Ả Rập Xê Út tuyển 8 đao phủ
Chính quyền Ả Rập Xê Út vừa ra thông báo tuyển dụng 8 người thi hành luật Hồi giáo Shariah, tức chặt đầu, chặt tay chân tội phạm ở nơi công cộng, theo báo The New York Times (Mỹ)
Một đao phủ ở Ả Rập Xê Út đang khoe gươm – Ảnh: Shutterstock
Cơ hội mở rộng cho rất nhiều ứng viên, bởi đơn vị tuyển dụng – Bộ Dịch vụ Dân sự Ả Rập Xê Út – không yêu cầu kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ chuyên môn cũng như học vấn cho công việc “thi hành án tử hình theo luật Hồi giáo Shariah sau khi đã có phán quyết hợp pháp”.
Nhưng rõ ràng, để làm được công việc “không cần trình độ chuyên môn” này, các ứng viên phải rất mạnh tay và bạo gan.
Luật pháp Ả Rập Xê Út trừng phạt những người phạm tội buôn lậu ma túy, buôn lậu vũ khí, sát nhân và nhiều tội nặng khác bằng án tử hình, thường là bằng hình thức chặt đầu nơi công cộng. Những tội nhẹ hơn như ăn cắp cũng đủ bị chặt tay, chân. Tuy nhiên, hình phạt chặt tay chân sau này đã giảm hẳn.
Riêng hình phạt chặt đầu thì tăng lên thấy rõ. Hôm 17.5 vừa qua, một người đàn ông đã bị chặt đầu vì tội buôn lậu ma túy, trở thành người bị tử hình thứ 85 kể từ đầu năm 2015 đến nay, theo thống kê từ tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, vốn lấy lại các con số do chính phủ Ả Rập Xê Út đưa ra. Con số này đã gần bằng với 88 người bị chặt đầu cho cả năm 2014. Có 38 vụ tử hình năm nay là vì các tội liên quan đến ma túy.
Các nhà lãnh đạo Ả Rập Xê Út cho rằng hình phạt nặng như vậy là cần thiết để răn đe tội phạm.
Ở đất nước này, các thẩm phán thường có tư tưởng rất bảo thủ và có quyền hành rất lớn trong việc định tội và tuyên án.
Video đang HOT
Các vụ chặt đầu thường diễn ra nơi công cộng để răn đe công chúng – Ảnh: Reuters
Quay lại với thông báo tuyển dụng được đăng tải hôm 18.5, Bộ Dịch vụ Dân sự Ả Rập Xê Út không đề cập gì đến chuyện lương bổng.
Tuy nhiên, báo New York Times dẫn thông tin từ một số quan chức chính quyền ở tỉnh Qassim của Ả Rập Xê Út cho biết một đao phủ ở đây được thưởng hơn 1.000 USD cho mỗi cái đầu mà ông ta làm lìa khỏi cổ. Đó là chưa kể tiền lương. Ngoài ra, ông này còn làm cận vệ toàn thời gian cho một hoàng tử.
Ở nhiều nơi, đao phủ thường là “nghề” cha truyền con nối.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Gương mặt đao phủ IS
Khuôn mặt của kẻ cầm dao trong các video chặt đầu con tin của Nhà nước Hồi giáo (IS) hôm qua được hé lộ cùng với những thông tin về cuộc thẩm vấn của hắn với tình báo Anh.
Hình ảnh được cho là Mohammed Emwazi từ thời học đại học. Ảnh: Sky News
Bức ảnh cho thấy khuôn mặt thời trưởng thành của "phiến quân John", kẻ cầm dao trong các video chặt đầu của IS hôm qua lần đầu tiên được công khai. Theo Sky News, hình ảnh này được chụp khi Mohammed Emwazi còn theo học tại Đại học Westminster, nơi y học chuyên ngành hệ thống thông tin và quản lý kinh doanh từ năm 2006-2009.
Emwazi là công dân Anh gốc Kuwait. Sau khi tốt nghiệp đại học, thay vì xây dựng một sự nghiệp trong ngành công nghệ thông tin, y lại rơi vào tầm ngắm của MI5. Anh ta và hai người bạn lên kế hoạch đến Tanzania. Tuy nhiên, khi vừa hạ cánh tới Tanzania tháng 5/2009, họ bị bắt giữ và cuối cùng bị trục xuất. Emwazi sau đó bay tới Amsterdam, nơi anh ta và bạn bè bị MI5 thẩm vấn.
Theo nhóm nhân quyền CAGE, Emwazi kể lại rằng y gặp một người tự xưng là "Nick, từ MI5". Emwazi được yêu cầu giới thiệu bản thân và hỏi lý do đến Tanzania. Emwazi đưa ra câu trả lời chi tiết, nhưng Nick cho rằng y nói dối và ý đồ thực sự của y là đến Somalia để gia nhập nhóm khủng bố al-Shabab.
