Ả rập Xê út chi 850 triệu USD bảo đảm cho các đơn vị chiến đấu cơ
Chính phủ Ả rập Xê út đã đề nghị Mỹ bảo dưỡng các đơn vị chiến đấu cơ hiện có của không quân nước này .
Theo Defense Aerospace, Cơ quan hợp tác quốc phòng Mỹ (DSCA) đã vừa đệ trình lên Quốc hội Mỹ hợp đồng trị giá 850 triệu USD liên quan tới để nghị của phía Ả rập Xê út.
Nếu được thông qua, các công ty Mỹ sẽ tham gia vào quá trình nâng cấp, bảo dưỡng động cơ, trang thiết bị và vũ khí của không quân Ả rập Xê út.
Ngoài ra, các chuyên gia quân sự quốc gia Cận Đông này còn được cung cấp các tài liệu kỹ thuật liên quan. Trong trường hợp máy bay không thể bảo trì được tại Ả rập Xê út, chúng sẽ được chuyển tới bảo dưỡng tại Mỹ rồi mới chuyển giao lại cho nước này.
F-15SA.
Video đang HOT
Hiện tại, không quân Ả rập Xê út đang sở hữu 150 chiến đấu cơ F-15C/D/S/SA, 6 máy bay đối kháng điện tử RE/E-3A, 7 máy bay vận tải KC-130H, 7 máy bay tiếp dầu KE-3A và 30 chiếc C-130H. Tháng 12-2011, quốc gia Cận Đông này đã đặt mua thêm 84 chiến đấu cơ F-15SA mới.
Tới cuối tháng 6-2012, Ả rập Xê út và hãng Boeing (Mỹ) vừa đạt được thỏa thuận mua thêm 68 máy bay F-15SA mới với Mỹ và nâng cấp toàn bộ các đơn vị chiến đấu cơ F-15 hiện có lên chuẩn F-15SA.
Theo GDVN
Nhật Bản cử tiêm kích F-16 xua đuổi máy bay ném bom Tu-22 của Nga
Ngày 29/7, 4 máy bay ném bom TU-22 Nga đã tiếp cận không phận Nhật Bản, bị máy bay chiến đấu F-15 Nhật Bản khẩn cấp xua đuổi.
Máy bay ném bom TU-22M của Nga.
Ngày 5/7, tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản cho biết, qua nhiều quan chức cấp cao Chính phủ Nhật Bản xác nhận, 4 máy bay ném bom tầm xa TU-22 của Không quân Nga, mang theo tên lửa đạn đạo không đối hạm, ngày 29/6 đã tiếp cận không phận Nhật Bản.
Sau đó, máy bay chiến đấu F-15 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã khẩn cấp cất cánh, tiến hành bám theo và giám sát.
Bài báo cho biết, ngày 29/6, 4 máy bay ném bom Nga đã lần lượt cất cánh từ khu vực Viễn Đông Nga, từ bầu trời xung quanh phía đông bắc và đảo Hokkaido, Nhật Bản xâm nhập bầu trời biển Nhật Bản.
Do máy bay quân sự Nga từng liên tục áp sát không phận Nhật Bản, máy bay chiến đấu F-15 của căn cứ Chitose, Hokkaido, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã nhiều lần khẩn cấp bay lên tiến hành ứng phó.
Qua xác nhận của máy bay chiến đấu Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản, 4 máy bay ném bom Nga đều mang theo tên lửa đạn đạo không đối hạm.
Nhưng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản hoàn toàn không công bố với bên ngoài chi tiết việc điều động máy bay khẩn cấp và các hình ảnh của máy bay quân sự Nga.
Ngoài ra, ngày 3/7, khi Tổng thống Nga đáp chuyên cơ từ Sakhalin bay đến đảo Kunashiri, Không quân Nga từng điều nhiều máy bay chiến đấu tiến hành hộ tống.
Ngoài ra, qua xác nhận của máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C, ngày 2/7, 26 tàu chiến của Hải quân Nga lần lượt đi qua eo biển Soya tiến ra phía đông. Đối với vấn đề này, quan chức cấp cao Nhật Bản cho rằng, một loạt động thái của Quân đội Nga là biểu hiện thị uy với Nhật Bản.
Tờ "Sankei Shimbun" cho rằng, trước đó, máy bay quân sự Nga từng nhiều lần bay sát không phận Nhật Bản, thậm chí bay vòng xung quanh quần đảo Nhật Bản, nhưng hành động máy bay ném bom mang theo tên lửa tiến hành bay răn đe Nhật Bản là điều hiếm thấy.
Có tin cho biết, ngày 8/7, ở vùng biển Okhotsk, Quân đội Nga sẽ tổ chức cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn, vì vậy có thể cho rằng, để phối hợp với chuyến thị sát đảo Kunashiri của Tổng thống Nga Medvedev, gần đây Nga liên tục tiến hành thị uy đối với Nhật Bản.
Theo bài viết, tháng 9/2011, Nga dùng 10.000 binh sĩ, điều khoảng 50 tàu chiến, khoảng 50 máy bay chiến đấu tổ chức diễn tập quân sự quy mô lớn ở khu vực lân cận bán đảo Kamchatka, đồng thời đã tiến hành diễn tập chống tàu ngầm và đổ bộ.
Trong thời gian đó, Không quân Nga từng điều máy bay ném bom tầm xa TU-95 đã bay vòng nửa tuần xung quanh các hòn đảo Nhật Bản, rồi tiến về phía bắc, tiến hành "bay răn đe" tiếp dầu trên không ở vùng biển lân cận đảo Kunashiri.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, quy mô của cuộc diễn tập sắp tới của Quân đội Nga là chưa từng có, thời gian tới, máy bay chiến đấu của Không quân Nga có thể tiếp tục gây "khiêu khích" đối với Nhật Bản, Nhật Bản cần thiết tăng cường cảnh giác đề phòng.
Năm 2007, Tổng thống Nga Putin từng ra lệnh cho Không quân Nga mở lại huấn luyện bay tầm xa cho máy bay chiến đấu, một hoạt động bị gián đoạn do Liên Xô sụp đổ. Vì vậy, máy bay ném bom Nga đã gia tăng tần suất hoạt động ở xung quanh Nhật Bản.
Nhưng, cũng có quan điểm cho rằng, xét tới tranh chấp liên miên giữa Nhật-Nga trong vấn đề quần đảo Nam Kuril (Nhật gọi là 4 hòn đảo phương Bắc), máy bay quân sự Nga nhiều lần bay sát không phận Nhật Bản cũng có thể coi là sự thể hiện quan trọng của Nga nhằm tăng cường sức chiến đấu hải-không quân cho Trung Quốc (?).
Máy bay ném bom TU-22 Nga
Theo GDVN