A72 Việt Nam hạ gã khổng lồ C-130 bằng 1 phát bắn
Trải qua hơn 40 năm sử dụng nhưng tên lửa vác vai 9K32 Strela2 (Việt Nam gọi là A72) vẫn đầy uy lực khi hoạt động trong Quân đội Việt Nam.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Quân đội Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ cho loại tên lửa phòng không vác vai 9K32 Strela 2 (định danh NATO là SA-7).
A72 của Việt Nam đã làm nên tên tuổi trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong trận đánh ngày 16/4/1974, Đại úy Nguyễn Văn Toản dùng tên lửa A72 diệt gọn máy bay khổng lồ C-130 của địch khi chiếc máy bay này chuẩn bị đổ quân.
Sau chiến công đầu với cách đánh độc đáo này, ông Toản còn ghi dấu với hai trận đánh thành công và đặc biệt xuất sắc tại thị trấn Lộc Tấn và Lộc Ninh. Khi đó, một mình ông đã vác cả bộ khí tài A72 nặng gần 20kg, dồn hết sức lực chạy lên đỉnh cao gần 500m phóng tên lửa hạ gục một máy bay C-130.
Ngoài những chiếc C-130 kể trên, ông Nguyễn Văn Toản còn dùng A72 bắn hạ tổng cộng 13 chiếc máy bay địch các loại của địch.
Video đang HOT
Được biết, trong lực lượng phòng không Việt Nam, 9K32 Strela 2 được gọi là A72 hoặc một cái tên thân mật “mũi tên xanh”.
Tên lửa vác vai A72 có đặc điểm gọn nhẹ, cơ động khi mang vác, khả năng sát thương cao cùng cách đánh sáng tạo của Quân đội Việt Nam khiến cho A72 trở thành nỗi khiếp đảm của máy bay tầm thấp Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.
Dù đã trải qua trên 40 năm phục vụ, tên lửa vác vai A72 vẫn là một trong những vũ khí phòng không tầm thấp chủ lực của Việt Nam.
Hiện A72 được trang bị cho các đơn vị thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân và Quân chủng Hải quân bảo quản, giữ gìn phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.
Toàn bộ hệ thống tên lửa phòng không A72 nặng 15kg (gồm cả đạn), dài 1,44m, đường kính 72mm.
Hệ thống A72 trang bị đạn tên lửa nặng 9,8kg trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại (bám theo luồng nhiệt từ miệng phụt động cơ máy bay), tầm bắn 3.700m, độ cao diệt mục tiêu 50-1.500m.
Theo_Báo Đất Việt
Cú nhảy vọt qua mặt nước cực hiếm của cá voi 40 tấn
Nhiếp ảnh gia vừa chụp được một bức ảnh hiếm: cá voi lưng gù 40 tấn thách thức trọng lực nhảy vượt qua mặt nước giữa đại dương.
Ảnh hiếm: Cá voi lưng gù 40 tấn thách thức trọng lực, nhảy sóng giữa đại dương
Trong bức ảnh này, nhiếp ảnh gia đã căn giờ chính xác để bắt được khoảnh khắc cá voi lưng gù khổng lồ nhảy khỏi nước. Con vật đang khoe kĩ năng bơi lội tuyệt vời ở bờ biển phía bắc Madagascar.
Andrey Gudkov, 43 tuổi, chụp tấm ảnh tuyệt vời này lúc hoàng hôn. Andrey đã may mắn được đến gần con vật hùng vĩ từ khoảng cách 10m. Sau đó ông được chứng kiến tận mắt đuôi của cá voi thẳng đứng trên mực nước khi nó chúc xuống.
Các nhà khoa học cho biết lý do cá voi có những màn nhào lộn như thế này là để lặn tới một độ sâu đáng kinh ngạc. Hình ảnh được chụp tại đảo St Marie, hay còn được gọi là Nosy Baraha, ngoài khơi Madagascar.
Cá voi nhào lộn để lặn tới một độ sâu đáng kinh ngạc
Dù có cân nặng rất lớn nhưng cá voi lưng gù có thể bơi lại dễ dàng dưới nước. Mỗi con cá voi nặng tương đương 3 chiếc xe bus hai tầng ở London. Cá voi lưng gù thuộc dòng cá voi xám, một nhánh gồm cá voi xanh và cá voi xám trắng.
Hiện có khoảng 80.000 con cá voi lưng gù trên thế giới. Số lượng cá voi lưng gù được phục hồi sau khi việc đánh bắt cá voi thương mại được chấm dứt. Loài vật này có nguy cơ tuyệt chủng trong những năm 1980 đã được đưa ra khỏi danh sách dễ bị tổn thương vào năm 2008.
Mỗi con cá voi nặng tương đương 3 chiếc xe bus hai tầng ở London.
Hiện có khoảng 80.000 con cá voi lưng gù trên thế giới
Theo Danviet
Khối đá hình voi khổng lồ ở Italia Các lái xe phải ngỡ ngàng trước khối đá hình một con voi khổng lồ nằm bên đường ở Sardinia, Italia. Nữ sinh viên Giulia Lupino gần đây có cơ hội chiêm ngưỡng và ghi lại những hình ảnh về khối đá hình voi khổng lồ có tên Castelsardo, khi cô lái xe dọc đường quốc lộ số 134 ở Sardinia, Italia. Khối...