Ả Rập Saudi tước quyền công dân của con trai trùm khủng bố bin Laden
Ả Rập Saudi hôm 1.3 tuyên bố thu hồi quyền công dân của Hamza bin Laden, con trai của cố lãnh đạo al-Qaeda – trùm khủng bố Osama bin Laden.
Con trai của trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden, Hamaz bin Laden được chụp trong đám cưới – Ảnh: Internet
Theo hãng thông tấn AP, Hamza bị tước quyền công dân hồi tháng 11 năm ngoái bởi sắc lệnh hoàng gia Ả Rập Saudi. Thông tin này được công bố sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 28.2 treo thưởng 1 triệu USD cho người nào cung cấp thông tin giúp bắt được Hamza bin Laden.
Ả Rập Saudi cũng tước quyền công dân của Osama bin Laden vào năm 1994. Khi đó, hắn đang sống lưu vong ở Sudan, còn Hamza vẫn là một đứa trẻ.
Hamza bin Laden sinh năm 1989 – thời điểm Liên Xô rút khỏi Afghanistan. Cha của Hamza trở về Ả Rập Saudi và sau đó trốn sang Sudan sau khi chỉ trích Riyadh vì cho phép quân đội Mỹ triển khai tại vương quốc trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Osama bin Laden rời khỏi Sudan quay lại Afghanistan, thành lập al-Qaeda và chính thức tuyên chiến với Mỹ vào năm 1996.
Trên cương vị lãnh đạo al-Qaeda, Osama bin Laden đã chỉ đạo một loạt các cuộc tấn công, bao gồm các vụ đánh bom năm 1998 vào các đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania. Hắn còn được biết đến là chủ mưu các cuộc tấn công khủng bố chấn động thế giới vào ngày 11.9.2001 tại New York (Mỹ).
Osama bin Laden ban đầu lo ngại cho sự an toàn của con trai nên định gửi Hamza đi học. Tuy nhiên, Hamza muốn tham gia vào cuộc chiến và đã được đưa đi đào tạo về chất nổ tại Pakistan.
Theo CIA, Hamza đã kết hôn với con gái của Mohammed Atta – kẻ không tặc chính trong vụ tấn công khủng bố 11.9. Hamza bin Laden cũng từng xuất hiện trong các video và bản ghi âm vào năm 2015 với tư cách là người phát ngôn của tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Ủy ban phụ trách các biện pháp trừng phạt liên quan đến al-Qaeda của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng thêm Hamza vào danh sách trừng phạt với lý do hắn được trao vai trò nổi bật hơn trong al-Qaeda. Hamza bị đóng băng tài sản, cấm đi lại và cấm sử dụng, trao đổi và mua bán vũ khí.
Một báo cáo của Mỹ công bố năm ngoái tiết lộ cả Hamza và Ayman al-Zawahiri, người tiếp quản al-Qaeda sau cái chết của Osama bin Laden – được cho là đang ở khu vực biên giới Pakistan – Afghanistan.
Video đang HOT
Hoàng Vũ (theo AP)
Theo Motthegioi.vn
Điều gì xảy ra với dòng họ Bin Laden sau vụ 11/9?
Mọi người đều biết trùm khủng bố Osama bin Laden (1957 -2011) bị đặc vụ Mỹ tiêu diệt nhưng nhiều thứ liên quan bin Laden đến nay vẫn tồn tại.
Trang tin Listverse của Anh vừa cập nhật những thông tin mới nhất về dòng họ này sau sự kiện 11/9.
Osama bin Laden và cuộc phỏng vấn với hãng truyền hình phương Tây lần cuối cùng năm 1998.
1. Con rể Osama tìm mọi cách lẩn trốn những vẫn bị bắt và đưa ra xét xử
Không lâu sau sự kiện 11/9 khi Osama bin Laden xuất hiện để khoe khoang chiến tích giết người hàng loạt thì cạnh y còn có nhân vật được dư luận gọi là biệt danh "độc ác nhất hành tinh" đó là người con rể tên Sulaiman Abu Ghaith. Sulaiman tuy chưa được công nhận đẳng cấp "khủng bố mang thẻ" nhưng lại được phân công phụ trách cơ quan ngôn luận của al-Qaeda.
Theo NPR, tổ chức truyền thông thành viên phi lợi nhuận tư nhân của Mỹ thì sau khi Osama nói về chiến tích của mình, Sulaiman đã đóng vai trò là người phát ngôn chính thức để củng cố thêm những tội ác mà Osama đã lập. Sau sự kiện này, Sulaiman mất tăm, trốn sang Iran để che mắt dư luận.
Sulaiman lẩn trốn đến tận năm 2013, sau đó đến Thổ Nhĩ Kỳ bằng hộ chiếu giả. Các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ sớm phát hiện thấy điều này và trục xuất Sulaiman khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, trả về Kuwait, từ đây Mỹ lùng ra tung tích, bắt được và đưa về New York.
Trong những trường hợp bình thường, một quan chức al-Qaeda sẽ được đưa ra xét xử tại Vịnh Guantanamo, nhưng trường hợp Sulaiman lại khác, bị Mỹ đưa ra xét xử tại New York, chỉ cách tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới bị cha vợ đánh sụp đổ trước đó không xa và bị kết án tù chung thân.
