Ả-rập Xê-út – nơi phụ nữ không được lái xe hơi
Luật pháp Ả-rập Xê-út hiện tại quy định, phụ nữ không được quyền sở hữu và lái xe ô tô.
Trên thực tế, lệnh cấm này đã tồn tại một cách không chính thức trong xã hội Ả-rập Xê-út từ trước năm 1990. Nó sau đó đã được cụ thể hóa thành luật vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, sau sự kiện 47 phụ nữ nước này thách thức chính quyền bằng việc lái xe chở gia đình đi chơi. Những người phụ nữ đứng lên đấu tranh đã bị tống giam ít ngày, sau đó bị đặt dưới sự theo dõi của chính quyền và mất việc làm.
Phụ nữ Ả-rập Xê-út không được phép lái xe.
Vào năm 2007, một nhóm phụ nữ Ả-rập Xê-út quyết định vận động chính phủ hoàng gia dỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe tại quốc gia Trung Đông này. Các thành viên của Uỷ ban vận động vì quyền lái xe của phụ nữ dự định trình bản kiến nghị lên Nhà vua vào ngày 23/9, ngày quốc khánh của Ả-rập Xê-út. Tuy nhiên, theo giới báo chí nước này, kiến nghị của Uỷ ban vận động không có nhiều hy vọng thành công, vì trong xã hội của đất nước Hồi giáo này, vấn đề phụ nữ lái xe vẫn gây ra nhiều tranh cãi.
Hai năm trước đó (2005), một thành viên của Hội đồng Cố vấn chính phủ đã châm ngòi cho một cuộc tranh cãi xã hội lớn tại Ả-rập Xê-út khi đưa ra đề xuất trao quyền lái xe cho phụ nữ. Ông này cho rằng, trong đạo Hồi, không có điều nào cấm phụ nữ lái xe, do đó chính phủ nên dỡ bỏ lệnh cấm này. Gần đây nhất, tháng 5/2011, việc đấu tranh để được lái xe đã được phụ nữ Ả-rập Xê-út vận động thông qua mạng xã hội. Tại đó, họ đưa lên những video quay cảnh ngồi sau vô-lăng và tuyên bố hành động này sẽ tiếp tục cho đến khi hoàng gia bãi bỏ lệnh cấm vô lý trên.
Video đang HOT
Manal al-Sherif – một phụ nữ đòi quyền được lái xe đã bị bắt giữ sau khi tải lên mạng video quay cảnh cô lái xe. Manal al-Sherif bị buộc tội “làm ảnh hưởng đến danh tiếng quốc gia và gây rối loạn dư luận”. Cô được thả sau 10 ngày bị giam giữ với lời hứa “sẽ không lái ô tô nữa”.
Thật không may, những hành động đấu tranh giành quyền lái xe của phụ nữ nước này lại không nhận được nhiều sự ủng hộ của số đông. Những nam giới Ả-rập Xê-út sùng đạo cho rằng, để phụ nữ lái xe đồng nghĩa với việc bắt đầu cho một sự sụp đổ đạo đức. Từ đó, phụ nữ có thể tự do lái xe ra khỏi nhà và đi bất kỳ đâu mà không được phép của chồng. Để tránh những lo ngại này, nam giới Ả-rập Xê-út phản đối yêu cầu được lái xe của phụ nữ tại đất nước họ.
Hiện tại, Ả-rập Xê-út là quốc gia duy nhất áp dụng lệnh cấm lái xe đối với tất cả phụ nữ, dù là người trong nước hay nước ngoài. Vì thế mà nhiều gia đình đã phải thuê lái xe riêng với giá khoảng 300-400 USD/tháng. Nếu gia đình nào không có đủ tiền chi trả khoản này, phụ nữ buộc phải phụ thuộc vào nam giới trong gia đình để đưa họ đi làm, đi học, mua sắm, tới bệnh viện…
GIA MINH
Theo Infonet
Mỹ và đồng minh tăng viện trợ cho phe đối lập Syria
Xe quân sự của quân đội Chính phủ Syria gác tại Suleiman al-Halabi, khu lân cận thành phố Aleppo ngày 27/9. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 28/9 tuyên bố chính quyền Washington đã quyết định cấp bổ sung 45 triệu USD cho người tị nạn và phe đối lập Syria trong bối cảnh tình trạng bạo lực do cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài suốt 18 tháng qua tại quốc gia Trung Đông này tiếp tục leo thang.
