“Abducted in Plain Sight”: Vụ bắt cóc, cưỡng bức trẻ em và sự nhẹ dạ đáng căm phẫn của phụ huynh
Bộ phim tài liệu dựa trên câu chuyện chấn động có thật “ Abducted in Plain Sight” chứa nhiều tình tiết bi kịch rợn người xảy đến với cô bé Jan Broberg.
Được coi là một trong những bộ phim tài liệu tội phạm kỳ quặc nhất trên Netflix, Abducted in Plain Sight (Tạm dịch: Vụ Bắt Cóc Ngay Trước Mắt) có những chi tiết mà khán giả xem xong phải gào thét vì phẫn nộ và khó hiểu. Khi bộ phim khép lại, người ta vẫn không hiểu tại sao phụ huynh của Jan Broberg – khi đó mới chỉ là một đứa trẻ – có thể hành xử một cách lạ lùng, phi lí như vậy.
Trailer “Abducted in Plain Sight”
Vụ bắt cóc, xâm hại khó tin
Bộ phim mở đầu bằng vụ một hàng xóm đã bắt cóc cô bé Jan Broberg 12 tuổi vào năm 1974. Robert Berchtold đã nói với cha mẹ Jan rằng hắn muốn đưa cô bé đi cưỡi ngựa. Thay vào đó, Robert (hay còn gọi là B) đã chuốc thuốc Jan và… sang tận Mexico định tổ chức đám cưới với em.
Từ đây, mọi chuyện trở nên phức tạp và khó tin với hàng loạt biến cố: Robert không chỉ là bạn thân mà còn là bạn tình với cả bố và mẹ Jan là Bob và Mary Ann. Ông bố từng giúp B “thủ dâm” trong xe, còn bà mẹ thì ngủ với với hắn trong tận 8 tháng. Tất cả chỉ là kế hoạch mà B dựng nên để tiếp cận Jan bởi hắn là một kẻ ấu dâm. B đã sử dụng những cuộc tình để ép bố mẹ Jan phải để hắn ngủ với con gái mình – lúc đó mới chỉ 13, 14 tuổi – trong chính phòng ngủ của gia đình em.
Chưa hết, hắn không những bắt cóc Jan một, mà tận hai lần, xâm hại em, lừa dối các bà sơ trong trường nữ học bằng những lời nói dối tệ hại. Jan thì ngây thơ tin vào câu chuyện do B bịa ra về người ngoài hành tinh và sứ mệnh cứu thế giới bằng việc… quan hệ với B, nên cô bé đã nhất mực đòi sống chung với kẻ đã cưỡng bức, lạm dụng mình.
Cho tới sự thiếu hiểu biết của phụ huynh
Đây không phải lần đầu Netflix tung ra các phim tài liệu tội phạm gây sốc. Từ vụ án xử oan Making A Murderer, cho tới phim tài liệu về ác nhân hàng loạt quyến rũ Ted Bundy trong Conversations with a Killer: The Ted Bundy Tapes, dịch vụ trực tuyến này đang đi đầu trong việc lật lại những hồ sơ tội phạm khiến công chúng bàng hoàng. Thế nhưng không đâu đem lại độ sốc lớn như với Abducted in Plain Sight. Phần lớn sự phẫn nộ và khó hiểu đến từ những hành động của bố mẹ nạn nhân: Bob và Mary Ann.
Jan (giữa) và phụ huynh.
Từ trước khi B đưa con gái Jan trốn chạy sang Mexico, bố mẹ cô bé đã thấy được những biểu hiện kỳ lạ của hắn đối với con mình: từ ôm ấp, gần gũi cho tới thậm chí tán tỉnh. Họ không phải là không biết, nhưng họ lờ đi. Đã thế, hai vợ chồng nhà này lại không báo cảnh sát ngay từ lúc Jan không trở về, mà thay vào đó… ngồi đợi mấy ngày liền với hy vọng hai người sẽ trở về (!?). Bob và Mary Ann thậm chí còn thiếu hiểu biết tới mức không tin rằng con mình đã bị cưỡng bức, bởi bác sĩ cho biết màng trinh của cô bé không bị rách. Họ tiếp tục quan hệ thân mật với B – kẻ đã bắt cóc và xâm hại con gái mình.
Ông bố thừa nhận mình từng… thủ dâm cho kẻ bắt cóc con gái mình.
Điên rồ hơn, hắn còn được… ngủ với Jan ngay trong phòng ngủ của cô bé khi bịa ra câu chuyện về điều trị tâm lý. Khỏi phải nói điều gì xảy tới với Jan tội nghiệp, cô bé bị chuốc thuốc, tẩy não với câu chuyện về người ngoài hành tinh, bị bắt nghe băng ghi âm nhạy cảm và bị xâm hại ngay trong chính ngôi nhà của mình bởi sự ngu dốt của cha mẹ. Lần tiếp theo B bắt cóc Jan, thậm chí bố mẹ cô còn đợi hàng tháng trời trước khi chịu báo cảnh sát.
