Ả Rập Saudi đã “nhận 2,5 triệu người Syria”
Hôm 11-9, chính phủ Ả Rập Saudi khẳng định họ đã nỗ lực giúp người dân Syria chạy trốn khỏi cuộc nội chiến kéo dài 4 năm qua.
Các nước vùng Vịnh, bao gồm Ả Rập Saudi, bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì không mở cửa tiếp nhận người tị nạn Syria.
Cả 6 quốc gia nằm trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh: Ả Rập Saudi, Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Kuwait, Bahrain và Qatar đều không ký Công ước Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, trong đó điều chỉnh một số điều luật quốc tế về chính sách tị nạn kể từ Thế chiến II.
Tuy nhiên, các nước vùng Vịnh khẳng định họ đã tiếp nhận hàng trăm ngàn di dân Syria kể từ khi nội chiến nổ ra tại quốc gia này năm 2011, theo Reuters.
Người tị nạn Syria tại Áo lên tàu đến Berlin – Đức hôm 11-9. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, hãng thông tấn SPA (Ả Rập Saudi) dẫn một nguồn tin chính thức trong bộ ngoại giao nói rằng báo cáo của một số phương tiện truyền thông quốc tế là “sai sự thật và gây hiểu nhầm về vương quốc”. Cũng nguồn tin này tiết lộ Ả Rập Saudi đã nhận đến 2,5 triệu nười Syria kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Video đang HOT
“Vương quốc không đối xử với họ như những người tị nạn hoặc nhét họ vào các trại tị nạn mà giữ gìn phẩm giá, an toàn và cho họ sự tự do” – SPA cho hay. “Bất cứ người nào ở lại vương quốc đều được sắp xếp cư trú hợp lý, được hưởng tất cả quyền lợi bao gồm chăm sóc y tế miễn phí, giáo dục và tham gia lực lượng lao động”.
Ngoài ra, SPA đưa tin Riyadh cung cấp khoảng 700 triệu USD tiền viện trợ nhân đạo cho Syria cũng như thiết lập phòng khám tại các trại tị nạn khác nhau. Nguồn tin chính thức cho biết hơn 100.000 sinh viên Syria đã được giáo dục miễn phí tại vương quốc. Thêm vào đó, Ả Rập Saudi còn hỗ trợ các nước đang tiếp nhận người tị nạn Syria thông qua các tổ chức cứu trợ quốc tế.
Trong khi đó, số lượng người xin tị nạn tại châu Âu tính tới thời điểm hiện nay là 600.000 người. Theo các nhà kinh tế, người nhập cư có thể là nguồn lực lớn trong hoàn cảnh châu Âu sẽ thiếu lao động.
Một điều tra của hãng tin Bloomberg cho thấy châu Âu cần 42 triệu lao động mới vào năm 2020. Chỉ tính riêng Đức, vào năm 2050, nếu như không có lực lượng nhập cư, xã hội Đức phải nuôi 24 triệu người về hưu và chỉ có 41 triệu lao động sản xuất.
Dân số già đi và tỉ lệ sinh thấp khiến châu Âu cần 250 triệu người nhập cư cho tới năm 2060 để đảm bảo sự cân bằng giữa người lao động và số người hưởng lương hưu.
Ngoài ra, người nhập cư mỗi năm gửi về quê hương khoảng 550 tỉ USD. Số tiền này nhiều gấp 2,5 lần tiền viện trợ phát triển dưới mọi hình thức của các nước giàu giúp các nước nghèo.
P.Nghĩa (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
ASEAN tăng cường chia sẻ thông tin và hợp tác về vấn đề nhập cư
Sáng 8/9, tại Phnom Penh, các quan chức cấp cao của ASEAN bắt đầu thảo luận về cách thức chia sẻ thông tin và hợp tác về nhập cư trong khu vực.
Cùng với Diễn đàn Tình báo ASEAN về vấn đề nhập cư lần thứ 11, diễn ra một ngày trước đó, Hội nghị lần thứ 19 những người đứng đầu các Cục nhập cư và Cục lãnh sự ASEAN được tổ chức trong bối cảnh vấn đề nhập cư bất hợp pháp diễn biến phức tạp tại một số nước trong khu vực.
Phó Thủ tướng Campuchia Sar Kheng (ngồi hàng đầu) tại Hội nghị.
Đoàn Việt Nam do ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an dẫn đầu tham dự Hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ nội vụ Campuchia Sar Kheng cho rằng, tăng cường chia sẻ thông tin là công cụ hữu ích giúp các nước trong khu vực đối phó với vấn đề di cư bất hợp pháp.
"Năm 2015 là năm có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế của các nước thành viên ASEAN. Cùng với đó, tình trạng di cư bất hợp pháp trong khu vực cũng gia tăng mạnh, đặt ra nhiều thách thức cho các nước thành viên trong khối.
Từ thực tế đó, tôi kêu gọi các nước thành viên ASEAN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau để kịp thời có những giải pháp và giải quyết nhanh các tội phạm có thể xảy ra trên địa bàn", ông Sar Kheng nói.
Hội nghị sẽ thảo luận các vấn đề như thiết lập đường dây nóng 24/7 về nhập cư, chia sẻ dữ liệu tình báo và hoạt động đi lại bất hợp pháp của công dân các nước trong khu vực.
Trước đó, các quan chức tham dự Diễn đàn Tình báo ASEAN về vấn đề nhập cư lần thứ 11 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải sớm triển khai chia sẻ thông tin tình báo giữa các nước trong khu vực nhằm chung tay đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào của mỗi nước./.
PV
Theo_VOV
Sự gắn kết và hình ảnh EU đang bị phá vỡ? Liên minh Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều chia rẽ sâu sắc trong việc giải quyết luồng người nhập cư từ Trung Đông, châu Á và châu Phi. Vấn đề này có khả năng ảnh hưởng đến các giá trị nền tảng của liên minh đồng thời làm suy giảm đồng thuận trong cải cách khu vực đồng Euro và xóa...