Ả Rập Saudi “chặt” Qatar khỏi đất liền, bắt trở thành hòn đảo khổng lồ
Ả Rập Saudi đã thông báo đấu thầu, lựa chọn các công ty nước ngoài tham gia dự án xây dựng kênh đào khổng lồ, chia cắt nước này khỏi người hàng xóm Qatar.
Qatar là quốc gia nhỏ bé ở vùng Vịnh nhưng hết sức giàu có nhờ trữ lượng dầu mỏ khổng lồ.
Theo RT, 5 công ty đã bày tỏ mong muốn tham gia vào dự án xây dựng. Cuộc đấu thầu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25.6 tới.
Người chiến thắng sẽ được công bố sau 3 tháng và bắt tay vào việc xây dựng kênh đào ngay lập tức, truyền thông Ả Rập Saudi đưa tin.
Kế hoạch xây dựng kênh đào Salwa của Riyadh dự kiến bắt đầu với việc đào kênh trong vòng một năm. Điều này tạo ra bức tường bằng nước ngăn cách nước này với Qatar.
Trong một năm qua, quan hệ Ả Rập Saudi-Qatar đã rơi xuống mức tồi tệ nhất sau khi quốc gia láng giềng Qatar kiên quyết không thực hiện các yêu sách từ Riyadh.
Theo nguồn tin, bức tường nước nằm ở biên giới Ả Rập Saudi-Qatar sẽ dài khoảng 60km và rộng 200 mét. Dự án ước tính tiêu tốn tới 2,8 tỷ riyal (gần 17 nghìn tỷ đồng).
Video đang HOT
Ả Rập Saudi nói kênh đào sẽ được xây dựng ở khoảng cách từ 1-5km tính từ biên giới nước này đến Qatar. Vùng đất còn lại được giao cho quân đội và lính biên phòng canh gác.
Kế hoạch xây kênh đào, biến Qatar thành hòn đảo của Ả Rập Saudi.
Những khách sạn sang trọng và khu villa riêng có cả du thuyền sẽ được xây dựng ở bên bờ biển, cũng như nhiều cơ sở vật chất khác phục vụ thể thao. Kênh đào sâu 15-20 mét sẽ tạo ra 3 cảng biển, phục vụ cả những tàu du lịch cỡ lớn.
Nếu điều này xảy ra, Qatar vốn nằm ở bán đảo Ả Rập và có chung duy nhất đường biên giới trên bộ với Ả Rập Saudi, sẽ biến thành một hòn đảo đúng nghĩa.
Điều này sẽ tác động tiêu cực đến Qatar bởi nước này phụ thuộc vào Ả Rập Saudi trong các hoạt động giao thương, chăn thả gia súc.
Một năm trước, Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain và Ai Cập cáo buộc Qatar “hỗ trợ khủng bố”. Các quốc gia Ả Rập cắt quan hệ với Qatar và đưa ra hàng loạt yêu sách cứng rắn.
Một trong các yêu sách này bao gồm việc đóng cửa kênh truyền hình Al Jazeera, đóng cửa căn cứ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ ở Qatar, giảm quan hệ với Iran và chấm dứt mối liên hệ với tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập.
Tuy vậy, Doha tuyên bố những yêu sách này là phi lý và tiếp tục xây dựng mối quan hệ gắn kết với Tehran và Ankara.
Theo Danviet
Bị Ả Rập Saudi dọa tấn công quân sự, Qatar phản ứng quyết liệt
Ngoại trưởng Qatar phản đối những lời đe dọa hành động quân sự của Ả Rập Saudi, trong bối cảnh Doha muốn mua tổ hợp phòng không hiện đại S-400 của Nga.
Qatar rất muốn mua tổ hợp phòng không S-400 của Nga.
Theo RT, Qatar quan tâm đến tổ hợp phòng không S-400 của Nga và quyết định này sẽ không bị ảnh hưởng bởi những lời đe dọa từ quốc gia láng giềng Ả Rập Saudi.
Đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al Thani. "Việc mua trang thiết bị quân sự để bảo vệ chủ quyền là quyết định mà không muốn quốc gia nào có thể can thiệp", ông Mohammed nói trên kênh truyền hình Al Jazeera.
Ông Mohammed nhấn mạnh mọi sức ép từ bên ngoài lên Qatar đều là hành động vi phạm luật pháp quốc tế.
Trước đó, quốc vương Ả Rập Saudi được cho là đã gửi lá thư đến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Báo Pháp tiết lộ nội dung bức thư, nói rằng việc Qatar cân nhắc mua tổ hợp phòng không S-400 của Nga là hành động "đe dọa an ninh quốc gia" của các nước láng giềng vùng Vịnh, bao gồm cả Riyadh.
Trong thư, vua Ả Rập Saudi hối thúc Paris gây sức ép ngoại giao lên Doha nhấn mạnh rằng Ả Rập Saudi sẽ sử dụng "mọi biện pháp cần thiết" chống lại Doha, "bao gồm cả biện pháp quân sự", nếu thương vụ S-400 tiến triển.
Bộ trưởng Ngoại giao Qatar nói thêm rằng, nước này không chịu sự tác động từ Ả Rập Saudi. "Qatar luôn mở rộng lựa chọn mua sắm trang thiết bị quốc phòng. Chúng tôi muốn có vũ khí tốt nhất để bảo vệ đất nước".
Bộ trưởng Ngoại giao Qatar, Mohammed bin Abdulrahman Al Thani.
Qatar nói bất cứ hành động quân sự nào chống lại nước này đều đi ngược lại cam kết của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - nhóm 6 quốc gia Ả Rập giàu dầu mỏ, bao gồm cả Qatar và Ả Rập Saudi. Các quốc gia này từng cam kết sẽ không tấn công lẫn nhau.
Doha ký thỏa thuận hợp tác quân sự với Moscow vào năm 2017. Hồi tháng 1, phái đoàn Qatar đã tới Nga để thảo luận về việc mua các tổ hợp S-400.
Ngày 5.6 vừa qua cũng đánh dấu tròn một năm Ả Rập Saudi và đồng minh Ai Cập, UAE, cắt quan hệ, cô lập Qatar. Riyadh nhiều lần cáo buộc Doha tài trợ khủng bố, làm rối loạn tình hình khu vực.
Nhóm các nước chống Qatar từng đưa ra 13 yêu sách, như yêu cầu Qatar phải cắt quan hệ với Iran, đóng cửa căn cứ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ, chấm dứt mối liên hệ với Hezbollah hay dừng hoạt động của kênh Al Jazeera. Qatar đã bác bỏ mọi yêu sách này.
Theo Danviet
Còn lâu Syria mới yên Người ta đang nói nhiều đến sự sụp đổ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Nhưng IS còn lâu mới chết. Dù mất hầu hết lãnh thổ từng thống trị ở Iraq và Syria, nhóm khủng bố này vẫn còn khoảng 5.000 - 12.000 tay súng tham gia cuộc nội chiến đã bước qua năm thứ 7 của Syria....