Con rể Osama, Sulaiman Abu Ghaith
2. Anh trai của Osama cũng phải vào tù
Năm 2001, anh trai của Osama, Bakr bin Laden đã đứng ra thay cha quản lý đế chế xây dựng sau khi cha gặp tai nạn máy bay.
Theo Reuters, dưới sự chèo lái của Bakr, Tập đoàn Saudi Binladen đã gây dựng được lòng tin gia đình hoàng gia Saudi mặc dù cái tên "bin Laden" đồng nghĩa với việc phá hủy các tòa nhà chọc trời. Năm 2015, khi Vua Abdullah qua đời, thì sự ưu ái này bắt đầu suy giảm.
Hoàng tử Mohammed bin Salman hay gọi tắt là MbS lên nắm quyền và thực thi một cuộc cải cách triệt để giống như một cuộc đảo chính kinh tế. Với cái tên MbS khiến dư luận nghi ngờ liên quan đến phi vụ giết người tàn bạo nhà báo Jamal Khashoggi mới đây. Mặc dù, vào năm 2015, MbS tuyên bố kiên quyết chống lại hành động giết người, cho dù là vô tình.
Vì vậy, khi một cần cẩu xây dựng thuộc sở hữu của Tập đoàn Saudi Binladin bị sập tại một nhà thờ Hồi giáo ở Mecca, kéo theo 107 sinh mạng, MbS đã cấm các giám đốc điều hành của công ty ra nước ngoài và tạm dừng các dự án xây dựng của nhà thầu này.
Trong năm 2017, Bakr và khoảng 200 tinh hoa Ả Rập Xê-út khác đã bị bắt vì tội lừa đảo tài chính. Rất nhiều người thân và tài khoản của họ bị đóng băng và bị cấm rời khỏi đất nước.
Anh trai của Osama, Bakr bin Laden cũng nằm trong diện nói trên, phải ngồi tù hơn 10 tháng, được thả sau khi chính phủ Ả Rập Xê-út nắm quyền sở hữu và quản lý hiệu quả công việc kinh doanh của gia đình bin Laden.
Theo tờ Business Insider, các sự kiện trên được MbS thực hiện trái luật, kể cả những vụ bắt giữ, giết chóc đều nhằm củng cố uy quyền của MbS nhưng bị che giấu.
Hoàng tử Mohammed bin Salman
3. Một số chiến hữu của Osama bị bắt ở Iran
Theo hãng tin ABC, sau sự kiện 11/9 hàng loạt những kẻ khủng bố thân cận của Osama đã tìm cách lẩn trống ra nước ngoài. Trong số này có một nhóm "sĩ quan thân cận" của bin Ladens thâm nhập bất hợp pháp vào Iran và ngay lập tức bị bị quản thúc tại gia sau đó được đề nghị gửi đến Ả Rập Xê-út và sau bị triệt hạ.
Các quốc gia có mối quan hệ đối kháng và cả Iran đều không quan tâm đến những sự kiện nói trên.
Riêng đối với gia đình bin Ladens, việc bị săn lùng không có nhiều tác động. Gia đình bin Ladens vẫn thực hiện những chuyến mua sắm, tắm biển và giải trí sang trọng.
Duy chỉ có một người không thể chịu được cảnh này là con gái của Osama, Iman. Năm 2010, Iman đã trốn thoát trong một chuyến tham quan mua sắm và trốn trong đại sứ quán Xê-út trong 112 ngày trước khi được phép chuyển đến Syria để sống cùng với mẹ.
Sự hiện diện của gia đình bin Laden ở Iran như thể "đổ thêm xăng vào đám cháy bãi rác ngoại giao", nhất là mối quan hệ của Iran với Mỹ. Một số bằng chứng cho thấy, chính phủ Iran đã hỗ trợ al-Qaeda và Osama bin Laden.
Đất nước này cũng chứa con trai của Osama là Hamza, người được Osama rất cưng chiều, có thể thay cha lãnh đạo al-Qaeda. Đây chính là lý do Mỹ viện cớ để rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
Tháng 12 năm 2001, Osama bin Laden đã soạn thảo một bản di chúc, than thở về việc bỏ rơi 24 đứa con của mình. Di chúc có đoạn viết "Các con, cha xin lỗi vì đã dành quá nhiều thời gian cho Jihad mà quên đi phận sự quan tâm đến các con".
Chưa hết, Osama còn khuyến cáo các con đừng theo con đường của cha cho dù sự hối hận của Osama chỉ thoáng qua hay vĩnh viễn. Tuy vậy, Osama lại rất cưng chiều người con trai có tên Hamza bin Laden.
Được coi là quý tử, yêu thích nhất của Osama, nhưng Hamza lại bỗng dưng biến mất hoàn toàn sau sự kiện 11/9. Theo Viện Brookings, Hamza sống quản thúc tại Iran, nhưng sau đó gia nhập Osama ở Pakistan.
Khi đang ở trong khu nhà ở Abbottabad, lúc đặc nhiệm Seal Team Six của Mỹ đột nhập hạ gục Osama thì Hamza đã nhanh chóng tẩu thoát.
Theo Datviet
Tiết lộ sốc về con trai trùm khủng bố Bin Laden Con trai của trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden đã kết hôn với con gái của tên không tặc chính gây ra vụ khủng bố kinh hoàng 11.9.2001 trên đất Mỹ. Thông tin trên được tiết lộ bởi người anh em cùng cha khác mẹ của Bin Laden tên là Ahmad al-Attas trong một cuộc phỏng vấn với The Guardian mới...