ngày 1/2 vừa qua, Nhật Bản đã chính thức cấm nhập cảnh đối với công dân nước ngoài từng lui tới tỉnh Hồ Bắc trong vài tuần trở lại đây cũng như công dân có quốc tịch Trung Quốc. Đối với những người có biểu hiện bệnh cũng có thể bị từ chối nhập cảnh. Tính đến ngày 3/2, đã có 8 người ngoại quốc bị cấm nhập cảnh và Nhật Bản cũng ghi nhận 20 trường hợp nhiễm virus, 4 người trong số đó không hề có bất cứ biểu hiện bất thường nào.
Trước đó, Nhật Bản đã đưa máy bay đến rước khoảng 500 công dân nước mình đang mắc kẹt ở "ổ dịch" Vũ Hán về nước.
Nguồn: Straitstimes/toquoc
WHO cảnh báo COVID-19 vẫn có nguy cơ bùng phát mạnh trên toàn cầu Mặc dù các trường hợp nhiễm COVID-19 bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc vẫn ở mức thấp, nhưng lãnh đạo WHO cảnh báo tình trạng này có thể không duy trì trong thời gian dài. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. "Số lượng người nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện rất ít so với số ca nhiễm bệnh tại Trung Quốc, nhưng...