Ả Rập Saudi gần tiến tới bình thường hóa quan hệ với Israel
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman phát biểu trên trên truyền hình Mỹ rằng đất nước của ông đang tiến gần hơn đến việc bình thường hóa quan hệ với Israel.
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman Al Saud.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Fox News, Thái tử Mohammed bin Salman cho biết cả Ả Rập Saudi và Israel đang ngày càng gần đạt được một thỏa thuận bình thường hóa quan hệ song phương mang tính bước ngoặt trong lịch sử.
Cuộc phỏng vấn của ông bin Salman diễn ra khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ giữa hai cường quốc khu vực Trung Đông, đồng thời cũng là đồng minh lâu năm của Washington.
Việc bình thường hóa quan hệ là trọng tâm của các cuộc đàm phán giữa Ả Rập Saudi và Israel, bao gồm các cuộc thảo luận về bảo đảm an ninh của Mỹ và trợ giúp hạt nhân dân sự mà Ả Rập Saudi đang tìm kiếm, cũng như những nhượng bộ có thể có của Israel đối với người Palestine.
“Đối với chúng tôi, vấn đề Palestine rất quan trọng. Chúng tôi cần giải quyết chuyện này”, Thái tử Ả Rập Saudi cho biết khi được hỏi yếu tố nào cần được đảm bảo để đạt được thỏa thuận bình thường hóa. “Chúng tôi phải xem mình sẽ đi tới đâu. Chúng tôi hy vọng thỏa thuận sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cuộc sống của người Palestine và đưa Israel trở thành một phần của Trung Đông”.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo trên thực tế của Ả Rập Saudi cũng bày tỏ lo ngại về khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran.
Khi được hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu Iran có bom hạt nhân, ông bin Salman nói: “Nếu họ có bom hạt nhân, chúng tôi cũng sẽ phải có, vì lý do an ninh và cán cân quyền lực ở Trung Đông. Nhưng chúng tôi không muốn thấy điều đó”.
Lợi ích của thỏa thuận
Một mặt, các quan chức Mỹ khẳng định thỏa thuận vẫn còn rất xa vời và những trở ngại lớn vẫn còn. Mặt khác, phía Washington cũng đề cập tới những lợi ích tiềm tàng của một thỏa thuận lớn giữa hai cường quốc trong khu vực.
Những lợi ích này bao gồm loại bỏ điểm nóng có thể xảy ra trong cuộc xung đột Ả Rập-Israel, củng cố “bức tường thành” chống lại Iran và ngăn cản sự hiện diện của Trung Quốc tại vùng Vịnh. Chính quyền Biden cũng sẽ được hưởng lợi từ thỏa thuận khi bước vào cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 năm 2024.
Bài phỏng vấn của Thái tử Ả Rập Saudi diễn ra cùng ngày với cuộc gặp được chờ đợi từ lâu giữa Tổng thống Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo cam kết hợp tác hướng tới bình thường hóa Israel-Ả Rập Saudi, mối quan hệ có thể định hình lại tình hình địa chính trị của Trung Đông.
Cả hai nhà lãnh đạo cũng cho biết Iran không được phép sở hữu vũ khí hạt nhân.
Thái tử bin Salman đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc đối với chính quyền Tehran mặc dù hai nước đã đạt được nhiều sự đồng thuận trong các cuộc đàm phán do Trung Quốc làm trung gian vào tháng 3 để khôi phục quan hệ sau nhiều năm thù địch.
Tuy nhiên, ông cũng không ngần ngại trao cho Iran “một cành ô liu” khi nói rằng hai nước đã có “khởi đầu tốt đẹp” và ông hy vọng điều đó sẽ tiếp tục.
Trong số những thách thức mà Mỹ phải đối mặt trong việc môi giới một thỏa thuận trên phạm vi rộng sẽ là việc đáp ứng các yêu cầu của Thái tử bin Salman. Nhà lãnh đạo của Ả Rập Saudi được cho là đang tìm kiếm một hiệp ước cam kết Mỹ sẽ bảo vệ đồng minh nếu bị tấn công, đồng thời cũng muốn có vũ khí tiên tiến và hỗ trợ cho chương trình hạt nhân dân sự.
Còn với Israel, ông bin Salman đang thúc đẩy những nhượng bộ đáng kể đối với người Palestine để duy trì triển vọng cho việc tồn tại một nhà nước ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Tuy nhiên, chính phủ cực hữu của Thủ tướng Netanyahu tỏ ra lưỡng lự với những yêu cầu này.
Mỹ ngày càng cảm thấy bất an trước nỗ lực của Trung Quốc nhằm giành được lòng tin chiến lược của Ả Rập Saudi. Chính phủ Mỹ cũng tìm cách hàn gắn hơn nữa mối quan hệ với Ả Rập Saudi, quốc gia mà ông Biden từng thề sẽ coi là “kẻ ngoài lề”.
Mỹ 'bắc cầu' hòa giải quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia
Ngày 20/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiếp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bên lề khóa họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc nhằm thảo luận và thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông.
Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại New York ngày 20/9. (Nguồn: AP)
CNBC đưa tin, cuộc gặp đánh dấu lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo gặp nhau kể từ khi ông Netanyahu trở lại nắm quyền cách đây 9 tháng. Trọng tâm của cuộc gặp là thúc đẩy tiến trình hòa bình giữa Israel và Saudi Arabia, hiện không có quan hệ ngoại giao chính thức, thông qua vai trò trung gian của Mỹ. Bên cạnh đó, chương trình hạt nhân Iran và giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestine cũng là những nội dung chính trong trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo.
Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng Netanyahu khẳng định với sự lãnh đạo của Tổng thống Biden, Israel có thể đi tới một thỏa thuận hòa bình lịch sử với Saudi Arabia và khẳng định sẽ không bao giờ thay đổi cam kết của Israel đối với nền dân chủ.
Tổng thống Biden cũng thúc giục Israel đưa ra những nhượng bộ đáng kể với người Palestine để đảm bảo tiến tới thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Riyadh trong tương lai.
Theo CNN, đáng chú ý là cuộc gặp diễn ra bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc chứ không phải Nhà Trắng, nơi ông Biden sẽ tiếp đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào cuối tuần này.
Ông Netanyahu đã không được mời đến Nhà Trắng kể từ khi ông trở lại chính trường và thành lập chính phủ có quan điểm cực hữu vào tháng 12 năm ngoái. Động thái được nhiều người hiểu là có liên quan đến việc chính quyền Biden không tán thành các đề xuất cải cách tư pháp của chính phủ Israel.
Tuy nhiên, khi cuộc họp bắt đầu, ông chủ Nhà Trắng đã nói với Thủ tướng Netanyahu: "Tôi hy vọng chúng ta sẽ gặp nhau ở Washington vào cuối năm nay".
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn riêng rẽ ngày 17/7, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby đã xác nhận lãnh đạo Mỹ và Israel đồng ý gặp mặt và cuộc gặp có thể diễn ra vào cuối năm nay.
Xả súng làm 4 người thiệt mạng tại khu vực của người gốc Arab ở Israel Theo phóng viên TTXVN tại Israel, ngày 23/8, tại thị trấn Abu Snan, miền Bắc Israel, nơi có nhiều người gốc Arab sinh sống, đã xảy ra vụ xả súng làm 4 người thiệt mạng, trong đó một nạn nhân là ứng viên tranh chức thị trưởng. Lực lượng an ninh Israel gác tại điểm kiếm soát ở Shiekh Jarrah. Ảnh tư liệu...