Có nhiều cách để giải thích cho hành vi của Bob và Mary Ann. Thập niên 70 họ sống trong một cộng đồng thân thiện chưa có khái niệm về tội phạm ấu dâm, kẻ lấy mạng người hàng loạt…. mà mãi về sau mới nhan nhản trên sóng truyền hình. Họ đều là những cá nhân lệch lạc tìm thấy sự thỏa mãn trong mối quan hệ dan díu với B (nên nhớ cả hai đều ngoại tình với kẻ ấu dâm bệnh hoạn kia), nên quyết định lờ đi sự an toàn của con gái. Tất cả dầu vậy không thể biện hộ được sự tắc trách và dốt nát của hai người, dẫn tới việc cuộc đời của con gái mình bị hủy hoại nặng nề.
Bằng phương pháp sử dụng diễn viên diễn tả lại các cảnh phim cùng lời tường thuật lồng vào, Abducted in Plain Sight khiến người xem sốc tới tận óc vì những gì đang diễn ra trước mắt. Cảnh một gã đàn ông trưởng thành nằm cạnh một cô bé. Gương mặt Jan khi bị cưỡng bức. Cảnh những chiếc lá thấp thoáng trong ô cửa sổ mà Jan phải chăm chú nhìn vào để quên đi những gì đang xảy ra với mình. Không dễ để xem những chi tiết đó.
Bộ phim là lời cảnh tỉnh tới những cha mẹ về trách nhiệm bảo đảm sự an toàn cho con cái mình. Xin đừng “bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo”, như cái cách mà cha mẹ Jan Broberg đã làm với con gái mình chỉ vì họ quá ngây thơ. Phim đang được chiếu trên dịch vụ trực tuyến Netflix.
Theo trí thức trẻ
Lãng mạn hóa những tên sát nhân điển trai có phải trào lưu nguy hiểm của Hollywood?
Từ nhân vật hư cấu cho đến người thật, những bộ phim có nhân vật chính là kẻ sát nhân hàng loạt với gương mặt quyến rũ, cùng trí thông minh sắc sảo đang thu hút sự chú ý của công chúng, đặc biệt là các khán giả nữ.
Chẳng biết từ bao giờ, Hollywood chuyển sang khai thác câu chuyện đời tư của những tay sát nhân hàng loạt. Song, thay vì thể hiện sự tàn bạo, chúng lại được xây dựng thành những "soái ca" điển trai, tài năng và lãng mạn. Chiêu thức "lãng mạn hóa" cái ác này của các nhà làm phim đúng là thu hút được sự chú ý của khán giả nữ, nhưng hậu quả thì sao?
Làn sóng những tên giết người đẹp trai dồn dập đổ bộ
Cơn sốt về các anh chàng đẹp mã có sở thích giết người bỗng dung được "hâm nóng" trở lại vào ngày 26/12/2018 khi Netflix cho phát hành loạt phim truyền hình có tựa đề You. Ngay lập tức, đông đảo khán giả đã bị cuốn hút vào câu chuyện về một chàng bán sách có gương mặt hiền lành, dễ mến nhưng sở hữu tính cách vô cùng đáng sợ: độc đoán, chiếm hữu, bắt cóc và cuối cùng là giết người.
Tiếp đó, nhân ngày 24/1/2019, nhân dịp kỉ niệm tròn 30 năm ngày Ted Bundy - tên sát nhân tàn bạo và nổi tiếng nhất trong lịch sử hiện đại Mỹ bị tử hình - Netflix đã giới thiệu loạt series mang tựa đề Conversations with a Killer: The Ted Bundy Tapes. Loạt phim dài 4 tập là tập hợp mẩu chuyện được tiết lộ từ chính những người đã từng tiếp xúc, trò chuyện với Ted Bundy. Bên cạnh đó là những đoạn băng ghi âm của chính Ted, khi hắn tự trải lòng và kể về những gì mà mình gây ra.
Sắp tới, một bộ phim khác về Ted Bundy cũng sẽ được ra mắt là Extremely Wicked, Shockingly Evil and Vile, do tài tử có đôi mắt xanh biếc Zac Efron đóng vai chính. Lần này, hình ảnh Ted sẽ được tái hiện lại thông qua góc nhìn của người bạn gái có mối quan hệ lâu dài nhất với hắn - Elizabeth Kloepfer.
Sát nhân máu lạnh cũng không sao, miễn là bạn đẹp trai và thông minh?