"Nick nói rằng MI5 đã theo dõi chặt chẽ chúng tôi. Tôi trả lời anh ta rằng tôi không hề biết gì về việc đó. Anh ta biết tất cả mọi thứ về tôi, nơi tôi sống, những gì tôi đã làm, những người tôi thường gặp gỡ". Emwazi kể.
Emwazi nói rằng đặc vụ sau đó cố gắng tuyển dụng y làm người cung cấp thông tin. "Nghe này Mohammed, cậu có cả thế giới ở phía trước, cậu mới 21 tuổi, cậu vừa mới tốt nghiệp đại học xong, sao cậu không làm việc cho chúng tôi?", Emwazi kể lại lời nói của Nick.
Emwazi từ chối làm việc cho cơ quan tình báo. Emwazi nói rằng y không thể giúp họ vì y chỉ là "người bình thường". Vì vậy, các đặc vụ MI5 đã đe dọa gây "rắc rối". "Cậu sẽ được biết đến, cậu sẽ bị theo dõi. Cuộc sống sẽ khó khăn hơn đối với cậu", đặc vụ nói, theo lời kể của Emwazi, được đăng tải trên trang web của nhóm CAGE.
Theo BBC, Nhóm CAGE cho rằng việc thẩm vấn của MI5 có thể đã góp phần cực đoan hóa Emwazi. Trong khi đó, chính quyền Anh tuyên bố bình luận này là "hoàn toàn đáng bị chỉ trích". Thị trưởng London Boris Johnson mô tả ý kiến của nhóm CAGE là "lời bao biện cho khủng bố".
Những phần tử như Mohammed Emwazi không bị cực đoan hóa vì bị các đặc vụ an ninh thẩm vấn, cựu giám đốc MI6 John Sawers khẳng định. Ông cho biết MI5 tiếp cận những người họ nghi ngờ có thể trở thành phần tử cực đoan nhằm cảnh cáo và cho họ cơ hội "rút chân khỏi các nhóm khủng bố".
"Ý kiến cho rằng việc thẩm vấn của một đặc vụ MI5 là hành động cực đoan hóa là rất sai lầm", ông nói.
Ghét bỏ nước Anh
Theo Telegraph, hai học viên y tế người Anh, tự nhận đã gặp "phiến quân John" ở Syria, cho biết anh ta ghét nước Anh và "luôn sẵn sàng cho chiến tranh".
Những người đàn ông này tuyên bố họ gặp Emwazi khi y đến thăm bạn bè tại một bệnh viện họ làm việc trong vài tháng, trước khi vai trò của anh ta trong các video hành quyết của IS được hé lộ.
Họ nói rằng phiến quân John luôn mặc trang phục chiến đấu đầy đủ, ngay cả trong khu vực an toàn vào thời tiết mùa hè nóng nực. Emwazi giành được vị trí cấp cao trong hàng ngũ thông qua hành vi hung hăng, nhưng họ cũng kể rằng y thường mang cho bạn bè trong bệnh viện những túi đầy kẹo và kem.
"Tôi nhớ anh ta khá ít nói, nhưng không phải là người dè dặt. Anh ta có nhiều bạn bè và quan hệ rộng", một người nói với ITV News
Emwazi không có ý định trở về London và khá khó chịu khi đề cập đến nước Anh, một học viên cho biết. "Khi tôi nói tới Vương quốc Anh, anh ta liền cau có".
"Anh takhông hề có ý định về nước và không bao giờ nhận mình là người Anh. Emwazi chỉ nói mình là người Kuwait hay Yemen. Tên jihad của anh ta là Abu Muharib al Yemeni. Nếu bạn hỏi anh ta có phải là người Anh hay không, anh ấy sẽ nói 'đúng phần nào thôi, tôi từng sống ở đó trong một thời gian dài'", một người kể lại.
"Phiến quân John" được cho là chưa lập gia đình và có vẻ "giàu có". "Tất cả đồ anh ta dùng đều đắt tiền", một người nói. "Súng của anh ta cũng cực kỳ đắt và hiếm tìm tại đây."
"Ngay cả vào mùa hè, khi thời tiết tại Syria rất nóng nực, anh ta cũng mặc trang phục chiến đấu đầy đủ với tay áo dài", một học viên nói. "Nhìn chung, anh ta luôn sẵn sàng cho chiến tranh."
Phương Vũ
Theo VNE
IS mở khách sạn 5 sao xa hoa tại Iraq IS vừa tung lên mạng hình ảnh quảng cáo cho khách sạn 5 sao do nhóm phiến quân này mở tại Iraq. Giá mỗi đêm lưu trú tại đây là 100 USD nhưng các vị khách quý có thể... bị chặt đầu nếu vi phạm các quy định khắt khe của nhóm cực đoan. Theo Daily Mail, khách sạn mới của IS chính...