Abbott đối mặt án phạt 495 triệu USD liên quan sữa công thức cho trẻ sinh non
Ngày 26/7, bồi thẩm đoàn tại tòa án bang Missouri (Mỹ) kết luận sữa công thức của Abbott Laboratories dành cho trẻ sinh non khiến 1 trẻ sơ sinh mắc bệnh đường ruột nguy hiểm, theo đó yêu cầu công ty chăm sóc sức khỏe này bồi thường và nộp phạt tổng cộng 495 triệu USD.
Cơ sở sản xuất của Hãng sữa công thức Abbott tại Sturgis, Michigan (Mỹ) ngày 13/5/2022. Ảnh tư liệu, minh họa: AFP/TTXVN
Cư dân Margo Gill sống tại Illinois, người khởi kiện Abbott, cáo buộc công ty đã không cảnh báo sữa công thức của hãng có thể gây ra bệnh lý nguy hiểm viêm ruột hoại tử sơ sinh (NEC). Bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh non tháng và có tỷ lệ tử vong khoảng 15% đến 40%.
Con gái của bà Gill gặp tình trạng NEC sau khi được uống sữa công thức của Abbott dành cho trẻ sinh non năm 2021. Bé may mắn sống sót, nhưng không thể phục hồi tổn thương thần kinh và sẽ cần chăm sóc một thời gian dài.
Video đang HOT
Bồi thẩm đoàn quyết định công ty có trụ sở tại bang Illinois này phải bồi thường cho nguyên đơn 95 triệu USD và nộp phạt 400 triệu USD. Luật sư của bà Gill nhấn mạnh các công ty cần trung thực về sản phẩm của họ và cha mẹ có quyền được biết rủi ro khi sử dụng sữa công thức cho trẻ sinh non.
Trong khi đó, các luật sư đại diện cho công ty sản xuất sản phẩm mang thương hiệu Similac tranh luận rằng những tổn thương lâu dài của bé gái do chấn thương khi sinh khiến não bị thiếu oxy. Các luật sư nói rằng trong khi sữa mẹ làm giảm nguy cơ NEC, sữa công thức đôi khi cần thiết và bảo đảm sự sống cho trẻ sinh non.
Phản ứng về quyết định trên, người phát ngôn của Abbott Scott Stoffel cho biết công ty kịch liệt phản đối và sẽ tìm cách lật ngược lại tuyên bố của bồi thẩm đoàn. Theo người phát ngôn này, sữa công thức và thuốc bổ là những lựa chọn có sẵn duy nhất hiện nay để nuôi dưỡng trẻ sinh non. Ông Stoffel cho rằng quyết định của bồi thẩm đoàn đã phớt lờ các bằng chứng khoa học và ý kiến của chuyên gia y tế, gây khó khăn cho việc tiếp tục cung cấp những sản phẩm này trong thời gian dài.
Đây là phiên xét xử đầu tiên trong số hàng trăm đơn khiếu nại tương tự về sữa công thức của công ty Abbott đang chờ xử lý tại nhiều tòa án trên khắp cả nước.
Người phụ nữ phải đi cấp cứu sau đêm ngủ trong phòng điều hòa mát lạnh
Vừa ngủ dậy, người phụ nữ tại Phú Thọ đã phải vào bệnh viện cấp cứu vì dấu hiệu lạ sau một đêm nằm trong phòng điều hòa mát lạnh.
Thức dậy sau một đêm ngủ trong phòng điều hòa mát lạnh, bà H.T.T (47 tuổi, trú tại Cẩm Khê, Phú Thọ) không nhắm kín được mắt phải, miệng méo, ăn uống rơi vãi. Bà T. nghĩ rằng mình bị đột quỵ nên vội vàng đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê. Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân liệt mặt do nhiễm lạnh.
Bà T. được chuyển sang điều trị phục hồi chức năng tại Khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng. Sau 4 ngày điều trị, tình trạng liệt mặt của bà đã được cải thiện nhưng chưa phục hồi hoàn toàn.
Bà T. đang được bác sĩ điều trị. Ảnh: BSCC.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Anh Hùng, Trưởng khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê giải thích, liệt mặt ngoại biên có nguyên nhân chủ yếu do lạnh, bởi dây thần kinh số 7 ngoại biên nằm sát với bề mặt da nên rất nhạy cảm với nhiệt độ.
Nếu gặp lạnh đột ngột, mạch máu sẽ co lại gây tổn thương thần kinh số 7 ngoại biên. Do đó, bác sĩ Hùng khuyến cáo người dân cần lưu ý để tránh tổn thương dây thần kinh số 7 ngoại biên vào mùa hè: Không nên mở điều hòa quá lạnh, cần giữ ấm đầu, mặt, cổ, tránh gió lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, không tắm quá khuya.
Liệt mặt không nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng dẫn tới các vấn đề về thẩm mỹ, tâm lý người bệnh, ảnh hưởng đến công việc, ăn uống, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
Khi điều trị, thời gian phục hồi tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân, người trẻ thường nhanh khỏi hơn, từ 2-4 tuần, người già do độ đàn hồi của da kém nên phục hồi chậm.
Nếu không điều trị triệt để hoặc chữa theo các phương thức dân gian dễ dẫn đến bị teo, cơ liệt mặt vĩnh viễn.
Cứu sống bé sinh non 27 tuần tuổi Mẹ bé mang thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), đến tuần thai thứ 27 thì có dấu hiệu chuyện dạ, ngôi ngang sa tay. Xác định đây là một trường hợp cấp cứu sản khoa, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành phẫu thuật mổ lấy thai. Bé sinh non chào đời khi mới được 27 tuần 2...