You được chuyển thể từ loạt tiểu thuyết bán chạy cùng tên của nữ tác giả Caroline Kepnes với nội dung xoay quanh cuộc sống, tình yêu của giới trẻ trong thời công nghệ số, với sự xâm lấn của internet, mạng xã hội và các thiết bị di động thông minh. Tuy nhiên, vượt qua những diễn biến kịch tính hay những khúc mắc tâm lí được miêu tả khá tốt, thỏi nam châm "hút khách" lớn nhất của phim thuộc về nam chính Joe Goldberg.
Xuyên suốt cả phim, Joe hiện lên như một anh chàng "nhà bên" thân thiện, dễ mến. Đặc biệt, khán giả dường như còn phấn khích và phát cuồng trước những gì mà anh đã làm để chinh phục bằng được cô nàng xinh đẹp Guinevere Beck - một sinh viên cao học chuyên ngành văn chương. Với tiêu chí "không ép buộc mà để đối tượng tự chui vào rọ", Joe đã lần lượt lập ra kế hoạch tỉ mỉ, độc đáo để biến mình trở thành "tình yêu chân thật" của đời Beck.
Để tìm hiểu Beck, Joe đã xâm nhập vào các trang mạng xã hội của cô. Tìm đến nhà Beck để quan sát, đánh giá tính cách và đời tư hiện tại của cô. Để ghi dấu ấn với Beck, Joe đã theo dõi và tìm cách xuất hiện thật tình cờ trước mặt cô. Và để loại bỏ những kẻ ngán đường, như tình cũ và bạn thân, Joe đã thẳng tay cho họ biến mất khỏi thế gian.
Với Ted Bundy thì phương pháp cũng khá tương tự. Để tiếp cận và dụ dỗ các nạn nhân, Ted thường hay giả vờ bị thương hoặc ra vẻ khổ sở, tội nghiệp. Sau đó, hắn sẽ đưa các cô gái trẻ, xinh đẹp này tới nơi vắng vẻ để đánh đập, cưỡng bức rồi giết chết họ một cách tàn nhẫn.
Ted Bundy trong đời thật.
Điểm chung của cả Joe lẫn Ted, chính là gương mặt đẹp trai với nét hiền lành, thân thiện. Hơn nữa, cả hai đều am hiểu tâm lí của phái nữ, biết cách tạo lòng tin và khiến họ tự động rơi vào "vòng nguy hiểm". Trước đó, một nhân vật sát nhân khác cũng khiến các khán giả nữ say mê không kém chính là Hannibal Lector - phiên bản truyền hình do nam diễn viên người Đan Mạch là Mads Mikkelsen thủ vai.
Sự khác biệt về ngoại hình giữa Hannibal Lecter do Anthony Hopkins và Mads Mikkelsen đóng.
Nếu như phiên bản Hannibal của diễn viên gạo cội Anthony Hopkins mang đến sự đáng sợ tới nổi da gà. Thì Hannibal của Mads lại khiến khán giả chìm đắm trong sự trầm trồ, si mê trước phong thái quí tộc, gu ăn mặc thời thượng và những lời nói như "thôi miên" người nghe. Series The Fall của Anh cũng từng một thời khiến nhiều chị em mất ngủ trước vẻ cuốn hút của Jamie Dornan trong vai tên sát nhân hàng loạt có vỏ bọc là một người đàn ông hoàn hảo.
Jamie Dornan trong series "The Fall".
Thần tượng mới của các khán giả nữ
Sau khi You và Conversations with a Killer: The Ted Bundy Tapes lên sóng, bên cạnh lời ngợi khen của khán giả về những câu chuyện thú vị, mới lạ được kể theo cách đầy hấp dẫn. Thì bỗng nảy sinh một hiện tượng: nhiều khán giả nữ lên mạng xã hội bày tỏ sự ngưỡng mộ, mê mẩn hay thậm chí là phải lòng với Joe và Ted Bundy.
"Đợi tí, sao tôi lại cảm thấy cái gã rình mò này lại vô cùng quyến rũ vậy? " là suy nghĩ của rất nhiều những cô gái theo dõi một trong hai series mới về hai kẻ giết người đẹp trai của Netflix. Sự cuồng nhiệt thái quá này khiến cho chính Penn Badgley - người thủ vai Joe cũng phải lên tiếng "nhắc nhở".
Fan: "Joe đã làm trái tim tôi thổn thức." Penn đáp lại: Hắn là tên sát nhân."
Liền sau đó, trên trang Twitter của Netflix cũng đã đăng dòng trạng thái "năn nỉ" khán giả đừng "phát cuồng" vì Ted Bundy quá mức:
"Tôi thấy mọi người đang bàn tán quá nhiều về sự hấp dẫn của Ted Bundy và muốn nhắc nhở thân thiện rằng: ngoài kia vẫn còn hàng đống đàn ông nóng bỏng đang chờ - và hầu hết trong số họ không có bị kết tội là sát nhân hàng loạt."
