A Sáp – Cắm trại giữa chốn đại ngàn
‘Hãy tưởng tượng đến cảm giác được đắm chìm trong ánh bình minh êm dịu giữa thiên nhiên đại ngàn, tận hưởng làn gió rười rượi, thơm mát và âm thanh ngọt ngào từ dòng sông lững lờ trôi bên bãi bồi mênh mông’.
Đó là những trải nghiệm đáng nhớ tại bãi bồi bên sông A Sáp, huyện A Lưới của anh Lê Mạnh Hà – du khách đến tham quan trải nghiệm.
Khác với cảm giác thư giãn ở những suối thác vùng cao, những vùng đầm phá, hay bờ biển trải dài ở khu vực phía Đông của tỉnh Thừa Thiên Huế, cắm trại bên dòng sông A Sáp mang lại sự thư giãn theo một cách khác. Nước trong mát và đoạn sông sâu rộng cho phép ta tận hưởng những hoạt động thú vị như bơi lặn, câu cá, tổ chức trò chơi tập thể… Sông A Sáp còn là nơi tuyệt vời để thư giãn, trốn chạy khỏi cái nắng oi bức của những ngày hè.
Sông A Sáp – dòng nước dịu dàng bắt nguồn từ huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một điểm đến lý tưởng cho những người muốn tận hưởng không khí trong lành của thiên nhiên. Dòng sông chảy dài qua nhiều địa phương mang lại nguồn nước phục vụ thủy điện và sinh hoạt cho người dân. Đặc biệt, bãi bồi bên dòng sông A Sáp từ lâu đã trở thành một điểm dừng chân, thư giãn của những “tín đồ” mê phượt.
Nhiệt độ vùng cao A Lưới thường dịu hơn thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho những hoạt động ngoài trời như cắm trại, vui chơi gặp gỡ. Vào những ngày hè nước cạn, bờ sông lộ ra những bãi đất trống khá lớn, chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn vị trí để dựng lều trại, hóng gió và câu cá bên sông. Với những người biết bơi, sông A Sáp là điểm tắm lý tưởng, nguồn nước trong mát với những đoạn sông sâu có thể thỏa sức bơi lặn. Nếu bạn yêu thích câu cá, đây là nơi đáng để thử sức. Sông A Sáp có nhiều loại cá như trắm, chép, mè, rô phi, ngạnh, lóc… khiến nơi đây luôn là điểm câu cá yêu thích của các “cần thủ”.
Không chỉ là một điểm du lịch cho những “tín đồ” mê phượt, nơi đây đã xuất hiện rất nhiều loại hình dịch vụ nhằm hỗ trợ du khách phương xa đến tham quan như: cho thuê trang phục truyền thống chụp ảnh; Cho thuê lều, điểm cắm trại, thảm, đèn dây, trại sàn… cùng các dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống đi kèm đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho khách du lịch ở mọi độ tuổi có thể thỏa thích tham quan trải nghiệm những điều tuyệt vời tại sông A Sáp mà không cần phải lo lắng chuẩn bị quá nhiều trang thiết bị phục vụ nhu cầu ăn, ở.
Bên cạnh cảm giác đắm chìm với thiên nhiên nơi sông núi đại ngàn, ta còn được hòa mình với văn hóa, tập quán, phong tục và cách sống độc đáo của con người nơi đây. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm dã ngoại thú vị để trốn khỏi sự tấp nập của thành phố, hãy đến và trải nghiệm tại sông A Sáp, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hòn đảo 'không khách sạn' ở Bình Thuận, khách tới đổi gió, cắm trại qua đêm
Với khung cảnh hoang sơ tuyệt đẹp, dù chưa phát triển dịch vụ du lịch, thiếu nhà nghỉ, khách sạn cho khách dừng chân nhưng hòn đảo này vẫn trở thành điểm đến được nhiều tín đồ ưa xê dịch yêu thích, đổ xô tới đổi gió, cắm trại xuyên đêm.
Video đang HOT
Nhắc tới du lịch Bình Thuận, ngoài các điểm đến nổi tiếng như đảo Phú Quý, mũi Kê Gà, Bàu Trắng, làng chài Mũi Né, bãi đá Ông Địa (phường Hàm Tiến, TP. Phan Thiết),... còn có một nơi vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, yên bình mà chưa được nhiều du khách biết đến. Đó chính là Cù lao Câu (Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn).
Cù lao Câu (hay còn được gọi là hòn Cau) là một hòn đảo nhỏ thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây có chiều dài 1,5km, diện tích khoảng 140ha và hoàn toàn tách biệt với đất liền, được du khách ví von như "thiên đường xanh" vì sở hữu khung cảnh hoang sơ tuyệt đẹp (Ảnh: Azid Giau).
Theo người dân địa phương, sở dĩ hòn đảo này có tên gọi như vậy là bởi trên đảo có rất nhiều rau chân vịt.
Để tới Cù lao Câu, du khách hiện chỉ có thể tiếp cận bằng ca nô, thuyền máy hoặc tàu của ngư dân với nhiều lựa chọn về điểm xuất phát như từ cảng Cà Ná, cảng Phước Thể hoặc bến đò Liên Hương. Thời gian di chuyển trên biển khoảng 30 - 50 phút, tùy thuộc vào tình hình thời tiết cũng như loại phương tiện sử dụng (Ảnh: Nguyễn Thị Ngọc Hà).
