Ả Rập Xê Út từ chối vào HĐBA LHQ
Ả Rập Xê Út khiến dư luận ngỡ ngàng khi khước từ ghế thành viên không thường trực HĐBA LHQ vì bất mãn với cơ quan này.
Máy bay F/A-18E phóng tên lửa SLAM/ER trong một cuộc tập trận – Ảnh: AFP
Chưa đầy một ngày sau khi nhận thông báo lần đầu tiên được bầu làm thành viên không thường trực của HĐBA LHQ, Bộ Ngoại giao Ả Rập Xê Út ngày 18.10 tuyên bố từ chối bước vào một trong những cơ quan quyền lực nhất thế giới. Trong thông cáo phát trên hãng thông tấn SPA, Bộ Ngoại giao Ả Rập Xê Út cho rằng “cung cách làm việc và lề lối không thống nhất của HĐBA khiến cơ quan này mất khả năng hoàn thành bổn phận duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới”. Do đó, nước này từ chối gia nhập cho đến khi HĐBA “thực thi những cải cách sâu rộng để hoạt động hiệu quả đúng chức năng và nhiệm vụ của mình”. Cụ thể hơn, Bộ Ngoại giao Ả Rập Xê Út chỉ trích HĐBA “thất bại trong việc chấm dứt các tội ác tại Syria, bế tắc về tiến trình hòa bình Israel – Palestine cũng như không thể ngăn chặn vũ khí hủy diệt ở Trung Đông”.
Lâu nay, Ả Rập Xê Út là một trong những nước ủng hộ mạnh mẽ lực lượng nổi dậy tại Syria, phản đối đến cùng chương trình hạt nhân của Iran cũng như có quan hệ không mấy mặn mà với Israel dù cả hai cùng là đồng minh thân thiết với Mỹ. Do đó, theo AFP, nước này vô cùng bất mãn khi Mỹ nói riêng và HĐBA nói chung lựa chọn giải pháp ngoại giao trong vấn đề vũ khí hóa học ở Syria cũng như tăng cường đàm phán với Iran. Trong khi đó, Israel đến nay được cho là quốc gia duy nhất ở Trung Đông sở hữu vũ khí hạt nhân dù Tel Aviv không bao giờ bình luận về vấn đề này.
Video đang HOT
Ả Rập Xê Út cùng Nigeria, Chad, Chile và Lithuania hôm 17.10 được bầu làm thành viên không thường trực của HĐBA LHQ nhiệm kỳ mới kéo dài 2 năm, thay Pakistan, Guatemala, Ma Rốc, Togo và Azerbaijan. Sự khước từ của Ả Rập Xê Út là minh chứng mới cho sự chia rẽ và bất đồng của HĐBA LHQ, đặc biệt trong các vấn đề mà lợi ích của 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết (Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc) mâu thuẫn với nhau. Các bên chưa có phản ứng gì với quyết định của Ả Rập Xê Út và HĐBA cũng chưa đưa ra giải pháp thay thế nước này.
Cũng trong hôm qua, Mỹ công bố kế hoạch bán vũ khí hiện đại trị giá 10,8 tỉ USD cho Ả Rập Xê Út và UAE, trong đó gồm bom phá boong ke GBU-39/B và tên lửa hành trình hiện đại SLAM-ER. Theo giới quan sát, quyết định của Mỹ nhằm trấn an các đồng minh trước Iran dù đang có những tiến triển ngoại giao trong việc giải quyết bất đồng xung quanh chương trình hạt nhân của Tehran.
Theo TNO
Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học giành giải Nobel Hòa bình
Giải Nobel Hòa bình năm nay được trao cho Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW), vì những nỗ lực to lớn trong việc tiêu hủy loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này.
Trụ sở của OPCW ở The Hague, Hà Lan. Ảnh: AFP
Giải Nobel Hòa bình 2013 được công bố lúc 11h00 sáng nay (16h00 giờ Hà Nội) tại Oslo, Na Uy. Ủy ban Nobel Na Uy đã quyết định trao giải Nobel Hòa bình cho OPCW vì những nỗ lực to lớn của tổ chức này trong việc tiêu hủy vũ khí hóa học. Tổ chức này sẽ nhận giải thưởng trị giá 8 triệu kronor Thụy Điển (khoảng 1,2 triệu USD).
Bằng việc trao giải thưởng Nobel Hòa bình 2013 cho OPCW, Ủy ban Nobel Na Uy muốn đóng góp phần nào vào nỗ lực loại bỏ vũ khí hóa học trên thế giới, thông báo của Ủy ban cho hay.
Giải Nobel Hòa bình luôn giành được nhiều sự chú ý nhất của dư luận. Năm thành viên của Hội đồng Nobel Na Uy cùng nhau lựa chọn ra người hoặc tổ chức xứng đáng nhất trong số 259 đề cử. Danh sách này luôn là một bí mật được giữ kín tới phút chót.
Những ngày qua, cô bé người Pakistan Malala Yousafzai, bác sĩ người Congo Denis Mukwege hoặc nhóm các nhà hoạt động nhân quyền của Nga và Belarus là những cá nhân và tổ chức được dự đoán có thể giành giải Nobel Hòa bình.
Yousafzai, sinh năm 1997 và từng có bài phát biểu trước Liên Hiệp Quốc ngày 12/7, được coi là ứng cử viên hàng đầu cho giải Nobel Hòa bình. Malala bị phe Taliban bắn trọng thương ở đầu vào tháng 10 năm ngoái vì đấu tranh đòi quyền cho các bé gái được đi học. Một số khác thì cho rằng giải Nobel Hòa bình có phần chưa phù hợp với cô bé chỉ 16 tuổi này.
Tuy nhiên, giải Nobel Hòa bình cuối cùng được trao cho OPCW, vì "đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình".
Năm ngoái, giải Nobel Hòa bình được trao cho Liên minh châu Âu (EU) cho những đóng góp vì hòa bình, hòa giải, dân chủ và nhân quyền suốt hơn nửa thế kỷ tồn tại.
Nguyễn Tâm
Theo VNE
Nobel Vật lý cho 'Hạt của Chúa' Nobel Vật lý năm 2013 đã về tay hai lý thuyết gia từng dự đoán sự tồn tại của loại hạt được mệnh danh "Hạt của Chúa" cách đây gần 40 năm. Nhà vật lý học Peter Higgs (phải) và Francois Englert đã được trao giải Nobel Vật lý năm nay - Ảnh: AFP Theo website www.nobelprize.org hôm 8.10, giải Nobel Vật lý...