Ả Rập Xê Út ‘không sẵn sàng’ cắt giảm sản lượng dầu
Ả Rập Xê Út “không sẵn sàng” cắt giảm sản lượng dầu, Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Xê Út Adel al-Jubeir tuyên bố sau khi nước này đồng ý với Nga trong thỏa thuận đóng băng hạn ngạch.
Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Xê Út Adel al-Jubeir – Ảnh: AFP
“Các nhà sản xuất khác muốn hạn chế hoặc đồng ý đóng băng sản lượng dầu bơm ra thêm để tác động đến thị trường nhưng Ả Rập Xê Út không sẵn sàng cắt giảm sản lượng. Vấn đề dầu thô được xác định bởi nguồn cung, lượng cầu và các yếu tố thị trường. Ả Rập Xê Út sẽ bảo vệ thị phần của mình và chúng tôi buộc phải nói như vậy”, ông Adel al-Jubeir nói với hãng tin AFP.
Ả Rập Xê Út và các nhà sản xuất khác thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã từ chối hạ hạn ngạch để gây sức ép với các bên sản xuất dầu ít có sức cạnh tranh hơn, đặc biệt là các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ.
Song sau khi nỗ lực của OPEC khiến giá dầu rơi 70% từ giữa năm 2014, mới đây Ả Rập Xê Út và Nga cho hay rằng họ sẽ đóng băng sản lượng nếu các nước khác làm điều tương tự.
Video đang HOT
Venezuela, Qatar và Kuwait là những nước cũng đồng ý với chuyện đóng băng hạn ngạch sau buổi đàm phán diễn ra ở thành phố Doha (Qatar). Đối thủ của Ả Rập Xê Út là Iran cũng gây bất ngờ khi tuyên bố nước này cũng ủng hộ động thái trên. Thông tin khiến giá cả dầu thô tăng vọt.
Dù Tehran không cam kết bất cứ khoản giảm hạn ngạch nào nhưng ý kiến của quốc gia Trung Đông vẫn được xem là quan trọng vì Iran mới chỉ quay về thị trường quốc tế ít lâu sau khi được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nga, Ả Rập Xê Út thảo luận cắt giảm sản lượng dầu
Bô trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út lên kế hoạch gặp người đồng cấp Nga ở Doha, thủ đô Qatar vào ngày 17.2 để thảo luận về thị trường dầu mỏ.
Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út Ali al-Naimi - Ảnh: Bloomberg
Bloomberg dẫn lời nguồn tin giấu tên cho hay Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út Ali al-Naimi, quan chức dầu khí cấp cao nhất của đất nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, sẽ hội đàm với Bộ trưởng Dầu mỏ Nga Alexander Novak ở thủ đô Qatar trong ngày 17.2.
Nguồn tin này không tiết lộ về chương trình nghị sự dự kiến của cuộc họp, vốn sẽ có sự tham gia của đại diện một thành viên khác trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) là Venezuela.
Ả Rập Xê Út đã kiên trì với chính sách không giảm sản lượng, trừ khi các nhà sản xuất lớn khác bên ngoài OPEC đồng ý hợp tác. Trong khi Novak cho hay ông có thể cân nhắc giảm sản lượng nếu các nước sản xuất dầu khác cũng tham gia, CEO Igor Sechin của hãng năng lượng Nga Rosneft nói rằng ông sẽ bảo vệ các thị trường truyền thống và bày tỏ sự nghi ngờ về chuyện hợp tác giữa các quốc gia.
Giá dầu trượt sâu từ đầu năm đến nay, có lúc xuống dưới ngưỡng 30 USD/thùng. Điều này gia tăng căng thẳng tài chính lên các nước có nền kinh tế phụ thuộc vào dầu thô. Đã và đang có suy đoán cho rằng sẽ có cơ hội về một thỏa thuận giữa hai nhà xuất khẩu dầu lớn thế giới là Nga và Ả Rập Xê Út.
Bộ trưởng Dầu mỏ Nga Alexander Novak - Ảnh: Bloomberg
"Các cuộc đàm phán trở lại tại Qatar đã ở đó được một thời gian. Vẫn còn rất sớm và không có gì cụ thể khi nói về sự đồng thuận, nhưng có một niềm tin đang gia tăng rằng các nước sẽ trở nên linh hoạt hơn, dù Riyadh nhấn mạnh rằng chỉ hành động khi nhiều bên cùng cắt giảm", nhà phân tích dầu thô Amrita Sen của hãng Energy Aspects nói. Giá dầu Brent tại London (Anh) tăng 4% đến mức 34,72 USD/thùng hôm nay 16.2.
Các nước thành viên và không là thành viên OPEC đã liên tục họp từ tháng 11.2014, khi nhóm nước này lần đầu báo hiệu họ không muốn hạ hạn ngạch một mình để hỗ trợ giá cả. Ả Rập Xê Út, Venezuela, Nga và Mexico gặp nhau tại Vienna (Áo) trong tháng 11.2014 mà không đạt được thỏa thuận. Chuyến công du từ Moscow cho đến Riyadh của Bộ trưởng Năng lượng Venezuela Eulogio Del Pino cũng không đem lại tín hiệu tích cực nào.
Dù vậy, những dấu hiệu nhỏ nhất về chuyện hợp tác giữa các nước vẫn tích cực hóa một phần thị trường dầu mỏ. Giá dầu WTI hôm 12.2 tăng 12%, mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ năm 2009 sau khi Ả Rập Xê Út tái khẳng định nước này sẵn sàng hợp tác với các nước ngoài OPEC.
Cuộc họp kín vào ngày mai, được lên kế hoạch bí mật và tổ chức bởi Bộ trưởng Dầu mỏ Qatar gợi nhắc về chuyện ngoại giao dầu khí vào cuối những năm 1999. Các nước thành viên OPEC sau đó sử dụng kênh ngoại giao với sự giúp sức của Mexico để dàn xếp một loạt cuộc họp bí mật từ Miami (Mỹ) đến Amsterdam (Hà Lan), kết thúc với việc cắt giảm một phần sản lượng.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Quá muộn để OPEC cứu giá dầu Đó là nhận định của ngân hàng Goldman Sachs. Giá dầu vẫn chưa thôi đà lao dốc và chuyện giá tăng đến hơn 34 USD/thùng cuối tháng 1 chỉ là một đợt phục hồi nhỏ. Ảnh: Shutterstock Các doanh nghiệp uy tín Phố Wall tin rằng giá dầu sẵn sàng để giảm xuống đến mức đáy mới dưới 26 USD/thùng, mặc cho Tổ...