Ả Rập Xê-út sắp ra mắt chuyến tàu hạng sang băng qua sa mạc
Việc băng qua sa mạc giờ đây có thể sắp trở nên thú vị hơn nhiều. Công ty đường sắt quốc gia Saudi Arabia Railways (SAR) gần đây đã đạt được thỏa thuận trị giá 200 triệu riyal Saudi (53,33 triệu USD) với công ty khách sạn Arsenale Group của Ý để khai trương chuyến tàu sang trọng đầu tiên ở vương quốc Trung Đông.
Chuyến tàu hạng sang Dream of the Desert, dự kiến ra mắt tại Ả Rập Saudi vào năm 2025 (Ảnh minh họa).
Chuyến tàu sang trọng
Theo phương tiện truyền thông Nhà nước Ả Rập Xê-út, chuyến tàu sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2025. Dream of the Desert sẽ cung cấp những chuyến đi “du ngoạn bằng tàu hỏa sang trọng” từ thủ đô Riyadh đến Qurayyat, nằm gần biên giới phía bắc với Jordan, theo thông báo do SAR đưa ra.
Tuyến đường dài 1.300 km sẽ trải dài qua những cảnh quan sa mạc tuyệt đẹp của Ả Rập Saudi, cùng với thành phố Hail.
Video đang HOT
Với thiết kế lấy cảm hứng từ “phong cách và truyền thống của Ả Rập Xê-út”, các đoàn tàu “được tùy chỉnh hoàn toàn”, gồm 40 cabin sang trọng, đang được xây dựng và dự kiến mở đặt chỗ vào cuối năm nay.
Đầu tư cơ sở hạ tầng
Bản vẽ Dream of the Desert, chuyến tàu sang trọng đầu tiên ở vương quốc Trung Đông.
Công ty Đường sắt Saudi đã cam kết thực hiện một chương trình của chính phủ có tên là Tầm nhìn Ả Rập Xê-út 2030 nhằm đa dạng hóa nền kinh tế của đất nước, nhấn mạnh rằng sự phát triển của ngành du lịch và văn hóa “là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của công ty”. Ả Rập Saudi có kế hoạch đầu tư hơn 800 tỷ USD vào du lịch, nhằm thu hút 70 triệu khách du lịch quốc tế mỗi năm cho tới năm 2030.
Những cải tiến cũng đang được thực hiện đối với các tuyến hiện có ở phía tây bắc đất nước, với nhiều dịch vụ tốc độ cao sắp ra mắt. Vận chuyển các đoàn tàu với tốc độ lên tới 300 km/h (186 mph), mạng lưới đường sắt dự kiến sẽ trải dài khắp vương quốc Trung Đông.
Nhiều diễn biến khác có thể sẽ được công bố trong những tháng tới khi vương quốc Trung Đông nỗ lực hết sức để tiếp thêm sinh lực cho ngành du lịch, đa dạng hóa nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào doanh thu từ dầu mỏ.
Ra mắt sách hướng dẫn định dạng rùa cạn, rùa nước ngọt Việt Nam
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) và Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) vừa phát hành "Sách hướng dẫn định loại các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam 2022".
Theo ENV, cuốn sách này được hy vọng sẽ là nguồn tài liệu hữu ích hỗ trợ các cơ quan chức năng, các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã định dạng 26 loài rùa cạn và rùa nước ngọt bản địa tại Việt Nam, từ đó đảm bảo điều kiện chăm sóc, môi trường tái thả phù hợp cũng như hướng dẫn quy định pháp luật và hình thức xử phạt với hành vi buôn bán rùa trái phép.
Rùa thường bị săn bắt và buôn bán trái phép nhằm phục vụ nhu cầu nuôi làm cảnh, tập tục "phóng sinh" hay sử dụng làm thực phẩm và chế tác các sản phẩm khác. Nhiều cá thể rùa có thể bị săn bắt tại Việt Nam hoặc nhập lậu vào nước ta với điểm đến cuối cùng là phục vụ nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Khi phát hiện các trường hợp bán rong rùa trên đường phố, buôn bán quy mô lớn hay các loại hình vi phạm khác, việc định dạng đúng loài rùa đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo áp dụng pháp luật chính xác trong xử lý vi phạm cũng như tạo điều kiện cho quá trình tiếp nhận, xử lý cá thể rùa dựa trên tập tính sinh thái của loài trước khi cá thể này được chuyển giao đến trung tâm cứu hộ hoặc tái thả về tự nhiên.
Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc ENV, chia sẻ "Tình trạng buôn bán rùa trái phép tại Việt Nam vẫn đang là vấn nạn cần phải xử lý. Trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, hàng tấn rùa bị nhập lậu vào Việt Nam từ Lào và Campuchia, nhiều trường hợp trong số đó sẽ được "hợp pháp hóa" tại các cơ sở gây nuôi được cấp phép trước khi vận chuyển đi".
Thông tin cụ thể về từng loài như bản đồ phân bố, pháp luật bảo vệ, hiện trạng bảo tồn, địa điểm nhận dạng. Ảnh: ENV
Theo ENV, hầu hết các loài rùa bản địa của Việt Nam đều được đưa vào các danh mục bảo vệ theo quy định của pháp luật. Trong số 26 loài rùa có phân bố tự nhiên tại Việt Nam, 23 loài được liệt kê trong các danh mục loài nguy cấp, quý hiếm, với tám loài bị cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Ngoài ra, 24 loài rùa của Việt Nam cũng được liệt kê trong các Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) đòi hỏi phải có được cấp phép khi buôn bán, vận chuyển quốc tế.
Cùng với đó, Sách đỏ về các loài nguy cấp của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) cũng phân loại 23 loài rùa của Việt Nam ở mức độ nguy cấp và cực kỳ nguy cấp.
Bà Hà cho biết "Dù được pháp luật bảo vệ nhưng hầu hết các loài rùa bản địa của chúng ta đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên. Chúng tôi hy vọng với sự hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật, các nhà hoạch định chính sách, cũng như sự ủng hộ của cộng đồng, chúng ta có thể phục hồi và bảo vệ các loài rùa như một cách gìn giữ phần nào văn hóa bản địa".
Từ năm 2018 đến nay, Phòng Bảo vệ động vật hoang dã của ENV đã ghi nhận hơn 1.894 trường hợp vi phạm (bao gồm 2.644 hành vi vi phạm cụ thể) liên quan đến các loài rùa cạn và rùa nước ngọt. Cùng với đó là hơn 3.500 cá thể rùa được giải cứu từ 475 vụ bắt giữ vi phạm.
Riêng trong năm 2021 đã có 1.071 cá thể rùa còn sống được giải cứu từ 79 vụ vi phạm bao gồm nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2021 và 2022, nhiều mức án nghiêm khắc từ 9 tháng lên tới 10,5 năm tù được áp dụng với các đối tượng buôn bán rùa trái phép cũng đã cho thấy những nỗ lực đáng kể trong công tác đấu tranh, ngăn chặn tình trạng buôn bán rùa trái phép.
Ra mắt tour du lịch cao cấp bằng chuyên cơ, Việt Nam góp 2 địa điểm Một công ty vừa tung ra loạt tour du lịch vòng quanh thế giới năm 2023 bằng máy bay tư nhân, bao gồm các trải nghiệm đắt giá trên khắp thế giới và cả tại Việt Nam. Theo TCS World Travel, việc du ngoạn vòng quanh thế giới bằng máy bay tư nhân sẽ mang đến cho hành khách "những trải nghiệm phi...