Có ý kiến cho rằng, chính Netflix đã tiếp tay cho hiện tượng này bằng việc "lãng mạn hóa" hình ảnh những kẻ sát nhân tàn bạo như: chọn những anh chàng đẹp trai vào vai diễn, tạo cho họ ngoại hình quyến rũ với những bộ cánh đẹp đẽ và xây dựng tính cách, lời thoại thông minh, làm say lòng các cô gái.
Và điều quan trọng nhất chính là, hầu hết những phim về đề tài này đều chỉ tập trung vào kẻ sát nhân mà lờ đi sự thật thảm khốc: nạn nhân và nỗi đau của gia đình họ. Liệu khắc họa kẻ sát nhân như "soái ca" như vậy có công bằng với những người đang chịu đựng sự mất mát dày vò? Nỗi sợ hãi khi đối mặt với cái chết chỉ có những nạn nhân mới thấu hiểu được. Và bạn tôn sùng kẻ giết người chẳng phải đồng nghĩa với việc "ủng hộ" sự tàn bạo và đau thương đó sao?
Có phải tất cả đều do Netflix và Hollywood gây ra?
Trong thực tế, vào những năm 70-90 của thế kỉ trước, trong thời gian Ted Bundy ở tù, hắn vẫn thường xuyên nhận được vô vàn những bức thư ngưỡng mộ và bày tỏ tình yêu với các cô gái trẻ. Thậm chí, có một cô gái đã đồng ý kết hôn với Ted ngay giữa phiên tòa xét xử của hắn. Không những thế, cô này còn cùng với Ted xây dựng một tổ ấm ngay trong phòng giam tử tù và có với hắn một đứa con gái.
Zac Efron trong tạo hình của Ted Bundy và nguyên mẫu thật.
Rhonda Stapley, người bị Ted Bundy tấn công ở Utah và may mắn sống sót cũng không nghĩ việc nhà làm phim chọn Zac vào vai này là điều tệ. Khi được hỏi liệu cô có nghĩ Ted là một biểu tượng quyến rũ hay không, Rhonda đã nói rằng: "Không, vì Ted chính là như vậy đấy."
Các "fan" nữ tại phiên tòa Ted Bundy.
Theo Lauren Wright - trợ lí giáo sư chuyên ngành tư pháp hình sự tại Đại học Northeastern ở Tahlequah, bang Oklahoma đã lí giải về làn sóng sát nhân đẹp trai gây sốt trên màn ảnh như sau: "Việc chọn Zac Efron, một nam diễn viên có gương mặt đầy hút là hợp lí. Vì tâm lí chung của khán giả là luôn thích được ngắm nhìn những người có vẻ đẹp ngoại hình trên màn ảnh." Chẳng phải, chúng ta vẫn luôn nói với nhau câu "đẹp thì luôn được tha thứ", phải không?
Ngoài ra, Lauren cũng đề cập đến những ngày kỉ niệm liên quan đến cái chết của các tên sát nhân trong đời thật là cơ hội kiếm tiền của các nhà làm phim. Và khi đưa một thứ gì đó lên màn ảnh, người ta thường sẽ chắt lọc, thêm thắt nhiều tình tiết có thể không đúng với thực tế để làm tăng thêm phần kịch tính, hấp dẫn cho chương trình.
Một giáo sư tâm lí đã giải thích lí do tại sao khán giả lại thích xem phim về các tên sát nhân như sau: "Mọi người thường hứng thú với những thứ gây sợ hãi khi họ biết mình đang ở trong một môi trường an toàn và được bảo vệ. Vậy nên, tự trong tâm thức của họ cũng mất đi sự cảnh giác... với những người có mặt tối".
Thế nhưng, việc tạo ra những kẻ sát nhân điển trai này vô tình khiến các cô gái dễ dàng phát cuồng vì những hình mẫu tương tự và hạ thấp sự cảnh giác. Dĩ nhiên, không thể quy chụp những ai điển trai, thông minh đều là sát nhân hàng loạt nhưng chúng ta đang sống trong một thế giới khá nguy hiểm và mọi sự an toàn đều phải được đề cao. Không những thế, sát nhân hàng loạt vẫn là một tội ác khó dung thứ dù bạn có lãng mạn hay cho nó một lí do gì để lấp liếm đi chăng nữa.
Theo ttvn
Kẻ hạ sát 30 cô gái làm dậy sóng điện ảnh và truyền hình Mỹ Bị xử tử cách đây 30 năm, Ted Bundy vẫn ám ảnh nước Mỹ. Bộ phim tài liệu và phim điện ảnh về kẻ từng cưỡng bức và hạ sát 30 cô gái đang gây xôn xao dư luận. Ngày 29/1, hãng Netflix gửi một thông điệp gây chú ý trên Twitter. "Chúng tôi phát hiện thấy rất nhiều khán giả kháo nhau...