Ở hòn đảo này, thời tiết được chia thành hai mùa khá rõ rệt, gồm mùa gió Nam và mùa gió Bắc. Trong đó, mùa gió Bắc kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12 âm lịch, trời hay có mưa bão, biển động rất mạnh. Du khách nên xem dự báo thời tiết trước khi lên kế hoạch trải nghiệm tại Cù lao Câu để có chuyến đi an toàn, thú vị nhất (Ảnh: Nguyễn Việt Hùng).
Còn mùa gió Nam kéo dài từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch hàng năm, được xem là thời điểm lý tưởng nhất để du khách ghé thăm Cù lao Câu. Lúc này, thời tiết tại đây dịu mát, nắng không quá gắt và biển lặng, sóng êm, thích hợp để khách du lịch khám phá và trải nghiệm, tham gia các hoạt động ngoài trời, hòa mình vào thiên nhiên (Ảnh: Đức Nam).
Điều đặc biệt ở Cù lao Câu là hòn đảo gần như vẫn giữ được toàn bộ vẻ nguyên sơ vốn có, chưa khai thác các dịch vụ thương mại phục vụ khách ghé thăm. Bởi vậy mà nhiều du khách từng tới đây cho hay, trên đảo chưa có khách sạn hay nhà nghỉ để khách lưu trú qua đêm. Hình thức lưu trú phổ biến nhất là dựng lều, cắm trại ngay ở bờ biển (Ảnh: Khánh Tuân).
"Ở Cù lao Câu mới có thêm 1,2 khách sạn nhỏ nhưng chi phí khá cao và có thể mất điện giữa đêm vì người dân sử dụng nguồn điện từ năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, mình thấy trải nghiệm cắm trại, ngủ lều, tận hưởng thiên nhiên và không khí mát lành ven biển vẫn thú vị nhất", Phương Thảo, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ.
Tuy vậy, Cù lao Câu vẫn là địa điểm du lịch được nhiều du khách yêu thích và tìm đến trải nghiệm vì khung cảnh thiên nhiên đẹp, nước biển xanh trong, có nhiều hoạt động hấp dẫn như lặn biển ngắm san hô, chèo thuyền, bơi lội,... (Ảnh: Azid Giau).
Chưa kể, dù chỉ là một hòn đảo nhỏ nhưng ở Cù lao Câu vẫn có nhiều điểm check-in thú vị mà du khách không nên bỏ qua như hang Yến, hang Ba Hòn, giếng Gia Long, khu bảo tồn rùa biển hay các bãi tắm, bãi san hô đẹp,...
Khu Bảo tồn rùa biển cũng là địa điểm hấp dẫn du khách khi đặt chân đến hòn đảo này. Ghé thăm nơi đây, du khách sẽ được nghe thuyết trình về tập tính sinh hoạt của loài rùa và các kỹ năng cứu hộ rùa biển cần thiết, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và giữ gìn môi trường sống cho các loài động vật xung quanh (Ảnh: Halo Nguyễn).
Cuối cùng, sau khi đã trải nghiệm hết các hoạt động cũng như tham quan các điểm đến nổi tiếng trên đảo, du khách có thể tìm kiếm một số mỏm đá, hẻm đá có hình thù đẹp để chụp ảnh check-in (Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng).
Ngoài các địa điểm check-in độc đáo, Cù lao Câu còn níu chân du khách bởi có nhiều đặc sản trứ danh với giá cả phải chăng. Hiện trên đảo có rất ít nhà hàng, quán ăn phục vụ ăn uống tại chỗ song du khách có thể liên hệ với người dân bản địa, đặt họ chế biến một số món ngon địa phương để thưởng thức như tôm, cá, ốc vú nàng, cùi sò hay cua mặt trăng (Ảnh: Nguyễn Thị Ngọc Hà, Azid Giau).
Tới Cù lao Câu, du khách cũng cần lưu ý một số điều để có chuyến du lịch thú vị, ý nghĩa như: Chuẩn bị sẵn hoặc thuê áo phao để đảm bảo an toàn; Xin phép bộ đội biên phòng nếu muốn lưu trú qua đêm; Mang theo nước uống vì trên đảo vẫn khan hiếm nước ngọt; Dọn dẹp sạch sẽ mọi khu vực trên đảo khi rời đi, không xả rác bừa bãi, giữ gìn cảnh quan, vẻ đẹp hoang sơ vốn có của hòn đảo này; Mang theo ô dù, bôi kem chống nắng kỹ càng để tránh bị cháy nắng;... (Ảnh: Loan Trương).
Phan Đậu
Trốn khỏi thành phố để hưởng ngày lễ không ngột ngạt Mùa lễ hội, thay vì đến nơi đông người, nhiều người chọn cắm trại bên ngoài thành phố hoặc cùng bạn bè đi staycation để 'trốn' không khí náo nhiệt. Những tháng cuối năm, nhiều nhóm bạn và đồng nghiệp dự định tổ chức tiệc Giáng sinh hoặc tất niên, song Lã Thùy Trang (24 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội) lại tìm...