Phát biểu tại cuộc họp với Hội những người bạn của Syria bên lề hội nghị thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra tại thành phố New York, Mỹ, Ngoại trưởng Hillary Clinton cho biết 2/3 số tiền cấp bổ sung trên sẽ dùng để mua hàng viện trợ nhân đạo cấp cho người tị nạn ở trong và ngoài Syria, nâng tổng số tiền mà Mỹ dành cho các đối tượng này lên tới 132 triệu USD.
Mỹ cũng sẽ cung cấp viện trợ chăm sóc y tế và tinh thần, nước sạch và các vật dụng cần thiết cho sinh hoạt.
Trong khi đó, số còn lại gồm 15 triệu USD sẽ được gửi trực tiếp cho lực lượng đối lập chống lại chính quyền Tổng thống Bashar Al-Assad tại Syria dưới hình thức huấn luyện và 1.100 bộ thiết bị thông tin liên lạc.
Cũng tại cuộc họp, Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết nước này sẽ tiếp tục cung cấp thêm 12,9 triệu USD cho hoạt động viện trợ nhân đạo tại Syria.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tiếp tục kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường viện trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tại quốc gia Trung Đông này, đồng thời cho biết Paris đang tăng cường liên lạc với đại diện của lực lượng đối lập.
Ngay sau khi có thông tin trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Syria đã lên tiếng phản đối việc nước ngoài không ngừng tài trợ cho lực lượng đối lập, kể cả việc gửi vũ khí, khí tài, làm cho tình hình ở quốc gia Trung Đông này ngày càng nan giải hơn.
Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (trụ sở tại Anh), tính đến ngày 19/9 đã có hơn 29.000 người thiệt mạng ở Syria kể từ khi nổ ra làn sóng chống đối hồi tháng Ba năm ngoái. Trong các thương vong này có 20.755 dân thường, 1.148 binh sỹ đào ngũ và 7.095 binh sỹ quân đội. Tổ chức này thống kê dựa trên nhiều nguồn, song đây là con số chưa được kiểm chứng độc lập.
Trong khi đó, theo đánh giá mới nhất của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) công bố ngày 28/9, do tình hình chiến sự diễn ra ngày càng ác liệt, hiện nay, trung bình mỗi ngày có tới 3.000 người Syria chạy tị nạn ra nước ngoài, chủ yếu đến các nước láng giềng như Jordan, Lenanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq.
Điều này khiến tổng số người chạy trốn chiến sự ở quốc gia Trung Đông này đến cuối năm nay sẽ vào khoảng 700.000 người, bỏ xa mức dự báo trước đó của cơ quan trên. Do đó, UNHCR kêu gọi các quốc gia và các tổ chức nhân đạo nâng số tiền viện trợ nhân đạo cho người tị nạn Syria từ mức 200 triệu USD đã được thông qua, lên 500 triệu USD nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của số người tị nạn kể trên, nhất là khi mùa Đông đang tới gần.
Theo VNN
Syria: Hơn 90 người thiệt mạng trong ngày 'trùng cửu' Đã có ít nhất 90 người thiệt mạng trong ngày 9-9 trên khắp đât nước Syria, nâng tông sô người thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng kéo dài ở quốc gia Trung Đông này lên con sô hơn 27.000 người. Hiên trường vụ đánh bom tại Kurra Ardija . Ảnh: Reuters Đỉnh điêm của làn sóng bạo lực xảy ra trong ngày "trùng...